Nguồn lực đất đai trong Chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội
TCCS - Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn lực to lớn của đất nước. Đối với Hà Nội, đất đai có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị Thủ đô. Tuy nhiên, quá trình khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lực đặc biệt này bộc lộ một số yếu kém, bất cập cần có nhiều giải pháp để khắc phục.
Vai trò quan trọng
Theo nghĩa chung nhất, “đất đai” (Land) được hiểu là phạm vi không gian của đất, hay có thể hiểu là lãnh thổ. Liên hợp quốc định nghĩa: “Đất” là “một khu vực có thể phân định được trên bề mặt đất liền của Trái đất, bao gồm tất cả các thuộc tính của sinh quyển ngay trên hoặc dưới bề mặt, các lớp trầm tích gần bề mặt và trữ lượng nước ngầm liên quan, các quần thể động thực vật, mô hình định cư của con người và các kết quả vật lý của các hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại. Tại Hội nghị quốc tế về môi trường diễn ra tại Rio de Janeiro (Bồ Đào Nha) năm 1993, đất đai được hiểu là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, như khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại… Hiện nay, con người đã thừa nhận đất đai đối với loài người có nhiều chức năng, bao gồm: Chức năng sản xuất; chức năng môi trường sống; chức năng cân bằng sinh thái; chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước; chức năng dự trữ; chức năng bảo tồn lịch sử; chức năng vật mang sự sống, chức năng phân dị lãnh thổ…
Nguồn lực đất đai (Land Resources) là nguồn lực cơ bản quan trọng nhất của một nước - chính là lao động (con người) và đất đai, trong đó, nguồn lực đất đai thuộc về nguồn lực tự nhiên, song có đặc trưng là tính khan hiếm, bị giới hạn về số lượng. Nguồn lực trên không có khả năng tái tạo, sản sinh, thậm chí còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến sử dụng lãng phí, cạn kiệt nguồn lực. Đất đai có những tính chất đặc trưng, là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng; có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn của con người; là tư liệu sản xuất không gì thay thế được, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Đất đai là loại tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, đất đai là điều kiện vật chất cần thiết đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người; vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động, vì vậy, đất đai là tư liệu sản xuất.
Theo Báo cáo Nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB), đất đai là cơ sở cho hoạt động kinh tế và sự vận hành của thị trường (ví dụ như tín dụng) và thể chế# phi thị trường (chẳng hạn như chính quyền địa phương và các mạng lưới xã hội). Do đó, đất đai là vấn đề hệ trọng của mỗi quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn lực to lớn của đất nước.
Nhìn vào hình ảnh của Hà Nội hôm nay, chúng ta có thể thấy được không gian đô thị hiện đại với hàng loạt công trình hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Nhiều dự án giao thông trọng điểm đã về đích, như cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, nút giao Cổ Linh, cải tạo nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt... Các công trình này không chỉ giúp giải quyết vấn đề giao thông cấp bách trên địa bàn mà còn tạo cảnh quan cho Thủ đô. Có được diện mạo đó chính là nhờ việc khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng then chốt.
Những năm qua, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội có chuyển biến rõ nét. Trong đó, tại huyện Gia Lâm, nếu như giai đoạn 2010 - 2015 việc sử dụng đất chỉ đạt 21,67% so với kế hoạch thì giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt 71,81%. Về tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, huyện Mê Linh đã đấu giá được 22,5ha, thu ngân sách đạt hơn 2.315 tỷ đồng; huyện Gia Lâm đấu giá hơn 160ha đất, thu ngân sách đạt 17.387 tỷ đồng. Thống kê cũng cho thấy, giai đoạn 2014 - 2020, quận Bắc Từ Liêm thực hiện giải phóng mặt bằng trên 300 dự án với tổng diện tích thu hồi trên 750ha đất…
Khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý đất đai
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Hà Nội cũng bộc lộ nhiều bất cập. Đất đai chưa được quản lý, khai thác và đưa vào sử dụng hiệu quả, tạo thành nguồn lực quan trọng phục vụ sự phát triển. Cơ chế, chính sách ở một số lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, đôi khi còn bất cập với thực tiễn, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giải thích trong nhân dân. Giá đất khi bồi thường, hỗ trợ thấp hơn nhiều so với giá thực tế thị trường khiến các địa phương gặp khó khăn trong quản lý. Trong việc cho thuê đất, thời hạn thuê đất công ích do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp không quá 5 năm là quá ngắn, gây khó khăn cho người sử dụng đất, không thu hút được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Mặt khác, một số dự án lớn thực hiện kéo dài qua nhiều năm, chịu tác động của điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi, phát sinh khiếu kiện... Quá trình thực hiện Luật Đất đai cũng bộc lộ nhiều bất cập. Đó là lộ trình thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị hai bên đường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của thành phố, nên việc thu hồi hoặc cải tạo chỉnh trang bảo đảm đồng bộ với dự án tuyến đường khi đưa vào khai thác, sử dụng còn nhiều khó khăn.
Để khắc phục những hạn chế đó, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 167/2022/KH-UBND về khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2021, thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, các cấp, ngành của thành phố sẽ tập trung khắc phục những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý đất đai, quản lý khai thác khoáng sản; tổ chức xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo đúng phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ hiệu quả”. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra, hậu kiểm các kết luận thanh tra trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất nông nghiệp công ích và đất công trên địa bàn hằng năm. Đặc biệt, chú trọng việc tập trung xử lý vi phạm về đất đai; quản lý đất công, đất nông nghiệp công ích. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định của pháp luật, buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Rà soát, báo cáo hiện trạng sử dụng đất công giao thầu sản xuất nông nghiệp, phục vụ hoạt động thủy lợi, hoạt động dịch vụ, sản xuất trên địa bàn thành phố.
Đối với ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu hằng năm thực hiện quyết liệt và có những giải pháp đồng bộ để xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích, đất công; quản lý, sử dụng đất công, đất nông nghiệp công ích theo quy định của pháp luật về đất đai./.
Nguồn lực và động lực cho thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong điều kiện mới  (05/11/2022)
Hà Nội: Đột phá vào những khâu mới, việc khó trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh  (03/11/2022)
Hà Nội xây dựng nông thôn hiện đại gắn với bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống  (02/11/2022)
Đẩy mạnh liên kết vùng - Đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội Thủ đô  (01/11/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển