Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-9-2017)
20:50, ngày 13-09-2017
TCCSĐT - Ngày 09-9, giới chức Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã thông báo hoàn tất đàm phán về một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và một thỏa thuận đầu tư liên quan.
Xử lý tồn tại, vướng mắc của 12 dự án ngành công thương
Chiều 06-9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về xử lý tồn tại, vướng mắc 12 dự án ngành công thương đã chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban chỉ đạo nhằm kiểm điểm tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án này.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 4 nhà máy sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất hiện đã hoạt động ổn định, thời gian chạy máy đạt từ 19-24 ngày, phụ tải trung bình đạt từ 75- 90%, riêng DAP 2 Lào Cai chỉ chạy 10 ngày do dừng máy để bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch từ 12-8-2017 và tới nay chưa khởi động lại.
Phương án sản xuất kinh doanh của các nhà máy đạm được xây dựng theo hướng tăng cường quản trị, tiết giảm chi phí để giảm lỗ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng chất lượng và đa dạng chủng loại sản phẩm nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục được cải thiện, chi phí biển đổi thấp hơn giá bán. Trong tháng 8-2017, chênh lệch này dao động từ 52.000 đồng- 892.000 đồng/tấn, riêng DAP 2 chênh lệch âm 846.000 đồng do ngừng sản xuất.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, trừ dự án DAP 1 Hải Phòng hoạt động có lãi thì các nhà máy khác đều chưa hiệu quả do thuế VAT cho nguyên liệu đầu vào của sản xuất phân bón và giá nguyên liệu vẫn cao hơn kỳ vọng của doanh nghiệp. Bộ Công Thương đã ban hành biện pháp tự vệ tạm thời đối với một số mặt hàng phân bón DAP và MAP, tiếp tục cập nhật thông tin thị trường để hỗ trợ cho 4 nhà máy đạm.
Đối với 5 dự án, nhà máy của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn này báo cáo về phương án khởi động lại hoặc dừng dự án và làm các thủ tục cần thiết tiếp theo, hợp tác với các đối tác khởi động lại nhà máy, dự án. Tuy nhiên, Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi vẫn chưa khởi động lại được vì không có chi phí khắc phục, xử lý hệ thống nước thải để nhà máy chạy 100% công suất. Bên cạnh đó, giá xăng dầu vẫn ở mức thấp nên cổ đông sợ mất vốn do sản xuất kinh doanh thua lỗ. Để nhà máy cho ra sản phẩm ethanol từ đầu năm 2018, Bộ Công Thương cho biết đã có 2 đối tác mong muốn hợp tác vận hành lại Nhà máy và đang chỉ đạo các cổ đông lập kế hoạch mời nhà đầu tư tham gia hợp tác kinh doanh.
Ghi nhận lãnh đạo Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện xử lý, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, nhà máy, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng biểu dương các bộ, ngành khác trong phạm vi trách nhiệm đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong phối hợp hoạt động. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao Tập đoàn Dầu khí đã vào cuộc, xử lý 5 dự án, nhà máy với các phương án, kế hoạch quyết liệt.
Nhờ nỗ lực của các bộ, ngành và doanh nghiệp nên nhiều nhà máy, dự án đã có giá bán cao hơn, bù đắp một phần khấu hao và một số doanh nghiệp như DAP Hải Phòng và Thép Việt Trung đã có lãi, Phó Thủ tướng đánh giá.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra việc xử lý các vướng mắc của nhà thầu EPC ở một số dự án chưa tiến triển nhiều; việc tái cơ cấu nợ của Ngân hàng Phát triển và một số ngân hàng thương mại còn chậm ở một vài dự án, nhà máy. Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách chưa được thực hiện kịp thời như thuế xuất khẩu thạch cao nhân tạo, sửa Luật số 71 về thuế giá trị gia tăng; chuyển biến của một số dự án, nhà máy còn chậm chưa có kết quả rõ ràng như PVTex.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, doanh nghiệp từ nay tới hết quý IV-2017 tiếp tục cập nhật các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng- Trưởng Ban chỉ đạo tại các thông báo kết luận nội dung làm việc. Phó Thủ tướng nêu rõ Chính phủ không bỏ thêm tiền để khởi động lại Nhà máy PVTex, đây là trách nhiệm và quyền hạn của các cổ đông liên quan.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, doanh nghiệp kiện toàn các Ban chỉ đạo xử lý khó khăn vướng mắc của 12 dự án, nhà máy; cơ bản hoàn thành dứt điểm các vướng mắc pháp lý với các nhà thầu EPC trong năm 2017 với các báo cáo vướng mắc và lộ trình xử lý cụ thể các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xử lý; tiếp tục tiết giảm chi phí để có lãi, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án, nhà máy. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu lại các khoản nợ, rà soát phân loại nợ, làm căn cứ để Bộ Tài chính giãn khấu hao cho các nhà máy, dự án. Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật số 71 và thuế xuất khẩu thạch cao nhân tạo.
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài... trong 8 tháng năm nay tiếp tục có đà tăng trưởng tốt. Đây là nhận định được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại cuộc họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội, thu chi ngân sách 8 tháng năm 2017.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn thành phố 8 tháng ước đạt 599.160 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 22,8 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Chỉ số ngành công nghiệp 8 tháng qua tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số này, bốn ngành công nghiệp trọng yếu gồm: cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất-cao su-nhựa và chế biến lương thực thực phẩm tiếp tục được mở rộng thị trường; đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm tăng 11,8% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành.
Từ đầu năm đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép thành lập mới 26.614 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 358.890 tỷ đồng, tăng 13,1% về số lượng doanh nghiệp và tăng 82,9% về vốn đăng ký. Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp. Đến nay đã có 1.171 hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong 8 tháng cũng đạt 3,23 tỷ USD, tăng gấp 1,57 lần so với cùng kỳ.
Để đạt được những tín hiệu tích cực trên, theo ông Sử Ngọc Anh, từ đầu năm đến nay, thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp….
Cùng đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và áp dụng công nghệ, tư vấn và hỗ trợ cải tiến kỹ thuật, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, hoa - cây kiểng, rau an toàn, giống bò thịt, nâng cao chất lượng đàn bò sữa... Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 8 tháng đầu năm ước đạt 7.635,7 tỷ đồng, tăng 6,5% so cùng kỳ.
Trong lĩnh vực thu chi ngân sách, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước của Thành phố ước thực hiện 8 tháng qua là 224.010 tỷ đồng, đạt 64,39% dự toán và tăng 11,47% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 8 tháng là 33.588 tỷ đồng, đạt 47,54% dự toán và tăng 20,64% so cùng kỳ.
Để tiếp tục duy trì kết quả này, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các ngành liên quan tiếp tục hoàn chỉnh hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực. Bên cạnh đó, nâng cao chất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư, nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp đồng thời đề xuất giải pháp thiết thực nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và thị trường bán lẻ của thành phố.
Mặt khác, các địa phương cần thường xuyên rà soát các hộ kinh doanh đủ điều kiện để chuyển đổi thành doanh nghiệp; tiếp tục tuyên truyền và huống dẫn các thủ tục để đăng ký hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu Cục Thuế Thành phố tiếp tục chỉ đạo các Chi cục Thuế hỗ trợ, hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp làm báo cáo thuế và thủ tục về thuế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các hộ kinh doanh phát triển, mở rộng quy mô. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính rà soát loại bỏ thủ tục không cần thiết phát sinh chi phí phi chính thức; đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
ASEAN - Hong Kong hoàn tất đàm phán FTA và thỏa thuận đầu tư
Ngày 09-9, giới chức Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã thông báo hoàn tất đàm phán về một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và một thỏa thuận đầu tư liên quan.
Tuyên bố trên được đưa ra tại cuộc tham vấn lần thứ 2 giữa các bộ trưởng kinh tế ASEAN - Hong Kong (AEM - HKC) diễn ra tại thành phố Pasay của Philippines.
Quan chức phụ trách các vấn đề phát triển thương mại và kinh tế của Hong Kong, ông Edward Yau, và Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Philippines Ramon Lopez đã đồng chủ trì sự kiện này. Ông Yau cho biết Hong Kong và ASEAN sẽ ký FTA và Thỏa thuận Đầu tư này vào tháng 11 tới. Ông đánh giá những thỏa thuận này có phạm vi toàn diện và các cam kết có giá trị, bao gồm trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, và các cơ chế giải quyết tranh chấp".
FTA ASEAN - Hong Kong có hiệu lực sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết. Quan chức Hong Kong khẳng định ASEAN là một đối tác thương mại quan trọng của Hong Kong, đứng thứ 2 về kim ngạch trao đổi thương mại trong năm ngoái và thứ 4 về trao đổi dịch vụ năm 2015.
Nền kinh tế Hong Kong được hưởng lợi từ FTA và Thỏa thuận Đầu tư với ASEAN, mở ra cánh cửa tiếp cận thị trường các nước thành viên ASEAN, mang lại nhiều cơ hội làm ăn mới và thúc đẩy luồng luân chuyển thương mại-đầu tư.
Theo số liệu thống kê của chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong, trong năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại giữa Hong Kong và ASEAN đạt 833 tỷ đôla Hong Kong (tương đương 106,8 tỷ USD), và tổng trao đổi dịch vụ song phương đạt 121 tỷ đôla Hong Kong (khoảng 15,5 tỷ USD) vào năm 2015. Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến cuối năm 2015, với 218 tỷ đôla Hong Kong (khoảng 27,9 tỷ USD), các nước ASEAN là đối tác lớn thứ 6 được nhận các khoản đầu tư trực tiếp của Hong Kong. Ở chiều ngược lại, ASEAN cũng là đối tác lớn thứ 6 về vốn đầu tư trực tiếp vào Hong Kong - với 555 tỷ đôla Hong Kong (khoảng 71,1 tỷ USD).
ECB tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục
Ngày 07-9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản và chương trình mua trái phiếu khổng lồ. Phát biểu sau cuộc họp chính sách của ECB, người phát ngôn của ngân hàng này thông báo Hội đồng quản trị của ECB đã bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%. Các nhà hoạch định chính sách cũng quyết định giữ nguyên mức lãi suất cho vay là 0,25% và lãi suất tiền gửi là - 0,4%.
Trong một tuyên bố, thể chế tài chính hàng đầu châu Âu có trụ sở tại Frankfurt cho rằng: "Hội đồng quản trị hy vọng mức lãi suất cơ bản hiện tại sẽ duy trì trong thời gian tới". Ngoài ra, ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì kế hoạch thu mua 60 tỷ euro (khoảng 72 tỷ USD)/tháng trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp tới tháng 12-2017 theo chương trình nới lỏng tiền tệ "có định lượng".
ECB đã áp dụng mức lãi suất ở mức thấp kỷ lục, cấp các khoản cho vay giá rẻ cho các ngân hàng, triển khai việc mua lại trái phiếu trị giá 2.300 tỷ euro nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăng lãi suất. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát lõi vẫn giữ nguyên ở mức 1,2%, cao hơn so với những năm qua, các chuyên gia kỳ vọng ngân hàng sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua lại tài sản, hay gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE) vào năm tới.
Giới phân tích nhận định đồng euro mạnh và lạm phát vẫn ở mức thấp đang gây cản trở những nỗ lực của ECB trong giảm kích thích kinh tế và Chủ tịch ECB Mario Draghi sẽ tránh làm rối loạn thị trường trước bất kỳ thông báo bất ngờ nào.
Giá vàng châu Á vẫn ổn định trong phiên giao dịch chiều 07-9 khi giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của ECB.
Trên thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay gần như không đổi ở mức 1.333,9 USD/ounce vào lúc 13 giờ 24 phút (giờ Việt Nam), sau khi đã để mất 0,3% trong phiên trước đó. Đồng USD cũng đã yếu đi trong phiên giao dịch này giữa lúc đồng euro ổn định trước thềm cuộc họp của ECB.
Theo chuyên gia Naeem Aslam, Trưởng bộ phận phân tích thị trường của công ty tư vấn đầu tư Think Markets, giá vàng sẽ càng được củng cố nếu ECB đưa ra bất cứ thông điệp nào gây bất lợi cho thị trường.
BRICS đạt đồng thuận rộng rãi trong nhiều vấn đề quốc tế
Ngày 05-9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) lần thứ chín đã đạt đồng thuận rộng rãi về tình hình quốc tế, quản trị toàn cầu và hợp tác BRICS.
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc ba ngày hội nghị, nhà lãnh đạo Trung Quốc nêu rõ, hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung của các lãnh đạo BRICS tại Hạ Môn, qua đó tái khẳng định tinh thần cởi mở, toàn diện và hợp tác cùng thắng của BRICS, cũng như vạch ra kế hoạch mới nhằm tăng cường quan hệ đối tác BRICS và làm sâu sắc thêm hợp tác thực tiễn trong nhiều lĩnh vực.
Ngoài ra, Chủ tịch Tập cho biết trong khuôn khổ diễn đàn về Thị trường mới nổi với các nước đang phát triển trong khuôn khổ hội nghị BRICS, các nước đối tác cùng các nước thành viên của khối đã nhất trí củng cố quan hệ đối tác sâu rộng và thúc đẩy việc thực thi Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030 nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của tất cả các nước.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác Nam-Nam, củng cố mô hình “BRICS +” và tạo dựng quan hệ đối tác phát triển rộng rãi.
Chủ tịch Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo BRICS đã nhất trí quy tắc hóa và thể chế hóa giao lưu nhân dân và trao đổi văn hóa, nhằm làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và hữu nghị lẫn nhau.
Cũng trong buổi họp báo, Chủ tịch Tập thông báo hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, vào năm 2018./.
Chiều 06-9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về xử lý tồn tại, vướng mắc 12 dự án ngành công thương đã chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban chỉ đạo nhằm kiểm điểm tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án này.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 4 nhà máy sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất hiện đã hoạt động ổn định, thời gian chạy máy đạt từ 19-24 ngày, phụ tải trung bình đạt từ 75- 90%, riêng DAP 2 Lào Cai chỉ chạy 10 ngày do dừng máy để bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch từ 12-8-2017 và tới nay chưa khởi động lại.
Phương án sản xuất kinh doanh của các nhà máy đạm được xây dựng theo hướng tăng cường quản trị, tiết giảm chi phí để giảm lỗ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng chất lượng và đa dạng chủng loại sản phẩm nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục được cải thiện, chi phí biển đổi thấp hơn giá bán. Trong tháng 8-2017, chênh lệch này dao động từ 52.000 đồng- 892.000 đồng/tấn, riêng DAP 2 chênh lệch âm 846.000 đồng do ngừng sản xuất.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, trừ dự án DAP 1 Hải Phòng hoạt động có lãi thì các nhà máy khác đều chưa hiệu quả do thuế VAT cho nguyên liệu đầu vào của sản xuất phân bón và giá nguyên liệu vẫn cao hơn kỳ vọng của doanh nghiệp. Bộ Công Thương đã ban hành biện pháp tự vệ tạm thời đối với một số mặt hàng phân bón DAP và MAP, tiếp tục cập nhật thông tin thị trường để hỗ trợ cho 4 nhà máy đạm.
Đối với 5 dự án, nhà máy của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn này báo cáo về phương án khởi động lại hoặc dừng dự án và làm các thủ tục cần thiết tiếp theo, hợp tác với các đối tác khởi động lại nhà máy, dự án. Tuy nhiên, Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi vẫn chưa khởi động lại được vì không có chi phí khắc phục, xử lý hệ thống nước thải để nhà máy chạy 100% công suất. Bên cạnh đó, giá xăng dầu vẫn ở mức thấp nên cổ đông sợ mất vốn do sản xuất kinh doanh thua lỗ. Để nhà máy cho ra sản phẩm ethanol từ đầu năm 2018, Bộ Công Thương cho biết đã có 2 đối tác mong muốn hợp tác vận hành lại Nhà máy và đang chỉ đạo các cổ đông lập kế hoạch mời nhà đầu tư tham gia hợp tác kinh doanh.
Ghi nhận lãnh đạo Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện xử lý, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, nhà máy, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng biểu dương các bộ, ngành khác trong phạm vi trách nhiệm đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong phối hợp hoạt động. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao Tập đoàn Dầu khí đã vào cuộc, xử lý 5 dự án, nhà máy với các phương án, kế hoạch quyết liệt.
Nhờ nỗ lực của các bộ, ngành và doanh nghiệp nên nhiều nhà máy, dự án đã có giá bán cao hơn, bù đắp một phần khấu hao và một số doanh nghiệp như DAP Hải Phòng và Thép Việt Trung đã có lãi, Phó Thủ tướng đánh giá.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra việc xử lý các vướng mắc của nhà thầu EPC ở một số dự án chưa tiến triển nhiều; việc tái cơ cấu nợ của Ngân hàng Phát triển và một số ngân hàng thương mại còn chậm ở một vài dự án, nhà máy. Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách chưa được thực hiện kịp thời như thuế xuất khẩu thạch cao nhân tạo, sửa Luật số 71 về thuế giá trị gia tăng; chuyển biến của một số dự án, nhà máy còn chậm chưa có kết quả rõ ràng như PVTex.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, doanh nghiệp từ nay tới hết quý IV-2017 tiếp tục cập nhật các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng- Trưởng Ban chỉ đạo tại các thông báo kết luận nội dung làm việc. Phó Thủ tướng nêu rõ Chính phủ không bỏ thêm tiền để khởi động lại Nhà máy PVTex, đây là trách nhiệm và quyền hạn của các cổ đông liên quan.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, doanh nghiệp kiện toàn các Ban chỉ đạo xử lý khó khăn vướng mắc của 12 dự án, nhà máy; cơ bản hoàn thành dứt điểm các vướng mắc pháp lý với các nhà thầu EPC trong năm 2017 với các báo cáo vướng mắc và lộ trình xử lý cụ thể các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xử lý; tiếp tục tiết giảm chi phí để có lãi, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án, nhà máy. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu lại các khoản nợ, rà soát phân loại nợ, làm căn cứ để Bộ Tài chính giãn khấu hao cho các nhà máy, dự án. Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật số 71 và thuế xuất khẩu thạch cao nhân tạo.
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài... trong 8 tháng năm nay tiếp tục có đà tăng trưởng tốt. Đây là nhận định được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại cuộc họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội, thu chi ngân sách 8 tháng năm 2017.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn thành phố 8 tháng ước đạt 599.160 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 22,8 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Chỉ số ngành công nghiệp 8 tháng qua tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số này, bốn ngành công nghiệp trọng yếu gồm: cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất-cao su-nhựa và chế biến lương thực thực phẩm tiếp tục được mở rộng thị trường; đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm tăng 11,8% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành.
Từ đầu năm đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép thành lập mới 26.614 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 358.890 tỷ đồng, tăng 13,1% về số lượng doanh nghiệp và tăng 82,9% về vốn đăng ký. Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp. Đến nay đã có 1.171 hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong 8 tháng cũng đạt 3,23 tỷ USD, tăng gấp 1,57 lần so với cùng kỳ.
Để đạt được những tín hiệu tích cực trên, theo ông Sử Ngọc Anh, từ đầu năm đến nay, thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp….
Cùng đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và áp dụng công nghệ, tư vấn và hỗ trợ cải tiến kỹ thuật, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, hoa - cây kiểng, rau an toàn, giống bò thịt, nâng cao chất lượng đàn bò sữa... Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 8 tháng đầu năm ước đạt 7.635,7 tỷ đồng, tăng 6,5% so cùng kỳ.
Trong lĩnh vực thu chi ngân sách, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước của Thành phố ước thực hiện 8 tháng qua là 224.010 tỷ đồng, đạt 64,39% dự toán và tăng 11,47% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 8 tháng là 33.588 tỷ đồng, đạt 47,54% dự toán và tăng 20,64% so cùng kỳ.
Để tiếp tục duy trì kết quả này, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các ngành liên quan tiếp tục hoàn chỉnh hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực. Bên cạnh đó, nâng cao chất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư, nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp đồng thời đề xuất giải pháp thiết thực nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và thị trường bán lẻ của thành phố.
Mặt khác, các địa phương cần thường xuyên rà soát các hộ kinh doanh đủ điều kiện để chuyển đổi thành doanh nghiệp; tiếp tục tuyên truyền và huống dẫn các thủ tục để đăng ký hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu Cục Thuế Thành phố tiếp tục chỉ đạo các Chi cục Thuế hỗ trợ, hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp làm báo cáo thuế và thủ tục về thuế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các hộ kinh doanh phát triển, mở rộng quy mô. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính rà soát loại bỏ thủ tục không cần thiết phát sinh chi phí phi chính thức; đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
ASEAN - Hong Kong hoàn tất đàm phán FTA và thỏa thuận đầu tư
Ngày 09-9, giới chức Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã thông báo hoàn tất đàm phán về một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và một thỏa thuận đầu tư liên quan.
Tuyên bố trên được đưa ra tại cuộc tham vấn lần thứ 2 giữa các bộ trưởng kinh tế ASEAN - Hong Kong (AEM - HKC) diễn ra tại thành phố Pasay của Philippines.
Quan chức phụ trách các vấn đề phát triển thương mại và kinh tế của Hong Kong, ông Edward Yau, và Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Philippines Ramon Lopez đã đồng chủ trì sự kiện này. Ông Yau cho biết Hong Kong và ASEAN sẽ ký FTA và Thỏa thuận Đầu tư này vào tháng 11 tới. Ông đánh giá những thỏa thuận này có phạm vi toàn diện và các cam kết có giá trị, bao gồm trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, và các cơ chế giải quyết tranh chấp".
FTA ASEAN - Hong Kong có hiệu lực sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết. Quan chức Hong Kong khẳng định ASEAN là một đối tác thương mại quan trọng của Hong Kong, đứng thứ 2 về kim ngạch trao đổi thương mại trong năm ngoái và thứ 4 về trao đổi dịch vụ năm 2015.
Nền kinh tế Hong Kong được hưởng lợi từ FTA và Thỏa thuận Đầu tư với ASEAN, mở ra cánh cửa tiếp cận thị trường các nước thành viên ASEAN, mang lại nhiều cơ hội làm ăn mới và thúc đẩy luồng luân chuyển thương mại-đầu tư.
Theo số liệu thống kê của chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong, trong năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại giữa Hong Kong và ASEAN đạt 833 tỷ đôla Hong Kong (tương đương 106,8 tỷ USD), và tổng trao đổi dịch vụ song phương đạt 121 tỷ đôla Hong Kong (khoảng 15,5 tỷ USD) vào năm 2015. Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến cuối năm 2015, với 218 tỷ đôla Hong Kong (khoảng 27,9 tỷ USD), các nước ASEAN là đối tác lớn thứ 6 được nhận các khoản đầu tư trực tiếp của Hong Kong. Ở chiều ngược lại, ASEAN cũng là đối tác lớn thứ 6 về vốn đầu tư trực tiếp vào Hong Kong - với 555 tỷ đôla Hong Kong (khoảng 71,1 tỷ USD).
ECB tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục
Ngày 07-9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản và chương trình mua trái phiếu khổng lồ. Phát biểu sau cuộc họp chính sách của ECB, người phát ngôn của ngân hàng này thông báo Hội đồng quản trị của ECB đã bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%. Các nhà hoạch định chính sách cũng quyết định giữ nguyên mức lãi suất cho vay là 0,25% và lãi suất tiền gửi là - 0,4%.
Trong một tuyên bố, thể chế tài chính hàng đầu châu Âu có trụ sở tại Frankfurt cho rằng: "Hội đồng quản trị hy vọng mức lãi suất cơ bản hiện tại sẽ duy trì trong thời gian tới". Ngoài ra, ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì kế hoạch thu mua 60 tỷ euro (khoảng 72 tỷ USD)/tháng trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp tới tháng 12-2017 theo chương trình nới lỏng tiền tệ "có định lượng".
ECB đã áp dụng mức lãi suất ở mức thấp kỷ lục, cấp các khoản cho vay giá rẻ cho các ngân hàng, triển khai việc mua lại trái phiếu trị giá 2.300 tỷ euro nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăng lãi suất. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát lõi vẫn giữ nguyên ở mức 1,2%, cao hơn so với những năm qua, các chuyên gia kỳ vọng ngân hàng sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua lại tài sản, hay gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE) vào năm tới.
Giới phân tích nhận định đồng euro mạnh và lạm phát vẫn ở mức thấp đang gây cản trở những nỗ lực của ECB trong giảm kích thích kinh tế và Chủ tịch ECB Mario Draghi sẽ tránh làm rối loạn thị trường trước bất kỳ thông báo bất ngờ nào.
Giá vàng châu Á vẫn ổn định trong phiên giao dịch chiều 07-9 khi giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của ECB.
Trên thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay gần như không đổi ở mức 1.333,9 USD/ounce vào lúc 13 giờ 24 phút (giờ Việt Nam), sau khi đã để mất 0,3% trong phiên trước đó. Đồng USD cũng đã yếu đi trong phiên giao dịch này giữa lúc đồng euro ổn định trước thềm cuộc họp của ECB.
Theo chuyên gia Naeem Aslam, Trưởng bộ phận phân tích thị trường của công ty tư vấn đầu tư Think Markets, giá vàng sẽ càng được củng cố nếu ECB đưa ra bất cứ thông điệp nào gây bất lợi cho thị trường.
BRICS đạt đồng thuận rộng rãi trong nhiều vấn đề quốc tế
Ngày 05-9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) lần thứ chín đã đạt đồng thuận rộng rãi về tình hình quốc tế, quản trị toàn cầu và hợp tác BRICS.
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc ba ngày hội nghị, nhà lãnh đạo Trung Quốc nêu rõ, hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung của các lãnh đạo BRICS tại Hạ Môn, qua đó tái khẳng định tinh thần cởi mở, toàn diện và hợp tác cùng thắng của BRICS, cũng như vạch ra kế hoạch mới nhằm tăng cường quan hệ đối tác BRICS và làm sâu sắc thêm hợp tác thực tiễn trong nhiều lĩnh vực.
Ngoài ra, Chủ tịch Tập cho biết trong khuôn khổ diễn đàn về Thị trường mới nổi với các nước đang phát triển trong khuôn khổ hội nghị BRICS, các nước đối tác cùng các nước thành viên của khối đã nhất trí củng cố quan hệ đối tác sâu rộng và thúc đẩy việc thực thi Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030 nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của tất cả các nước.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác Nam-Nam, củng cố mô hình “BRICS +” và tạo dựng quan hệ đối tác phát triển rộng rãi.
Chủ tịch Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo BRICS đã nhất trí quy tắc hóa và thể chế hóa giao lưu nhân dân và trao đổi văn hóa, nhằm làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và hữu nghị lẫn nhau.
Cũng trong buổi họp báo, Chủ tịch Tập thông báo hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, vào năm 2018./.
Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả  (13/09/2017)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2017  (13/09/2017)
Petrovietnam tiếp nhận Tài sản và Hoạt động dầu khí các Lô 01&02  (13/09/2017)
Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp  (13/09/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Nhật Bản  (12/09/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Hungary  (12/09/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam