Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-11 đến ngày 04-12-2016)
22:04, ngày 05-12-2016
TCCSĐT - Ngày 30-11, lần đầu tiên sau 8 năm, các nước OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ sau quá trình thương lượng được đánh giá là đầy khó khăn diễn ra tại Vienna, Áo. Theo đó, từ ngày 01-01-2017, các nước OPEC sẽ giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ mức chính thức 33,6 triệu thùng/ngày hiện nay. Kết quả trên đã đạt được sau khi Saudi Arabia đồng ý thực hiện mức cắt giảm lớn nhất.
Việt Nam thăng hạng về môi trường thương mại toàn cầu
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố báo cáo đánh giá Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là thị trường rộng mở cho thương mại quốc tế hơn Mỹ và châu Âu, trong đó Việt Nam đã có bước cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh. WEF đánh giá trong những năm qua, môi trường thương mại của Việt Nam đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016", lên vị trí 73/136 nền kinh tế được đánh giá.
Thành tích này nhờ những cải thiện trong khâu quản lý biên giới, hiệu quả hải quan tăng và giảm thời gian thủ tục cho hàng hóa xuất, nhập khẩu. Theo báo cáo, những thay đổi này phản ánh các nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam trong việc thanh giản thủ tục biên giới và giảm gánh nặng kiểm tra qua nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, WEF cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn cả chặng đường dài phía trước để vươn tới các chuẩn mực quốc tế.
Theo WEF, khả năng Việt Nam xâm nhập các thị trường nước ngoài cũng đã cải thiện, nhờ vào thuế quan giảm. Thành tích của Việt Nam trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng không đều, có cải thiện về kết cấu hạ tầng vận tải nhưng suy giảm về các dịch vụ vận tải. Ngoài ra, Việt Nam đã nỗ lực hơn trong lĩnh vực bảo vệ sở hữu trí tuệ và nâng cao hiệu quả của các cơ quan nhà nước.
Tăng trưởng tín dụng tăng 14,57% so với cuối năm 2015
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 28-11, tín dụng tăng 14,57% so với cuối năm 2015; trong đó, tín dụng bằng VND tăng 15,81%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 3,49%, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tín dụng hiện nay đang tăng trưởng ở mức hợp lý; cơ cấu tín dụng vẫn chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua các tổ chức tín dụng cũng đã tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, điều chỉnh tăng hệ số rủi ro của các khoản phải thu trong cho vay kinh doanh bất động sản. Trong điều hành, trên cơ sở diễn biến lạm phát cơ bản ổn định ở mức thấp; thị trường ngoại tệ và tỷ giá diễn biến trong tầm kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước chủ động điều tiết thanh khoản của hệ thống dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức thấp, qua đó tạo điều kiện ổn định lãi suất huy động, giảm sức ép lên lãi suất cho vay. Về điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu ổn định lãi suất như năm 2016.
Tổng chi ngân sách đã chính thức vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng
Trong khi thu ngân sách mới đạt hơn 911.000 tỷ đồng sau 11 tháng thì chi ngân sách đã vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương vẫn cho thấy tiến độ tốt khi bình quân đạt khoảng 103% dự toán năm và có 49/63 địa phương thu bảo đảm yêu cầu tiến độ dự toán (đạt trên 92%). Thậm chí, 28 địa phương đã hoàn thành dự toán thu cả năm, chủ yếu do tăng thu tiền sử dụng đất.
Thu từ dầu thô theo thống kê đạt 35.600 tỷ đồng, bằng 90,1% mức đánh giá thực hiện cả năm báo cáo Quốc hội. Giá dầu thanh toán bình quân đạt khoảng 42,9 USD/thùng, giảm 17,1 USD/thùng so giá dự toán. Trong khi ấy, thu từ xuất nhập khẩu sau 11 tháng mới đạt xấp xỉ 142.950 tỷ đồng, bằng 83,1% dự toán năm. Tổng số thu ngân sách qua đó ước đạt hơn 911.000 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, con số này hiện bằng 87,7% mức đánh giá thực hiện cả năm báo cáo Quốc hội.
Ngân hàng Trung ương Malaysia công bố biện pháp bảo vệ đồng nội tệ
Ngân hàng Trung ương Malaysia vừa công bố một số biện pháp nhằm tăng cường nhu cầu đối với đồng ringgit, đồng thời giúp giảm tính dễ bị tổn thương của đồng nội tệ nước này trước đồng USD. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia Adnan Zaylani cho hay một trong những biện pháp sẽ được áp dụng từ ngày 05-12 tới là bắt buộc các nhà xuất khẩu phải đổi 75% số tiền họ kiếm được ra đồng ringgit.
Hiện tại, các nhà xuất khẩu chỉ được yêu cầu đưa tiền thu được trở về Malaysia trong vòng ba tháng sau khi hoàn thành các giao dịch. Số tiền này được cho phép cất giữ bằng ngoại tệ. Do đó, hầu hết các nhà xuất khẩu của Malaysia có xu hướng giữ tiền bằng đồng USD tại các ngân hàng, với quan điểm rằng đồng tiền này có xu thế tăng giá trị trong dài hạn.
Một biện pháp nữa mà Ngân hàng Trung ương Malaysia sẽ áp dụng, đó là đặt ra giới hạn về lượng ngoại tệ mà các công ty và cá nhân có thể đầu tư ở trong và ngoài nước. Theo đó, các công ty phải đi vay mượn chỉ được đầu tư tối đa lượng tiền tương đương 50 triệu ringgit vào các tài sản trong nước được định giá bằng đồng ngoại tệ. Con số này đối với cá nhân là 1 triệu ringgit.
Thụy Sĩ mở rộng trao đổi dữ liệu tài chính với nhiều quốc gia
Từ nay tới ngày 15-3-2017, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ sẽ tiến hành tham vấn về vấn đề Thụy Sĩ muốn mở rộng trao đổi dữ liệu tài chính với một loạt quốc gia. Các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Thụy Sĩ sẽ trao đổi dữ liệu tài chính gồm Nam Phi, Andorra, Argentina, Barbados, Bermuda, Brazil, Chile, Greenland, Quần đảo Cayman, Quần đảo Faroe, Quần đảo Turks và Caicos, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Ấn Độ, Israel, Mauritius, Mexico, Monaco, New Zealand, San Marino, Seychelles và Uruguay.
Đại diện Bộ Tài chính Thụy Sĩ khẳng định tất cả các nước này đều đáp ứng những yêu cầu về bảo mật dữ liệu trao đổi. Những dữ liệu ngân hàng, tài chính sẽ bắt đầu được thu thập vào năm 2018 và sẽ được trao đổi ngay vào năm 2019. Ngay từ năm 2017, trao đổi thông tin tình báo sẽ được tiến hành giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu, kể cả Gibraltar và Australia. Việc trao đổi thông tin cũng sẽ được tiến hành với các nước như Canada, Hàn Quốc, Iceland, Nhật Bản, Na Uy, các lãnh thổ thuộc Anh như Jersey, Guernesey và đảo Man.
Quốc hội Thụy Sĩ sẽ cho ý kiến về việc trao đổi thông tin tài chính với các quốc gia và lãnh thổ trên vào khóa họp mùa đông này. Việc trao đổi thông tin giữa Thụy Sĩ và các Nhà nước liên quan sẽ dựa trên tiêu chuẩn quốc tế về trao đổi thông tin mật do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OCDE thiết lập. Để bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng, Quốc hội Liên bang Thụy Sĩ đã phê chuẩn một công ước đa phương xác định những thông tin sẽ được trao đổi và một đạo luật thi hành. Các thông tin có thể sẽ được cung cấp theo yêu cầu, hoặc cung cấp tự động. Hiện tại, gần 100 Nhà nước đã tuyên bố muốn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế của OCDE về trao đổi thông tin mật.
EU đề xuất quy định thuế mới nhằm khuyến khích thương mại điện tử
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 01-12 đã công bố một loạt đề xuất nhằm cải thiện môi trường thuế giá trị gia tăng (VAT) của các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Liên minh châu Âu (EU), cho phép người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ thông qua thương mại điện tử.
Việc chính thức mở cổng thông tin giao dịch duy nhất trên quy mô châu Âu dành cho thanh toán thuế VAT qua mạng Internet sẽ giúp giảm đáng kể chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế VAT của các doanh nghiệp trên toàn EU, với số tiền tiết kiệm ước tính lên tới 2,3 tỷ euro mỗi năm (2,44 tỷ USD). Bên cạnh đó, việc EC đề xuất phân bổ tiền thuế thu được một cách công bằng giữa các nước EU sẽ bảo đảm tiền thuế VAT được nộp cho chính quốc gia thành viên EU - nơi khách hàng của họ là người tiêu thụ cuối cùng.
Đề xuất của EC cũng sẽ tạo điều kiện cho các nước thành viên lấy lại tiền thuế VAT không hiện diện trong các giao dịch bán hàng qua mạng hằng năm khoảng 5 tỷ euro (5,31 tỷ USD) và ước tính có thể lên tới 7 tỷ euro (7,44 tỷ USD) từ nay đến năm 2020. Các khoản thuế VAT phát sinh khi bán hàng qua biên giới có giá trị dưới 10.000 euro (10.630 USD) sẽ được quản lý ở cấp quốc gia, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh qua biên giới với trị giá hàng hóa tối đa 100.000 euro sẽ được hưởng các thủ tục đơn giản nhất.
EC cũng cho phép các nước thành viên được áp dụng cùng một tỷ lệ phần trăm thuế VAT đối với các loại hình ấn phẩm điện tử như sách, báo điện tử, cùng các ấn phẩm xuất bản truyền thống. Ngoài ra, cơ quan này còn đề xuất biện pháp giúp hoạt động giao nhận hàng đóng gói dễ dàng và hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ người tiêu dùng mua hàng qua mạng, đồng thời ngăn ngừa hành động từ chối chuyển hàng mà không có lý do chính đáng nào khác ngoài lý do vị trí địa lý.
Các đề xuất mới với cách tiếp cận mới về thuế VAT trong thương mại điện tử là sự mở rộng các cam kết của EC trong khuôn khổ chiến lược về một thị trường thương mại số thống nhất toàn châu Âu qua chương trình hành động mang tên "Hướng tới không gian VAT thống nhất trong toàn liên minh". Những đề xuất pháp lý này sẽ được trình lên Nghị viện châu Âu để xem xét và chuyển tới Hội đồng châu Âu thông qua.
OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ từ tháng 01-2017
Ngày 30-11, lần đầu tiên sau 8 năm, các nước OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ sau quá trình thương lượng được đánh giá là đầy khó khăn diễn ra tại Vienna, Áo. Theo đó, từ ngày 01-01-2017, các nước OPEC sẽ giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ mức chính thức 33,6 triệu thùng/ngày hiện nay. Kết quả trên đã đạt được sau khi Saudi Arabia đồng ý thực hiện mức cắt giảm lớn nhất.
Theo tuyên bố của OPEC, Saudi Arabia sẽ giảm sản lượng 486.000 thùng/ngày từ mức tháng 10-2016 xuống còn 10,1 triệu thùng/ngày. Iraq giảm 210.000 thùng/ngày xuống còn 4,4 triệu thùng/ngày và UAE giảm 139.000 thùng/ngày xuống còn 2,9 triệu thùng/ngày. Iran được đồng ý tăng sản lượng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày, tương đương mức trước khi bị cộng đồng quốc tế trừng phạt.
Cũng theo thỏa thuận, Libya và Nigeria được miễn thực hiện cắt giảm. Chỉ duy nhất Indonesia phản đối thỏa thuận này và quyết định đình chỉ tư cách thành viên OPEC. Cùng ngày, Nga, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất không phải thành viên OPEC, tuyên bố sẵn sàng giảm 300.000 thùng/ngày vào năm sau để ủng hộ thỏa thuận của OPEC.
Ngay lập tức, các sàn giao dịch dầu mỏ giao sau thế giới đã có phản ứng tích cực. Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 01-2017 đã tăng hơn 8%, lên mức 50,36 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu Brent tăng lên mức hơn 50 USD/thùng trong một tháng qua. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 4,53 USD, đạt 49,76 USD/thùng.
Còn tại New York, chỉ số chứng khoán Dow Jones cũng đã mở phiên tang cao kỷ lục nhờ thông tin OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, giới phân tích thận trọng cảnh báo dường như đây chỉ là những phản ứng trong ngắn hạn, bởi Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, có khả năng sẽ tăng sản lượng đề tận dụng đà tăng của giá dầu./.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố báo cáo đánh giá Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là thị trường rộng mở cho thương mại quốc tế hơn Mỹ và châu Âu, trong đó Việt Nam đã có bước cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh. WEF đánh giá trong những năm qua, môi trường thương mại của Việt Nam đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016", lên vị trí 73/136 nền kinh tế được đánh giá.
Thành tích này nhờ những cải thiện trong khâu quản lý biên giới, hiệu quả hải quan tăng và giảm thời gian thủ tục cho hàng hóa xuất, nhập khẩu. Theo báo cáo, những thay đổi này phản ánh các nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam trong việc thanh giản thủ tục biên giới và giảm gánh nặng kiểm tra qua nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, WEF cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn cả chặng đường dài phía trước để vươn tới các chuẩn mực quốc tế.
Theo WEF, khả năng Việt Nam xâm nhập các thị trường nước ngoài cũng đã cải thiện, nhờ vào thuế quan giảm. Thành tích của Việt Nam trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng không đều, có cải thiện về kết cấu hạ tầng vận tải nhưng suy giảm về các dịch vụ vận tải. Ngoài ra, Việt Nam đã nỗ lực hơn trong lĩnh vực bảo vệ sở hữu trí tuệ và nâng cao hiệu quả của các cơ quan nhà nước.
Tăng trưởng tín dụng tăng 14,57% so với cuối năm 2015
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 28-11, tín dụng tăng 14,57% so với cuối năm 2015; trong đó, tín dụng bằng VND tăng 15,81%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 3,49%, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tín dụng hiện nay đang tăng trưởng ở mức hợp lý; cơ cấu tín dụng vẫn chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua các tổ chức tín dụng cũng đã tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, điều chỉnh tăng hệ số rủi ro của các khoản phải thu trong cho vay kinh doanh bất động sản. Trong điều hành, trên cơ sở diễn biến lạm phát cơ bản ổn định ở mức thấp; thị trường ngoại tệ và tỷ giá diễn biến trong tầm kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước chủ động điều tiết thanh khoản của hệ thống dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức thấp, qua đó tạo điều kiện ổn định lãi suất huy động, giảm sức ép lên lãi suất cho vay. Về điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu ổn định lãi suất như năm 2016.
Tổng chi ngân sách đã chính thức vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng
Trong khi thu ngân sách mới đạt hơn 911.000 tỷ đồng sau 11 tháng thì chi ngân sách đã vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương vẫn cho thấy tiến độ tốt khi bình quân đạt khoảng 103% dự toán năm và có 49/63 địa phương thu bảo đảm yêu cầu tiến độ dự toán (đạt trên 92%). Thậm chí, 28 địa phương đã hoàn thành dự toán thu cả năm, chủ yếu do tăng thu tiền sử dụng đất.
Thu từ dầu thô theo thống kê đạt 35.600 tỷ đồng, bằng 90,1% mức đánh giá thực hiện cả năm báo cáo Quốc hội. Giá dầu thanh toán bình quân đạt khoảng 42,9 USD/thùng, giảm 17,1 USD/thùng so giá dự toán. Trong khi ấy, thu từ xuất nhập khẩu sau 11 tháng mới đạt xấp xỉ 142.950 tỷ đồng, bằng 83,1% dự toán năm. Tổng số thu ngân sách qua đó ước đạt hơn 911.000 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, con số này hiện bằng 87,7% mức đánh giá thực hiện cả năm báo cáo Quốc hội.
Ngân hàng Trung ương Malaysia công bố biện pháp bảo vệ đồng nội tệ
Ngân hàng Trung ương Malaysia vừa công bố một số biện pháp nhằm tăng cường nhu cầu đối với đồng ringgit, đồng thời giúp giảm tính dễ bị tổn thương của đồng nội tệ nước này trước đồng USD. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia Adnan Zaylani cho hay một trong những biện pháp sẽ được áp dụng từ ngày 05-12 tới là bắt buộc các nhà xuất khẩu phải đổi 75% số tiền họ kiếm được ra đồng ringgit.
Hiện tại, các nhà xuất khẩu chỉ được yêu cầu đưa tiền thu được trở về Malaysia trong vòng ba tháng sau khi hoàn thành các giao dịch. Số tiền này được cho phép cất giữ bằng ngoại tệ. Do đó, hầu hết các nhà xuất khẩu của Malaysia có xu hướng giữ tiền bằng đồng USD tại các ngân hàng, với quan điểm rằng đồng tiền này có xu thế tăng giá trị trong dài hạn.
Một biện pháp nữa mà Ngân hàng Trung ương Malaysia sẽ áp dụng, đó là đặt ra giới hạn về lượng ngoại tệ mà các công ty và cá nhân có thể đầu tư ở trong và ngoài nước. Theo đó, các công ty phải đi vay mượn chỉ được đầu tư tối đa lượng tiền tương đương 50 triệu ringgit vào các tài sản trong nước được định giá bằng đồng ngoại tệ. Con số này đối với cá nhân là 1 triệu ringgit.
Thụy Sĩ mở rộng trao đổi dữ liệu tài chính với nhiều quốc gia
Từ nay tới ngày 15-3-2017, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ sẽ tiến hành tham vấn về vấn đề Thụy Sĩ muốn mở rộng trao đổi dữ liệu tài chính với một loạt quốc gia. Các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Thụy Sĩ sẽ trao đổi dữ liệu tài chính gồm Nam Phi, Andorra, Argentina, Barbados, Bermuda, Brazil, Chile, Greenland, Quần đảo Cayman, Quần đảo Faroe, Quần đảo Turks và Caicos, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Ấn Độ, Israel, Mauritius, Mexico, Monaco, New Zealand, San Marino, Seychelles và Uruguay.
Đại diện Bộ Tài chính Thụy Sĩ khẳng định tất cả các nước này đều đáp ứng những yêu cầu về bảo mật dữ liệu trao đổi. Những dữ liệu ngân hàng, tài chính sẽ bắt đầu được thu thập vào năm 2018 và sẽ được trao đổi ngay vào năm 2019. Ngay từ năm 2017, trao đổi thông tin tình báo sẽ được tiến hành giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu, kể cả Gibraltar và Australia. Việc trao đổi thông tin cũng sẽ được tiến hành với các nước như Canada, Hàn Quốc, Iceland, Nhật Bản, Na Uy, các lãnh thổ thuộc Anh như Jersey, Guernesey và đảo Man.
Quốc hội Thụy Sĩ sẽ cho ý kiến về việc trao đổi thông tin tài chính với các quốc gia và lãnh thổ trên vào khóa họp mùa đông này. Việc trao đổi thông tin giữa Thụy Sĩ và các Nhà nước liên quan sẽ dựa trên tiêu chuẩn quốc tế về trao đổi thông tin mật do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OCDE thiết lập. Để bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng, Quốc hội Liên bang Thụy Sĩ đã phê chuẩn một công ước đa phương xác định những thông tin sẽ được trao đổi và một đạo luật thi hành. Các thông tin có thể sẽ được cung cấp theo yêu cầu, hoặc cung cấp tự động. Hiện tại, gần 100 Nhà nước đã tuyên bố muốn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế của OCDE về trao đổi thông tin mật.
EU đề xuất quy định thuế mới nhằm khuyến khích thương mại điện tử
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 01-12 đã công bố một loạt đề xuất nhằm cải thiện môi trường thuế giá trị gia tăng (VAT) của các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Liên minh châu Âu (EU), cho phép người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ thông qua thương mại điện tử.
Việc chính thức mở cổng thông tin giao dịch duy nhất trên quy mô châu Âu dành cho thanh toán thuế VAT qua mạng Internet sẽ giúp giảm đáng kể chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế VAT của các doanh nghiệp trên toàn EU, với số tiền tiết kiệm ước tính lên tới 2,3 tỷ euro mỗi năm (2,44 tỷ USD). Bên cạnh đó, việc EC đề xuất phân bổ tiền thuế thu được một cách công bằng giữa các nước EU sẽ bảo đảm tiền thuế VAT được nộp cho chính quốc gia thành viên EU - nơi khách hàng của họ là người tiêu thụ cuối cùng.
Đề xuất của EC cũng sẽ tạo điều kiện cho các nước thành viên lấy lại tiền thuế VAT không hiện diện trong các giao dịch bán hàng qua mạng hằng năm khoảng 5 tỷ euro (5,31 tỷ USD) và ước tính có thể lên tới 7 tỷ euro (7,44 tỷ USD) từ nay đến năm 2020. Các khoản thuế VAT phát sinh khi bán hàng qua biên giới có giá trị dưới 10.000 euro (10.630 USD) sẽ được quản lý ở cấp quốc gia, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh qua biên giới với trị giá hàng hóa tối đa 100.000 euro sẽ được hưởng các thủ tục đơn giản nhất.
EC cũng cho phép các nước thành viên được áp dụng cùng một tỷ lệ phần trăm thuế VAT đối với các loại hình ấn phẩm điện tử như sách, báo điện tử, cùng các ấn phẩm xuất bản truyền thống. Ngoài ra, cơ quan này còn đề xuất biện pháp giúp hoạt động giao nhận hàng đóng gói dễ dàng và hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ người tiêu dùng mua hàng qua mạng, đồng thời ngăn ngừa hành động từ chối chuyển hàng mà không có lý do chính đáng nào khác ngoài lý do vị trí địa lý.
Các đề xuất mới với cách tiếp cận mới về thuế VAT trong thương mại điện tử là sự mở rộng các cam kết của EC trong khuôn khổ chiến lược về một thị trường thương mại số thống nhất toàn châu Âu qua chương trình hành động mang tên "Hướng tới không gian VAT thống nhất trong toàn liên minh". Những đề xuất pháp lý này sẽ được trình lên Nghị viện châu Âu để xem xét và chuyển tới Hội đồng châu Âu thông qua.
OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ từ tháng 01-2017
Ngày 30-11, lần đầu tiên sau 8 năm, các nước OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ sau quá trình thương lượng được đánh giá là đầy khó khăn diễn ra tại Vienna, Áo. Theo đó, từ ngày 01-01-2017, các nước OPEC sẽ giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ mức chính thức 33,6 triệu thùng/ngày hiện nay. Kết quả trên đã đạt được sau khi Saudi Arabia đồng ý thực hiện mức cắt giảm lớn nhất.
Theo tuyên bố của OPEC, Saudi Arabia sẽ giảm sản lượng 486.000 thùng/ngày từ mức tháng 10-2016 xuống còn 10,1 triệu thùng/ngày. Iraq giảm 210.000 thùng/ngày xuống còn 4,4 triệu thùng/ngày và UAE giảm 139.000 thùng/ngày xuống còn 2,9 triệu thùng/ngày. Iran được đồng ý tăng sản lượng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày, tương đương mức trước khi bị cộng đồng quốc tế trừng phạt.
Cũng theo thỏa thuận, Libya và Nigeria được miễn thực hiện cắt giảm. Chỉ duy nhất Indonesia phản đối thỏa thuận này và quyết định đình chỉ tư cách thành viên OPEC. Cùng ngày, Nga, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất không phải thành viên OPEC, tuyên bố sẵn sàng giảm 300.000 thùng/ngày vào năm sau để ủng hộ thỏa thuận của OPEC.
Ngay lập tức, các sàn giao dịch dầu mỏ giao sau thế giới đã có phản ứng tích cực. Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 01-2017 đã tăng hơn 8%, lên mức 50,36 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu Brent tăng lên mức hơn 50 USD/thùng trong một tháng qua. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 4,53 USD, đạt 49,76 USD/thùng.
Còn tại New York, chỉ số chứng khoán Dow Jones cũng đã mở phiên tang cao kỷ lục nhờ thông tin OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, giới phân tích thận trọng cảnh báo dường như đây chỉ là những phản ứng trong ngắn hạn, bởi Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, có khả năng sẽ tăng sản lượng đề tận dụng đà tăng của giá dầu./.
Về thu hút thanh niên tham gia các tổ chức do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt và phụ trách  (05/12/2016)
Về thu hút thanh niên tham gia các tổ chức do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt và phụ trách  (05/12/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri Quân khu 9  (05/12/2016)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Phó Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc  (05/12/2016)
Chủ tịch nước yêu cầu bảo đảm an ninh về vắcxin phòng bệnh  (05/12/2016)
Thủ tướng làm việc với Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (05/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên