Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 09 đến ngày 15-02-2015
Năm 2015: Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ban. Theo đó, trong năm 2015, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo; các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”; hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường công tác kiểm tra cải cách hành chính các bộ, ngành, địa phương...
Bộ Tư pháp phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo; các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai rà soát, ban hành quy trình kiểm tra chuyên ngành đảm bảo thống nhất các nội dung về: hồ sơ, thủ tục và trình tự đăng ký kiểm tra chuyên ngành; mẫu giấy đăng ký kiểm tra, giấy thông báo kết quả kiểm tra; biện pháp xử lý hàng hóa không đạt yêu cầu kiểm tra; đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước dựa trên kết quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước...
Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính của các thành viên Ban Chỉ đạo tại một số bộ, ngành và địa phương. Nội dung kiểm tra gồm tình hình triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2015 của bộ, ngành và địa phương; việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ; tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; kiểm tra tình hình triển khai và kết quả đạt được của các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, các nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực... nhằm đánh giá khách quan, toàn diện kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành, từ đó có biện pháp chỉ đạo sát hơn...
TP. Hồ Chí Minh: Sở Tư pháp có chỉ số cải cách hành chính cao nhất
Bảng chỉ số đánh giá công tác cải cách hành chính của 18 sở - ngành và UBND 24 quận - huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh năm 2014 vừa được UBND Thành phố công bố. Việc đánh giá, xác định chỉ số nhằm nhận rõ những mặt làm được để tiếp tục phát huy và đề ra những giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế trên các lĩnh vực cải cách hành chính.
Theo đó, khối 18 sở - ngành Thành phố, không có cơ quan nào đạt điểm tối đa 100 điểm, cao nhất là Sở Tư pháp với 98 điểm (bằng điểm tự đánh giá), xếp loại tốt - mức A1; 12 cơ quan xếp loại tốt - mức A2 (91-94,5 điểm); 1 cơ quan xếp loại tốt - mức A3 (90,5 điểm); 4 cơ quan xếp loại khá (82-89,5 điểm).
Kết quả đánh giá, thẩm định đã chỉ ra nhiều hạn chế của các cơ quan, phổ biến là mức độ sử dụng thư điện tử trong công việc chỉ đạt từ 30 - 70%, ban hành kế hoạch cải cách hành chính không đúng thời hạn… Một số cơ quan bị trừ điểm do tỷ lệ giải quyết hồ sơ hành chính đúng hạn còn thấp (Sở Y tế chỉ đạt từ 70 - 80%) hoặc rất thấp (Sở Quy hoạch - Kiến trúc đạt từ 50 đến dưới 60%); tỷ lệ lãnh đạo sử dụng email của đơn vị đạt dưới 30% (Văn phòng UBND, Sở Y tế; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội…).
Trong khi đó, khối UBND 24 quận - huyện, chỉ số cao nhất là UBND quận 3 với 97,5 điểm, xếp loại tốt - mức A1; thấp nhất là UBND huyện Bình Chánh với 91,5 điểm, xếp loại tốt - mức A2.
Các hạn chế của khối UBND quận - huyện phổ biến là mức độ sử dụng thư điện tử trong công việc chỉ đạt từ 30 - 70%; một số bị trừ điểm do: chưa năng động, sáng kiến trong thực hiện cải cách hành chính (UBND quận Thủ Đức), tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn chỉ đạt từ 70 - 80% (UBND quận 12); nhiều quận, huyện ban hành kế hoạch cải cách hành chính không đúng hạn…
Tỉnh ủy Quảng Ninh: Tạo đột phá trong công tác cán bộ
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Tỉnh ủy Quảng Ninh xác định là tạo bước đột phá trong công tác cán bộ. Theo đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới phong cách lãnh đạo của cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ chốt; thực hiện tinh giản bộ máy, tổ chức biên chế và đồng hành với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong công tác cán bộ, Quảng Ninh tập trung xây dựng và thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 và các năm tiếp theo”; hoàn thiện quy chế, quy định về công tác tổ chức, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển cán bộ.
Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp sở, ngành và cấp huyện. Các ứng viên tham gia thi tuyển không chỉ là cán bộ, công chức mà còn được mở rộng nguồn từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, phù hợp với chủ trương quy hoạch "động" và "mở". Tiêu chí tuyển chọn ứng viên dự thi không thuần túy dựa vào bằng cấp; không tuần tự về vị trí chức vụ; không khép kín trong nguồn quy hoạch tại chỗ. Các cuộc thi tuyển đều được bảo đảm theo nguyên tắc, phương châm: Dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công tâm và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Sau một năm thí điểm thi tuyển, các cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở được bổ nhiệm đã phát huy năng lực, trí tuệ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của toàn tỉnh. Đến nay, Quảng Ninh đã tổ chức thành công hơn 30 cuộc thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, địa phương và mô hình này đang tiếp tục nhân rộng.
Thời gian tới, trong công tác cán bộ, tỉnh kết hợp thực hiện hài hòa giữa phân công, luân chuyển với điều động, bổ nhiệm; kết hợp với bổ nhiệm thông qua thi tuyển cán bộ và phải trình bày đề án công tác. Riêng đối với cán bộ lãnh đạo cấp phòng, tỉnh khuyến khích các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố mở rộng thực hiện chế độ thi tuyển. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng công tác cán bộ, tỉnh đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra. Trong 3 năm qua, đã phát hiện sai phạm của 172 cá nhân, xử lý sai phạm 96 tỷ đồng, thu hồi về ngân sách 30 tỷ đồng. Kiểm tra hơn 5.600 tổ chức, hơn 4.400 đảng viên và đã thi hành kỷ luật hơn 1.170 đảng viên; đã điều tra, khởi tố 6 vụ với 19 đối tượng liên quan đến tham nhũng, lãng phí.
Hiệu quả cải cách hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại Hải Phòng
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đổi mới phương thức quản lý và lề lối làm việc; loại bỏ những việc mang tính hình thức; phân cấp, ủy quyền cho Bảo hiểm xã hội các quận, huyện; thực hiện "liên thông" và ứng dụng giao dịch điện tử... là công việc đã và đang được thực hiện tại Bảo hiểm xã hội TP. Hải Phòng.
Ngành bảo hiểm xã hội Hải Phòng đang quản lý 5.600 đơn vị sử dụng lao động với tổng số gần 1,3 triệu người tham gia. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội đạt 73%; hơn 365 nghìn thẻ bảo hiểm y tế miễn phí được cấp cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, người trong diện bảo trợ xã hội... Trong năm 2014, Bảo hiểm xã hội Hải Phòng tiếp nhận hơn 800 nghìn hồ sơ, 99,9% số hồ sơ được giải quyết đúng hạn...
Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng Nguyễn Ngọc Toan cho biết, việc cải cách hành chính được Bảo hiểm xã hội Hải Phòng coi trọng thực hiện và triển khai trên tất cả các lĩnh vực công tác. Trong đó, chú trọng thực hiện nghiêm các quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người tham gia; điều chỉnh, bổ sung hình thức công khai các hồ sơ, thủ tục; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội các quận, huyện; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác phong làm việc, thái độ phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ, viên chức... Bảo hiểm xã hội Hải Phòng chủ động nghiên cứu, rà soát các nội dung công việc, thực hiện việc phân cấp cho các quận, huyện trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế…; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy trình, quy định thủ tục hồ sơ, trình tự, thời hạn và phí, lệ phí của cơ chế "một cửa". Công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động được Bảo hiểm xã hội Hải Phòng chú trọng thực hiện.
Trong năm 2015, ngoài các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch được giao, Bảo hiểm xã hội Hải Phòng phấn đấu đạt mục tiêu cắt giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội./.
Quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân  (15/02/2015)
Tổng Thanh tra Chính phủ: Sẽ có chế tài mạnh trong năm 2015  (15/02/2015)
Chủ tịch nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67  (15/02/2015)
Việt Nam tham dự Ngày đại gia đình ASEAN 2015 tại Mexico  (15/02/2015)
Người Việt ở Cộng hòa Séc tưng bừng đón Tết cổ truyền dân tộc  (15/02/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, tặng quà cán bộ lão thành cách mạng  (15/02/2015)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên