Bổ sung các luận cứ hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
TCCS - Ngày 1-8-2023, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp các luận chứng khoa học, góp phần hoàn thiện Luật Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thành phố.
Tham dự hội thảo có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban soạn thảo dự thảo luật. Hội thảo còn có sự tham sự của 350 đại biểu bao gồm đại diện lãnh đạo các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế và Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, cùng đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực đến từ hơn 80 trường đại học, cao đẳng, học viện và đại học.
Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp các luận chứng khoa học, góp phần hoàn thiện Luật Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thành phố. Qua đó, tuyên tuyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, quá trình triển khai xây dựng chính sách, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Hội thảo đã nhận được 48 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các đại học, trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, có 11 tham luận được trình bày trực tiếp tại hội thảo. Tại hội thảo, các đại biểu tập trung tham luận, góp ý cụ thể vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trên 9 nhóm chính sách lớn, như: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thu hút, sử dụng nguồn lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển Thủ đô; phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, giao thông; xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, quản lý sử dụng đất đai; đào tạo, giáo dục Thủ đô và phát triển văn hóa; huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô bao toàn diện, bao trùm và bền vững; tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo Luật Thủ đô. Về cơ bản, các ý kiến tham luận, phát biểu đánh giá dự thảo có bố cục, kết cấu hợp lý và tán thành với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo, như “luật hóa” việc không tổ chức hội đồng nhân dân phường, quy định về thành phố thuộc thành phố, cơ chế đặc thù thu hút nhân tài và những đặc thù về nguồn tài chính, về các chính sách hỗ trợ đối với các lĩnh vực quản lý đô thị, xây dựng và nhà ở, phát triển nông nghiệp, nông thôn… Bên cạnh đó, vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn, trăn trở về tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo với hệ thống pháp luật hiện hành; về yêu cầu tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại của bộ máy chính quyền Thủ đô; về sự vượt trội, đột phá trong các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô trong công tác tổ chức cán bộ, thu hút, trọng dụng nhân tài, xây dựng, phát triển, quản lý thủ đô, tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư và phát triển Thủ đô…
Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, cùng một thời điểm, Hà Nội có ba nhiệm vụ (hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội), đang triển khai đồng loạt, nếu làm tốt sẽ giúp cho Hà Nội có sự phát triển nhanh, bền vững. Đây là ba việc quan trọng, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình triển khai, cần phải tranh thủ, tận dụng những ý kiến, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của các giới, ngành, đặc biệt là giới trí thức đến từ các học viện, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, Hà Nội có thế mạnh riêng so với các địa phương khác, đó là số lượng lớn các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn, đây là nguồn lực quan trọng để phát huy các thế mạnh. Luật Thủ đô để Hà Nội phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, để thực hiện tốt sứ mệnh, không đơn thuần là Thủ đô hành chính, chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, hội nhập quốc tế. Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo được cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để Hà Nội đóng góp được nhiều hơn nữa cho cả nước. Trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải tháo gỡ những điểm nghẽn trong quá trình phát triển để Hà Nội phát huy hết tiềm năng, thế mạnh.
Ngay sau hội thảo, các ý kiến tham luận, góp ý sẽ được thành phố Hà Nội, ban soạn thảo, các cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu nhằm bổ sung các luận cứ khoa học kịp thời, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền./.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên - Kết quả nửa đầu nhiệm kỳ tại quận Hai Bà Trưng  (29/07/2023)
Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” - sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của Hà Nội  (28/07/2023)
Gắn kết hài hòa giữa bảo tồn giá trị các di sản văn hóa và phát triển du lịch ở làng cổ xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội  (25/07/2023)
Một số kết quả nổi bật về công tác xây dựng Đảng qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, của Đảng bộ quận Thanh Xuân  (25/07/2023)
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Bảy mươi lăm năm xây dựng và phát triển
- Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và một số hàm ý chính sách
- Để dịch vụ logistics vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới
- Chính trị xanh tại châu Âu: Nhận thức phát triển
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay