Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” - sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của Hà Nội
TCCS - Ngày 28-7-2023, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp Hà Nội và Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Theo đó, hội thảo sẽ được tổ chức vào ngày 1-8-2023, tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Theo thông báo của Ban Tổ chức, Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” sẽ có sự tham dự của 350 đại biểu là đại diện của Văn phòng Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội và Hội đồng dân tộc, Viện Nghiên cứu lập pháp, Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu; các đại biểu đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành trung ương; đại diện Hội đồng Lý luận Trung ương; thành viên Ban Soạn thảo dự thảo Luật Thủ đô. Về phía thành phố Hà Nội sẽ có sự tham dự của các đồng chí đại diện lãnh đạo: Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố; các ban Đảng của thành phố, các ban của Hội đồng nhân dân; Văn phòng Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; các sở, ngành, quận, huyện, thị ủy của thành phố.
Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội Chu Mạnh Hùng cho biết, Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” là kết quả nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học tại các trường đại học, cao đẳng, học viện chuyên ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thông qua hội thảo có thể cung cấp, bổ sung các luận cứ khoa học trên nhiều lĩnh vực trọng yếu của Thủ đô, nhằm góp phần cùng các cơ quan chức năng hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đáp ứng yêu cầu phát triển mới của Thủ đô Hà Nội. Hội thảo cũng là dịp để các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên tuyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, quá trình triển khai xây dựng, đề xuất các chính sách trong xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Với mục tiêu đặt ra là các cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung góp ý cụ thể vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 9 nhóm chính sách lớn, như: 1- Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; 2- Thu hút, sử dụng nguồn lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; 3- Nâng cao năng lực tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô, phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông; 4- Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; 5- Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; 6- Quản lý sử dụng đất đai; 7- Đào tạo giáo dục Thủ đô và phát triển văn hóa; 8 -Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; 9- Liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cùng Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng đề nghị các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền về sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi); về cơ sở khoa học và pháp lý trong việc sửa đổi Luật Thủ đô; về những nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn của Luật Thủ đô, nhất là kết quả triển khai thực hiện Luật Thủ đô; về mục đích, ý nghĩa của Luật Thủ đô (sửa đổi); về các chính sách đề xuất sửa đổi khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)...; tập trung tuyên truyền những ý kiến góp ý của các chuyên gia, đội ngũ trí thức, các nhà khoa học đối với sự phát triển của Thủ đô; tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật Thủ đô đối với sự phát triển của Thủ đô thời gian tới, nhất là trong việc triển khai nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5-5-2022, của Bộ Chính trị, “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” …/.
Gắn kết hài hòa giữa bảo tồn giá trị các di sản văn hóa và phát triển du lịch ở làng cổ xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội  (25/07/2023)
Một số kết quả nổi bật về công tác xây dựng Đảng qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, của Đảng bộ quận Thanh Xuân  (25/07/2023)
Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức thành phố Hà Nội trong giai đoạn hội nhập quốc tế  (23/07/2023)
Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa - một trong những ngành công nghiệp văn hóa quan trọng của Thủ đô Hà Nội  (22/07/2023)
Chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của thành phố Hà Nội  (21/07/2023)
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Bảy mươi lăm năm xây dựng và phát triển
- Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và một số hàm ý chính sách
- Để dịch vụ logistics vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới
- Chính trị xanh tại châu Âu: Nhận thức phát triển
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay