Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 17 đến ngày 23-12-2018)
23:52, ngày 25-12-2018
TCCSĐT - Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa IX; Ban Bí thư Trung ương Đảng họp về việc nâng cao chất lượng, sàng lọc đảng viên; Ban Bí thư Trung ương Đảng họp về việc nâng cao chất lượng, sàng lọc đảng viên; Tiếp tục các hoạt động chúc mừng Giáng sinh tại các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Bộ Tư lệnh Quân khu 1; Dâng hương tưởng niệm 60 liệt sỹ Đại đội thanh niên xung phong 915; Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới lần thứ nhất, năm 2018; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt đại diện doanh nhân trẻ; Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Đà Nẵng; Thủ tướng dự lễ vận hành thương mại nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thanh Hóa cần có tầm nhìn “tứ sơn”;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Thủ tướng dự Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng của Bệnh viện 108
Nhân dịp 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2018), sáng 17-12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (lần thứ hai) và khánh thành cụm công trình trung tâm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự buổi lễ và trao Danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước cho Bệnh viện.
Cùng dự có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành.
Phân viện 8, tiền thân của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thành lập năm 1951, với nhiệm vụ phục vụ sức khỏe Trung ương, cơ quan Bộ Tổng tư lệnh ở ATK; cứu chữa thương, bệnh binh theo phân công của Cục Quân y, cấp cứu, điều trị cho nhân dân vùng đóng quân.
Hiện nay, Bệnh viện có những mũi nhọn kỹ thuật ngang tầm khu vực và quốc tế, là trung tâm nghiên cứu ứng dụng nhiều kỹ thuật cao như lĩnh vực chiến thương và chấn thương chỉnh hình, kỹ thuật vi phẫu trong tạo hình thẩm mỹ, kỹ thuật mổ nội soi một lỗ; các kỹ thuật điều trị ung thư gan, can thiệp tim mạch đột quỵ...
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thủ tướng gửi tới tập thể lãnh đạo cùng toàn thể bác sỹ, dược sỹ, người lao động Bệnh viện lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Nhắc đến những chiến công của Phân viện 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Bệnh viện có thể tự hào về những tấm gương anh hùng cách mạng, những thầy thuốc quân đội không tiếc máu xương, hy sinh tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thủ tướng đánh giá cao Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày nay đã kế thừa truyền thống cha anh, trở thành Bệnh viện tuyến cuối của toàn quân.
Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến, hiện đại trong chẩn đoán, cấp cứu và điều trị, làm chủ nhiều kỹ thuật đạt trình độ quốc tế, trong đó có ghép mô bộ phận cơ thể người mà điển hình là ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam mà Bệnh viện thực hiện đầu năm nay.
Thủ tướng cho rằng, đây là dấu son trong lịch sử y học của nước nhà. Cùng với đó, Bệnh viện cũng thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng, là cơ sở đào tạo sau đại học, là 1 trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt của đất nước.
Thủ tướng đánh giá cao hướng phát triển của Bệnh viện thời gian tới, trong đó tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ điều trị, đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh, xây dựng đội ngũ y bác sỹ, đưa Bệnh viện trở thành Bệnh viện thông minh đẳng cấp quốc tế.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cả cơ hội và thách thức, Thủ tướng đề nghị Bệnh viện tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh.
Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa IX
Ngày 17-12, tại Đà Nẵng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham dự Kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Khóa IX.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Nho Trung cho biết, Kỳ họp thứ 9, Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến 54 báo cáo, tờ trình, theo đó xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan, toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của thành phố năm 2018, chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp căn cơ, phù hợp trong năm 2019; đồng thời tập trung xem xét, thảo luận cho ý kiến 28 tờ trình nghị quyết trên một số lĩnh vực quan trọng khác.
Kỳ họp sẽ dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn và tiếp thu, giải trình của Ủy ban Nhân dân thành phố, thủ trưởng các sở ngành, địa phương liên quan.
Phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng lần này diễn ra ngay sau khi Bộ Chính trị vừa làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị Khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thống nhất ban hành Nghị quyết mới về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cho phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, kinh tế Đà Nẵng đã phát triển nhanh, mạnh và đúng hướng; chỉ số cạnh tranh, cải cách hành chính, phát triển con người luôn xếp ở thứ hạng cao, thu nhập người dân được cải thiện, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên với những chương trình nhân văn như “thành phố “4 an” thành phố “5 không” “3 có”; xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh được tập trung thực hiện đạt kết quả tốt, an ninh quốc phòng trên địa bàn được giữ vững, từng bước khẳng định vai trò “một cực tăng trưởng” của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, góp phần tạo sức lan tỏa, thúc đẩy liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Đà Nẵng ngày nay là điểm đến của bạn bè trong nước, quốc tế, từng bước khẳng định là trung tâm sự kiện quốc tế với nhiều sự kiện lớn được tổ chức thành công, nổi bật là Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng nhận thấy thành phố Đà Nẵng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá trên tất cả các lĩnh vực. Vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy đã khẩn trương kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, đồng thời tập trung lãnh đạo để xử lý, khắc phục những sai phạm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; vừa lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác chính trị tư tưởng, vừa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giải quyết những khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh kịp thời những mặt còn hạn chế, yếu kém, đề ra nhiều chủ trương mới.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, nhiều chủ trương lớn của thành phố được triển khai bước đầu đã đem lại hiệu quả tốt, theo đó đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung; đẩy mạnh thu hút đầu tư được thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Cùng với việc triển khai thực hiện các công trình trọng điểm, động lực đúng tiến độ, Đà Nẵng tập trung thu hồi đất phục vụ công cộng, gần đây mở các lối xuống biển…
Ban Bí thư Trung ương Đảng họp về việc nâng cao chất lượng, sàng lọc đảng viên
Ngày 18-12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã họp, cho ý kiến về việc ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Kế hoạch số 04-KH/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chỉ thị của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng”.
Trong quá trình xây dựng Chỉ thị, Ban Tổ chức Trung ương đã nghiên cứu báo cáo của 68 tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương để hoàn thiện dự thảo.
Từ ngày thành lập đến nay, nhất là trong những năm đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm và đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết, quy định, hướng dẫn về công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, phát triển và nâng cao chất lượng đảng viên. Tính đến ngày 31-12-2017, toàn Đảng có 4.921.129 đảng viên, sinh hoạt ở 270.046 chi bộ thuộc 57.794 tổ chức cơ sở đảng.
Đại đa số đảng viên có ý chí rèn luyện, chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác kết nạp đảng viên đã đạt nhiều kết quả quan trọng, số đảng viên mới được kết nạp tăng nhanh. Từ năm 2011 đến năm 2017, toàn Đảng kết nạp được 1.461.701 đảng viên, bình quân mỗi năm kết nạp 209.572 đảng viên.
Chất lượng và cơ cấu đảng viên chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ đảng viên trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo ngày càng tăng; trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên.
Việc rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng được các cấp ủy tiến hành thường xuyên, nghiêm túc.
Từ năm 2011 đến năm 2017, toàn Đảng đã sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên 50.938 đảng viên, trong đó xóa tên do vi phạm 38.519 đảng viên, chưa kể 12.499 đảng viên bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng.
Việc rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng có chiều hướng gia tăng, năm 2011 là 6.005 đảng viên, năm 2013 là 7.413 đảng viên, năm 2015 là 6.458 đảng viên, năm 2017 là 9.822 đảng viên...
Tuy vậy, chất lượng đảng viên mới kết nạp ở một số nơi còn thấp, không ít đảng viên dự bị không đủ điều kiện chuyển đảng viên chính thức, phải xóa tên khỏi danh sách đảng viên, chỉ riêng năm 2017 đã có 2076 đảng viên dự bị xóa tên.
Việc phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước, địa bàn dân cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu, có biểu biện chạy theo số lượng đơn thuần, chưa coi trọng chất lượng đảng viên mới được kết nạp.
Việc quản lý đảng viên ở một số nơi chưa chặt chẽ, cấp ủy không nắm được số đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng về nơi đến, tự bỏ sinh hoạt đảng; số đảng viên thường xuyên đi làm xa nơi cư trú, xin miễn sinh hoạt đảng nhiều năm…
Tiếp tục các hoạt động chúc mừng Giáng sinh tại các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự buổi lễ và trao Danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước cho Bệnh viện.
Cùng dự có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành.
Phân viện 8, tiền thân của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thành lập năm 1951, với nhiệm vụ phục vụ sức khỏe Trung ương, cơ quan Bộ Tổng tư lệnh ở ATK; cứu chữa thương, bệnh binh theo phân công của Cục Quân y, cấp cứu, điều trị cho nhân dân vùng đóng quân.
Hiện nay, Bệnh viện có những mũi nhọn kỹ thuật ngang tầm khu vực và quốc tế, là trung tâm nghiên cứu ứng dụng nhiều kỹ thuật cao như lĩnh vực chiến thương và chấn thương chỉnh hình, kỹ thuật vi phẫu trong tạo hình thẩm mỹ, kỹ thuật mổ nội soi một lỗ; các kỹ thuật điều trị ung thư gan, can thiệp tim mạch đột quỵ...
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thủ tướng gửi tới tập thể lãnh đạo cùng toàn thể bác sỹ, dược sỹ, người lao động Bệnh viện lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Nhắc đến những chiến công của Phân viện 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Bệnh viện có thể tự hào về những tấm gương anh hùng cách mạng, những thầy thuốc quân đội không tiếc máu xương, hy sinh tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thủ tướng đánh giá cao Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày nay đã kế thừa truyền thống cha anh, trở thành Bệnh viện tuyến cuối của toàn quân.
Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến, hiện đại trong chẩn đoán, cấp cứu và điều trị, làm chủ nhiều kỹ thuật đạt trình độ quốc tế, trong đó có ghép mô bộ phận cơ thể người mà điển hình là ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam mà Bệnh viện thực hiện đầu năm nay.
Thủ tướng cho rằng, đây là dấu son trong lịch sử y học của nước nhà. Cùng với đó, Bệnh viện cũng thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng, là cơ sở đào tạo sau đại học, là 1 trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt của đất nước.
Thủ tướng đánh giá cao hướng phát triển của Bệnh viện thời gian tới, trong đó tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ điều trị, đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh, xây dựng đội ngũ y bác sỹ, đưa Bệnh viện trở thành Bệnh viện thông minh đẳng cấp quốc tế.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cả cơ hội và thách thức, Thủ tướng đề nghị Bệnh viện tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh.
Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa IX
Ngày 17-12, tại Đà Nẵng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham dự Kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Khóa IX.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Nho Trung cho biết, Kỳ họp thứ 9, Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến 54 báo cáo, tờ trình, theo đó xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan, toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của thành phố năm 2018, chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp căn cơ, phù hợp trong năm 2019; đồng thời tập trung xem xét, thảo luận cho ý kiến 28 tờ trình nghị quyết trên một số lĩnh vực quan trọng khác.
Kỳ họp sẽ dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn và tiếp thu, giải trình của Ủy ban Nhân dân thành phố, thủ trưởng các sở ngành, địa phương liên quan.
Phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng lần này diễn ra ngay sau khi Bộ Chính trị vừa làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị Khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thống nhất ban hành Nghị quyết mới về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cho phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, kinh tế Đà Nẵng đã phát triển nhanh, mạnh và đúng hướng; chỉ số cạnh tranh, cải cách hành chính, phát triển con người luôn xếp ở thứ hạng cao, thu nhập người dân được cải thiện, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên với những chương trình nhân văn như “thành phố “4 an” thành phố “5 không” “3 có”; xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh được tập trung thực hiện đạt kết quả tốt, an ninh quốc phòng trên địa bàn được giữ vững, từng bước khẳng định vai trò “một cực tăng trưởng” của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, góp phần tạo sức lan tỏa, thúc đẩy liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Đà Nẵng ngày nay là điểm đến của bạn bè trong nước, quốc tế, từng bước khẳng định là trung tâm sự kiện quốc tế với nhiều sự kiện lớn được tổ chức thành công, nổi bật là Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng nhận thấy thành phố Đà Nẵng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá trên tất cả các lĩnh vực. Vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy đã khẩn trương kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, đồng thời tập trung lãnh đạo để xử lý, khắc phục những sai phạm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; vừa lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác chính trị tư tưởng, vừa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giải quyết những khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh kịp thời những mặt còn hạn chế, yếu kém, đề ra nhiều chủ trương mới.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, nhiều chủ trương lớn của thành phố được triển khai bước đầu đã đem lại hiệu quả tốt, theo đó đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung; đẩy mạnh thu hút đầu tư được thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Cùng với việc triển khai thực hiện các công trình trọng điểm, động lực đúng tiến độ, Đà Nẵng tập trung thu hồi đất phục vụ công cộng, gần đây mở các lối xuống biển…
Ban Bí thư Trung ương Đảng họp về việc nâng cao chất lượng, sàng lọc đảng viên
Ngày 18-12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã họp, cho ý kiến về việc ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Kế hoạch số 04-KH/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chỉ thị của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng”.
Trong quá trình xây dựng Chỉ thị, Ban Tổ chức Trung ương đã nghiên cứu báo cáo của 68 tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương để hoàn thiện dự thảo.
Từ ngày thành lập đến nay, nhất là trong những năm đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm và đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết, quy định, hướng dẫn về công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, phát triển và nâng cao chất lượng đảng viên. Tính đến ngày 31-12-2017, toàn Đảng có 4.921.129 đảng viên, sinh hoạt ở 270.046 chi bộ thuộc 57.794 tổ chức cơ sở đảng.
Đại đa số đảng viên có ý chí rèn luyện, chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác kết nạp đảng viên đã đạt nhiều kết quả quan trọng, số đảng viên mới được kết nạp tăng nhanh. Từ năm 2011 đến năm 2017, toàn Đảng kết nạp được 1.461.701 đảng viên, bình quân mỗi năm kết nạp 209.572 đảng viên.
Chất lượng và cơ cấu đảng viên chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ đảng viên trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo ngày càng tăng; trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên.
Việc rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng được các cấp ủy tiến hành thường xuyên, nghiêm túc.
Từ năm 2011 đến năm 2017, toàn Đảng đã sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên 50.938 đảng viên, trong đó xóa tên do vi phạm 38.519 đảng viên, chưa kể 12.499 đảng viên bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng.
Việc rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng có chiều hướng gia tăng, năm 2011 là 6.005 đảng viên, năm 2013 là 7.413 đảng viên, năm 2015 là 6.458 đảng viên, năm 2017 là 9.822 đảng viên...
Tuy vậy, chất lượng đảng viên mới kết nạp ở một số nơi còn thấp, không ít đảng viên dự bị không đủ điều kiện chuyển đảng viên chính thức, phải xóa tên khỏi danh sách đảng viên, chỉ riêng năm 2017 đã có 2076 đảng viên dự bị xóa tên.
Việc phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước, địa bàn dân cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu, có biểu biện chạy theo số lượng đơn thuần, chưa coi trọng chất lượng đảng viên mới được kết nạp.
Việc quản lý đảng viên ở một số nơi chưa chặt chẽ, cấp ủy không nắm được số đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng về nơi đến, tự bỏ sinh hoạt đảng; số đảng viên thường xuyên đi làm xa nơi cư trú, xin miễn sinh hoạt đảng nhiều năm…
Tiếp tục các hoạt động chúc mừng Giáng sinh tại các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương
Trong không khí vui mừng chào đón Giáng sinh 2018 và năm mới 2019, chiều 19-12-2018, tại Tòa Giáo phận Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thăm Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Đinh Đức Đạo, thăm và chúc mừng nguyên Tổng Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Nguyễn Chu Trinh, thăm Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc Đỗ Văn Ngân, các chức sắc, tu sỹ nam nữ, bà con giáo dân nhân dịp Noel 2018.
Cùng đi với Chủ tịch Quốc hội có Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường.
Tại buổi làm việc, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc Đỗ Văn Ngân cho biết, Giáo phận Xuân Lộc hiện có khoảng 1.015.000 giáo dân tại 272 giáo xứ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của thực thi bác ái trong đời sống xã hội, Giám mục Phụ tá Đỗ Văn Ngân cho biết, Giáo phận Xuân Lộc là một trong những giáo phận luôn nỗ lực thực hiện "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào". Giáo phận có nhiều hoạt động thiện nguyện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện xóa đói, giảm nghèo... Trong năm 2018, giáo phận đã quyên góp nhiều tỉ đồng để ủng hộ người dân vùng thiên tai, bão lũ. Bên cạnh đó, Giáo phận còn quan tâm đến hoạt động giáo dục, đào tạo với việc mở Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc với 8 khoa đào tạo 18 ngành nghề.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự xúc động khi tới Giáo phận Xuân Lộc, nhận được sự chào đón nồng ấm, thể hiện sự hiếu khách của các vị chức sắc, tu sỹ nam nữ, cùng bà con có đạo. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội gửi tới các vị chức sắc, tu sỹ nam nữ, đồng bào công giáo đón Giáng sinh an lành, tràn đầy hồng ân Thiên Chúa.
Cùng đi với Chủ tịch Quốc hội có Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường.
Tại buổi làm việc, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc Đỗ Văn Ngân cho biết, Giáo phận Xuân Lộc hiện có khoảng 1.015.000 giáo dân tại 272 giáo xứ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của thực thi bác ái trong đời sống xã hội, Giám mục Phụ tá Đỗ Văn Ngân cho biết, Giáo phận Xuân Lộc là một trong những giáo phận luôn nỗ lực thực hiện "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào". Giáo phận có nhiều hoạt động thiện nguyện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện xóa đói, giảm nghèo... Trong năm 2018, giáo phận đã quyên góp nhiều tỉ đồng để ủng hộ người dân vùng thiên tai, bão lũ. Bên cạnh đó, Giáo phận còn quan tâm đến hoạt động giáo dục, đào tạo với việc mở Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc với 8 khoa đào tạo 18 ngành nghề.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự xúc động khi tới Giáo phận Xuân Lộc, nhận được sự chào đón nồng ấm, thể hiện sự hiếu khách của các vị chức sắc, tu sỹ nam nữ, cùng bà con có đạo. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội gửi tới các vị chức sắc, tu sỹ nam nữ, đồng bào công giáo đón Giáng sinh an lành, tràn đầy hồng ân Thiên Chúa.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm để các cơ sở thờ tự, những nơi sinh hoạt tôn giáo được tôn tạo, sửa chữa, xây mới phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo, đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ về Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm 2018 nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo, trong đó có đồng bào công giáo hoạt động tích cực, có những đóng góp hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong niềm vui của mùa Giáng sinh đang đến, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hiện nay Giáng sinh không chỉ là dịp lễ trọng của đồng bào công giáo mà còn tạo không khí vui tươi, hạnh phúc đến với cộng đồng. Đánh giá cao những hoạt động bác ái xã hội mà Giáo phận Xuân Lộc thực hiện thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn các chức sắc, tu sỹ nam nữ cùng toàn thể đồng bào công giáo Giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai tiếp tục phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, đưa niềm tin Thiên Chúa vào cuộc sống, hướng đến những điều tốt đẹp...
Tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã tiếp linh mục Giuse Vũ Văn Thiên đến chào nhân dịp được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội.
Linh mục Giuse Vũ Văn Thiên được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội vào ngày 17-11-2018, kế nhiệm Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội cho biết, được nhận nhiệm vụ ở một Tổng Giáo phận quan trọng, giữa trung tâm Thủ đô, nơi đang có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đây là một vinh dự to lớn, sẽ cố gắng gìn giữ và phát triển mối quan hệ hài hòa giữa Tổng Giáo phận Hà Nội với chính quyền thành phố. Linh mục Giuse Vũ Văn Thiên mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền thành phố để hoàn thành sứ mệnh mà Đức Giáo hoàng giao phó.
Nhân dịp này, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội chúc Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố và nhân dân Thủ đô một lễ Giáng sinh dồi dào sức khỏe, ngập tràn niềm vui và chuẩn bị chào đón năm mới với nhiều thành công tốt đẹp.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, Bí thư Thành ủy Hà Nội chúc các vị giám mục, linh mục, tu sỹ và đồng bào Công giáo mùa Giáng sinh năm 2018 an lành, hạnh phúc, chúc năm mới 2019 nhiều sức khỏe và thành công.
Trong không khí thân mật và cởi mở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chúc mừng linh mục Giuse Vũ Văn Thiên nhận nhiệm vụ mới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khẳng định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội luôn mong muốn nhận được sự giúp đỡ của mọi công dân, trong đó có đồng bào Công giáo. Bởi vậy, rất mong Tổng Giám mục, các linh mục cùng đồng bào Công giáo thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, tìm ra tiếng nói chung để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chúc các vị giám mục, linh mục, tu sĩ cùng đồng bào Công giáo Thủ đô đón mùa Giáng sinh và năm mới bình an, ấm áp, hạnh phúc.
Tại Bình Dương, Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Phú Cường và Giám mục Nguyễn Tấn Tước, Giáo phận Phú Cường, tỉnh Bình Dương, nhân dịp Giáng sinh.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã gửi lời chúc mừng tới Giám mục Nguyễn Tấn Tước, Tòa Giám mục Phú Cường Giáo phận Phú Cường.
Tại nơi đến thăm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã thông báo về những thành tựu kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước, trong đó có một số thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và những hoạt động nổi bật của công tác Mặt trận trong năm 2018.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong thành công chung đó có sự đóng góp tích cực của các vị chức sắc, tu sĩ và đồng bào Công giáo trên cả nước và của Tòa Giám mục Giáo phận Phú Cường, tỉnh Bình Dương. Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng nhắc lại lời Huấn dụ của Đức Giáo hoàng Francis đối với người Công giáo Việt Nam: “Người Công giáo Việt Nam phải là công dân tốt. Người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước. Người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tin tưởng, với uy tín và trách nhiệm của mình, Giám mục Nguyễn Tấn Tước và Tòa Giám mục Giáo phận Phú Cường tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho các vị linh mục, nam nữ tu sĩ và đồng bào Công giáo tỉnh Bình Dương tham gia các hoạt động xã hội từ thiện cũng như trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình phối hợp tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong Tổng giáo phận, từ đó góp phần xây dựng đất nước và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Bộ Tư lệnh Quân khu 1
Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 29 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân, chiều 21-12, tại Thái Nguyên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm và chúc mừng cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Quân khu 1.
Trung tướng Trần Hồng Minh, Tư lệnh Quân khu 1, đã báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2018, phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2019.
Quân khu 1 thành lập ngày 16-10-1945, nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn. Trải qua 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; được sự nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở của nhân dân các dân tộc Việt Bắc, lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã lập nhiều chiến công to lớn, không ngừng phát triển, lớn mạnh và trưởng thành...
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thân ái gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Quân khu 1 nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 29 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đứng chân trên địa bàn chiến lược của Tổ quốc, cái nôi của cách mạng, nơi ra đời của Đội du kích Bắc Sơn, Đội cứu quốc quân 1, 2, 3, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, Việt Bắc - Thủ đô gió ngàn trong suốt chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.
Trải qua 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được nuôi dưỡng, thương yêu, đùm bọc, chở che của nhân dân các dân tộc Việt Bắc, sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, ác liệt, hy sinh, mưu trí, dũng cảm lập nên nhiều chiến công vang dội.
“Dù trong hoàn cảnh nào, lực lượng vũ trang Quân khu 1 cũng luôn khẳng định lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng vào hoạt động thực tiễn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo, biết dựa vào dân, gắn bó máu thịt với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc Việt Bắc, đoàn kết quốc tế, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã góp phần quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng, phát triển lực lượng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh; phối hợp với các lực lượng tham gia nhiều chiến dịch lớn, cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947, chiến thắng Biên giới năm 1950, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân và dân Quân khu 1 đã làm tròn nhiệm vụ là hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, gần 300.000 thanh niên con em của các dân tộc Việt Bắc đã hăng hái lên đường chiến đấu trên các chiến trường.
Trong chiến tranh biên giới, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn Quân khu 1 đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, bám trụ, bám đất, bám dân đến cùng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng vũ trang Quân khu 1 thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quân sự-quốc phòng của Đảng, luôn nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tập trung xây dựng củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, trọng tâm là xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc, luôn nắm vững định hướng xây dựng lực lượng vũ trang quân khu vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tích cực huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chủ động phòng chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn, diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã đạt được trong suốt 74 năm qua.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Quân khu 1 là địa bàn có 25 dân tộc anh em sinh sống, kinh tế phát triển còn chậm, trình độ dân trí chưa đồng đều... Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu lực lượng vũ trang Quân khu 1 cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu lực lượng vũ trang Quân khu 1 tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu.
Dâng hương tưởng niệm 60 liệt sỹ Đại đội thanh niên xung phong 915
Tối 21-12, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915 (phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ, tiến hành Lễ dâng hương, dâng hoa, kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ 60 liệt sỹ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, hy sinh đêm 24-12-1972.
Cùng dự chương trình có các đồng chí Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư; Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn; các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ-chiến sỹ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, đại diện 60 gia đình liệt sỹ Đại đội Thanh niên xung phong 915, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi hoa tưởng niệm 60 liệt sỹ Đại đội Thanh niên xung phong 915.
Ngay sau Lễ dâng hương, ghi Sổ vàng lưu niệm tại Nhà tưởng niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết: "Đời đời ghi nhớ công ơn của 60 đồng chí thanh niên xung Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, đã hy sinh anh dũng vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân".
Đọc Diễn văn tại Chương trình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho biết Đại đội 915 được thành lập vào tháng 6-1972 thuộc Đội thanh niên xung phong 91 Bắc Thái với 102 cán bộ, đội viên, hầu hết ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, chưa lập gia đình, là con em đồng bào dân tộc thuộc hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Khi đế quốc Mỹ mở Chiến dịch tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 cuối tháng 12-1972, tại ga Lưu Xá còn tồn đọng hàng vạn tấn hàng hóa quốc phòng, đang rất cần cho chiến trường.
Sáng 24-12-1972, 66 cán bộ, đội viên Đại đội 915 lên đường với tâm thế của những người lính ra trận; các chị, các anh đã bắt tay vào làm nhiệm vụ, chạy đua với thời gian; đến chiều tối cùng ngày, số hàng hóa được giải tỏa an toàn.
Sau một ngày làm việc quên mình, cả đơn vị chưa kịp ăn cơm thì nhiều tốp máy bay B52 ào tới, trút bom dữ dội, Lưu Xá chìm trong bom đạn; 60 cán bộ, đội viên Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái cùng một số lực lượng khác và người dân đã anh dũng hy sinh...
Sự hy sinh của 60 thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái vào đêm Noel năm 1972 đã đi vào lịch sử, trở thành khúc tráng ca bất tử của vùng đất thép.
Trong không khí trang nghiêm và xúc động, toàn thể các đại biểu và nhân dân có mặt tại Chương trình đã kính cẩn nghiêng mình dành một phút tưởng niệm các liệt sỹ thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thân ái gửi lời thăm hỏi ân cần và tình cảm chân thành nhất đến các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các thương, bệnh binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và thân nhân các gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.
“Hôm nay, chính tại mảnh đất thiêng liêng này, chúng ta tổ chức Dâng hương tưởng niệm 60 liệt sỹ thanh niên xung phong và công bố đưa vào sử dụng công trình tu bổ, tôn tạo Khu Di tích Quốc gia Đại đội thanh niên xung phong 915. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa để tri ân đối với những cống hiến to lớn của các Anh hùng liệt sỹ, các thương, bệnh binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong - những người đã không sợ hiểm nguy, không tiếc tuổi xuân, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và ghi nhận cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn, cùng sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã đầu tư tu bổ, tôn tạo mở rộng công trình khang trang, sạch đẹp, xứng tầm để tri ân các Anh hùng Liệt sỹ thanh niên xung phong và trao tặng 70 sổ tiết kiệm trị giá 700 triệu đồng cho những gia đình liệt sỹ, các thương, bệnh binh thanh niên xung phong Đại đội 915 còn sống sau trận bom đêm 24-12-1972, tại khu vực ga Lưu Xá. Đây là những việc làm rất đáng trân trọng, phù hợp với truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới lần thứ nhất, năm 2018
Tối 21-12, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản cùng Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng long trọng tổ chức Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới lần thứ nhất, năm 2018 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.
Tham dự Chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương và 163 đại biểu là già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu thuộc 45 dân tộc thiểu số đến từ 34 tỉnh, thành biên giới về dự.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1, VOV TV và tiếp sóng trên nhiều kênh truyền hình của Trung ương và địa phương khác.
Lần đầu tiên được tổ chức, chương trình “Điểm tựa của bản làng” có ý nghĩa xã hội, chính trị to lớn, nhằm biểu dương kịp thời những đóng góp hết sức quan trọng của người có uy tín trong cộng đồng. 163 đại biểu được tuyên dương lần này là những tấm gương vượt qua nhiều khó khăn, luôn gương mẫu đi đầu, cùng với các lực lượng chức năng tham gia bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ; tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác tội phạm, không tin, không nghe theo kẻ xấu, không di cư tự do, không truyền đạo trái phép, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương,…
Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Trần Quốc Vượng nêu rõ: Trong mọi thời điểm, người có uy tín luôn là linh hồn của bản làng, đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý cộng đồng, là hạt nhân đoàn kết tập hợp đồng bào để phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,… Người có uy tín có trọng trách đi đầu cùng đồng bào các dân tộc và các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Đồng chí khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, kịp thời. Sự gắn bó, phối hợp hiệu quả giữa Bộ đội Biên phòng và người có uy tín là hình ảnh đẹp, ấm áp, sáng ngời tình đoàn kết quân dân.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, đồng chí bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn của những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích mà đội ngũ những người có uy tín đã đạt được trong thời gian qua.
Thời gian tới, tình hình an ninh, trật tự trên tuyến biên giới đất liền và trên biển vẫn luôn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, bảo vệ chủ quyền đất nước là nhiệm vụ thiêng liêng, thường xuyên, quan trọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Để phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị: Cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò quan trọng của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; việc vận động và phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín phải trở thành nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên; các cấp ủy, chính quyền, cơ quan làm công tác dân tộc phải triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có uy tín một cách kịp thời, đầy đủ. Đồng chí mong muốn đội ngũ người có uy tín tiếp tục phát huy tốt vai trò, vị thế của mình để tuyên truyền, vận động, giáo dục con em trong gia đình, dòng họ, bà con trong bản làng, phum, sóc phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn hóa, xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết ở địa phương mình. Đồng thời, các cơ quan báo chí thường xuyên tuyên truyền những tấm gương, giới thiệu cách làm, mô hình hay trong việc chăm lo, phát huy vai trò của người có uy tín. Đồng chí chỉ đạo, Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng định kỳ tổ chức Chương chình “Điểm tựa của bản làng” 2 năm một lần để kịp thời tôn vinh, động viên những người có uy tín tiêu biểu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt đại diện doanh nhân trẻ
Chiều 23-12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp đại diện doanh nhân trẻ nhân kỷ niệm 25 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam.
Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian gặp gỡ; đồng thời cho biết thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng sự định hướng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, công tác Hội và phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh chia sẻ một trong những dấu ấn lớn nhất trong hoạt động của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chính là tổ chức thành công giải thưởng "Sao Vàng đất Việt."
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của một số doanh nhân, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng các đại diện doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu, tốp 10 Sao Vàng đất Việt 2018 nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam, 15 năm Giải thưởng "Sao Vàng đất Việt."
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương và ghi nhận những đóng góp của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trong sự phát triển chung của đất nước; đồng thời chúc mừng và biểu dương thành tích của 200 doanh nghiệp Sao Vàng đất Việt 2018, đặc biệt là tốp 10 Sao Vàng đất Việt.
Chủ tịch Quốc hội phân tích thế giới hiện nay có những biến động nhanh hơn, phức tạp hơn, trong đó kinh tế thế giới bị ảnh hưởng đáng kể bởi bảo hộ thương mại... Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác và phát triển được đánh giá vẫn là xu thế chủ đạo.
Theo Chủ tịch Quốc hội, trước những vận hội và thách thức mới, khả năng thích ứng của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Để tiếp tục gặt hái được những thành tựu to lớn hơn, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của đất nước, của dân tộc, Chủ tịch Quốc hội mong các doanh nhân trẻ, các doanh nghiệp Sao Vàng đất Việt cần chủ động trang bị cho mình đầy đủ hơn các kiến thức, rèn luyện bản lĩnh vững vàng hơn, để có thể cạnh tranh và phát triển trong một thế giới đầy biến động, cơ hội và thách thức đan xen.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cần phấn đấu để làm tốt hơn vài trò đoàn kết, tập hợp doanh nhân trẻ, cùng nhau phát triển kinh tế; đồng thời có những đề xuất, kiến nghị kịp thời với Đảng, Nhà nước về những chủ trương, chính sách đúng đắn để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, khích lệ sự cống hiến tối đa của doanh nhân trẻ đối với đất nước.
Cho rằng hiện nay thu hút đầu tư nước ngoài đạt những kết quả tốt, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo chính sách khuyến khích và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong nước, Hội Doanh nhân trẻ trong việc làm thế nào để doanh nghiệp trong nước mạnh lên, có thể tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI)...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Đà Nẵng
Ngày 23-12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, cùng Đoàn công tác của Trung ương đến chúc mừng Giáng sinh 2018 Tòa Giám mục Đà Nẵng và Hội đồng Giáo phẩm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).
Tại các nơi đến thăm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình gửi lời chúc mừng tới Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Đặng Đức Ngân, Chủ tịch Hội đồng Giáo phẩm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) Mục sư Mã Phúc Hiệp và các chức sắc, nam nữ tu sỹ cùng đồng bào Công giáo và Tin lành một mùa Giáng sinh đầm ấm, an lành và hạnh phúc; đón Năm mới 2019 với nhiều niềm vui.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ thông báo khái quát đến Giám mục Đặng Đức Ngân và Mục sư Mã Phúc Hiệp, các vị chức sắc cùng bà con giáo dân về những thành tựu nổi bật về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.
Năm 2018, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định, có được những thành tựu này là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, trong đó có đồng bào Công giáo và Tin lành.
Các vị chức sắc đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn, khích lệ tín đồ của mình thực hiện vai trò "người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt," "sống phúc âm giữa lòng dân tộc" trên con đường đồng hành cùng đất nước xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đất nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Khẳng định Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, khuyến khích phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực của các tôn giáo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ mong muốn các vị chức sắc cùng đồng bào Công giáo và tín hữu Tin lành tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thủ tướng dự lễ vận hành thương mại nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam
Chiều 23-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vận hành thương mại Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sau hơn 5 năm thi công. Cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản lượng xăng dầu cung cấp từ 2 nhà máy này sẽ đáp ứng khoảng 80 - 90% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Cùng dự có các nguyên Chủ tịch nước: Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ ngành, địa phương.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đặt tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa là công trình trọng điểm quốc gia, có quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay (trên 9 tỷ USD). Dự án do Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) làm chủ đầu tư 1 là liên doanh quốc tế về lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam - Nhật Bản - Kuwait (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp vốn 25,1%; Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait góp vốn 35,1%; Công ty Idemisu Kosan Nhật Bản góp vốn 35,1%; Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản góp vốn 4,7%). Đây là những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực khoa học công nghệ, kinh nghiệm về đầu tư và quản lý các dự án lọc hóa dầu ở nhiều quốc gia.
Theo kế hoạch, khi đạt 100% công suất vận hành, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đáp ứng được 40% thị trường nhiên liệu trong nước, các sản phẩm hóa dầu chiếm khoảng 17% tổng sản lượng sẽ được xuất bán ở thị trường nước ngoài.
Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án trọng điểm quốc gia nên việc chính thức bước vào giai đoạn vận hành thương mại của dự án được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho tỉnh Thanh Hóa và tạo cú hích lớn đối với kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao nỗ lực của Tổng thầu EPC và các nhà thầu trong, ngoài nước với tinh thần vượt khó, hăng say lao động, sáng tạo, với gần 200 triệu giờ công lao động an toàn.
“Các bên đã phối hợp chặt chẽ, khoa học và trách nhiệm để hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ và đã chạy thử thành công và hoàn thành mốc nghiệm thu sơ bộ quy định tại Hợp đồng EPC và đưa vào vận hành cho ra những lô sản phẩm đầu tiên chất lượng tốt”, Thủ tướng nhận xét.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ về Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm 2018 nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo, trong đó có đồng bào công giáo hoạt động tích cực, có những đóng góp hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong niềm vui của mùa Giáng sinh đang đến, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hiện nay Giáng sinh không chỉ là dịp lễ trọng của đồng bào công giáo mà còn tạo không khí vui tươi, hạnh phúc đến với cộng đồng. Đánh giá cao những hoạt động bác ái xã hội mà Giáo phận Xuân Lộc thực hiện thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn các chức sắc, tu sỹ nam nữ cùng toàn thể đồng bào công giáo Giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai tiếp tục phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, đưa niềm tin Thiên Chúa vào cuộc sống, hướng đến những điều tốt đẹp...
Tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã tiếp linh mục Giuse Vũ Văn Thiên đến chào nhân dịp được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội.
Linh mục Giuse Vũ Văn Thiên được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội vào ngày 17-11-2018, kế nhiệm Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội cho biết, được nhận nhiệm vụ ở một Tổng Giáo phận quan trọng, giữa trung tâm Thủ đô, nơi đang có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đây là một vinh dự to lớn, sẽ cố gắng gìn giữ và phát triển mối quan hệ hài hòa giữa Tổng Giáo phận Hà Nội với chính quyền thành phố. Linh mục Giuse Vũ Văn Thiên mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền thành phố để hoàn thành sứ mệnh mà Đức Giáo hoàng giao phó.
Nhân dịp này, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội chúc Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố và nhân dân Thủ đô một lễ Giáng sinh dồi dào sức khỏe, ngập tràn niềm vui và chuẩn bị chào đón năm mới với nhiều thành công tốt đẹp.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, Bí thư Thành ủy Hà Nội chúc các vị giám mục, linh mục, tu sỹ và đồng bào Công giáo mùa Giáng sinh năm 2018 an lành, hạnh phúc, chúc năm mới 2019 nhiều sức khỏe và thành công.
Trong không khí thân mật và cởi mở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chúc mừng linh mục Giuse Vũ Văn Thiên nhận nhiệm vụ mới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khẳng định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội luôn mong muốn nhận được sự giúp đỡ của mọi công dân, trong đó có đồng bào Công giáo. Bởi vậy, rất mong Tổng Giám mục, các linh mục cùng đồng bào Công giáo thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, tìm ra tiếng nói chung để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chúc các vị giám mục, linh mục, tu sĩ cùng đồng bào Công giáo Thủ đô đón mùa Giáng sinh và năm mới bình an, ấm áp, hạnh phúc.
Tại Bình Dương, Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Phú Cường và Giám mục Nguyễn Tấn Tước, Giáo phận Phú Cường, tỉnh Bình Dương, nhân dịp Giáng sinh.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã gửi lời chúc mừng tới Giám mục Nguyễn Tấn Tước, Tòa Giám mục Phú Cường Giáo phận Phú Cường.
Tại nơi đến thăm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã thông báo về những thành tựu kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước, trong đó có một số thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và những hoạt động nổi bật của công tác Mặt trận trong năm 2018.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong thành công chung đó có sự đóng góp tích cực của các vị chức sắc, tu sĩ và đồng bào Công giáo trên cả nước và của Tòa Giám mục Giáo phận Phú Cường, tỉnh Bình Dương. Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng nhắc lại lời Huấn dụ của Đức Giáo hoàng Francis đối với người Công giáo Việt Nam: “Người Công giáo Việt Nam phải là công dân tốt. Người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước. Người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tin tưởng, với uy tín và trách nhiệm của mình, Giám mục Nguyễn Tấn Tước và Tòa Giám mục Giáo phận Phú Cường tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho các vị linh mục, nam nữ tu sĩ và đồng bào Công giáo tỉnh Bình Dương tham gia các hoạt động xã hội từ thiện cũng như trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình phối hợp tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong Tổng giáo phận, từ đó góp phần xây dựng đất nước và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Bộ Tư lệnh Quân khu 1
Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 29 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân, chiều 21-12, tại Thái Nguyên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm và chúc mừng cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Quân khu 1.
Trung tướng Trần Hồng Minh, Tư lệnh Quân khu 1, đã báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2018, phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2019.
Quân khu 1 thành lập ngày 16-10-1945, nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn. Trải qua 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; được sự nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở của nhân dân các dân tộc Việt Bắc, lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã lập nhiều chiến công to lớn, không ngừng phát triển, lớn mạnh và trưởng thành...
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thân ái gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Quân khu 1 nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 29 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đứng chân trên địa bàn chiến lược của Tổ quốc, cái nôi của cách mạng, nơi ra đời của Đội du kích Bắc Sơn, Đội cứu quốc quân 1, 2, 3, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, Việt Bắc - Thủ đô gió ngàn trong suốt chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.
Trải qua 74 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được nuôi dưỡng, thương yêu, đùm bọc, chở che của nhân dân các dân tộc Việt Bắc, sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, ác liệt, hy sinh, mưu trí, dũng cảm lập nên nhiều chiến công vang dội.
“Dù trong hoàn cảnh nào, lực lượng vũ trang Quân khu 1 cũng luôn khẳng định lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng vào hoạt động thực tiễn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo, biết dựa vào dân, gắn bó máu thịt với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc Việt Bắc, đoàn kết quốc tế, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã góp phần quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng, phát triển lực lượng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh; phối hợp với các lực lượng tham gia nhiều chiến dịch lớn, cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947, chiến thắng Biên giới năm 1950, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân và dân Quân khu 1 đã làm tròn nhiệm vụ là hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, gần 300.000 thanh niên con em của các dân tộc Việt Bắc đã hăng hái lên đường chiến đấu trên các chiến trường.
Trong chiến tranh biên giới, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn Quân khu 1 đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, bám trụ, bám đất, bám dân đến cùng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng vũ trang Quân khu 1 thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quân sự-quốc phòng của Đảng, luôn nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tập trung xây dựng củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, trọng tâm là xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc, luôn nắm vững định hướng xây dựng lực lượng vũ trang quân khu vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tích cực huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chủ động phòng chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn, diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà lực lượng vũ trang Quân khu 1 đã đạt được trong suốt 74 năm qua.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Quân khu 1 là địa bàn có 25 dân tộc anh em sinh sống, kinh tế phát triển còn chậm, trình độ dân trí chưa đồng đều... Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu lực lượng vũ trang Quân khu 1 cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu lực lượng vũ trang Quân khu 1 tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu.
Dâng hương tưởng niệm 60 liệt sỹ Đại đội thanh niên xung phong 915
Tối 21-12, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915 (phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ, tiến hành Lễ dâng hương, dâng hoa, kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ 60 liệt sỹ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, hy sinh đêm 24-12-1972.
Cùng dự chương trình có các đồng chí Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư; Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn; các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ-chiến sỹ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, đại diện 60 gia đình liệt sỹ Đại đội Thanh niên xung phong 915, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi hoa tưởng niệm 60 liệt sỹ Đại đội Thanh niên xung phong 915.
Ngay sau Lễ dâng hương, ghi Sổ vàng lưu niệm tại Nhà tưởng niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết: "Đời đời ghi nhớ công ơn của 60 đồng chí thanh niên xung Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, đã hy sinh anh dũng vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân".
Đọc Diễn văn tại Chương trình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho biết Đại đội 915 được thành lập vào tháng 6-1972 thuộc Đội thanh niên xung phong 91 Bắc Thái với 102 cán bộ, đội viên, hầu hết ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, chưa lập gia đình, là con em đồng bào dân tộc thuộc hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Khi đế quốc Mỹ mở Chiến dịch tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 cuối tháng 12-1972, tại ga Lưu Xá còn tồn đọng hàng vạn tấn hàng hóa quốc phòng, đang rất cần cho chiến trường.
Sáng 24-12-1972, 66 cán bộ, đội viên Đại đội 915 lên đường với tâm thế của những người lính ra trận; các chị, các anh đã bắt tay vào làm nhiệm vụ, chạy đua với thời gian; đến chiều tối cùng ngày, số hàng hóa được giải tỏa an toàn.
Sau một ngày làm việc quên mình, cả đơn vị chưa kịp ăn cơm thì nhiều tốp máy bay B52 ào tới, trút bom dữ dội, Lưu Xá chìm trong bom đạn; 60 cán bộ, đội viên Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái cùng một số lực lượng khác và người dân đã anh dũng hy sinh...
Sự hy sinh của 60 thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái vào đêm Noel năm 1972 đã đi vào lịch sử, trở thành khúc tráng ca bất tử của vùng đất thép.
Trong không khí trang nghiêm và xúc động, toàn thể các đại biểu và nhân dân có mặt tại Chương trình đã kính cẩn nghiêng mình dành một phút tưởng niệm các liệt sỹ thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thân ái gửi lời thăm hỏi ân cần và tình cảm chân thành nhất đến các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các thương, bệnh binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và thân nhân các gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.
“Hôm nay, chính tại mảnh đất thiêng liêng này, chúng ta tổ chức Dâng hương tưởng niệm 60 liệt sỹ thanh niên xung phong và công bố đưa vào sử dụng công trình tu bổ, tôn tạo Khu Di tích Quốc gia Đại đội thanh niên xung phong 915. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa để tri ân đối với những cống hiến to lớn của các Anh hùng liệt sỹ, các thương, bệnh binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong - những người đã không sợ hiểm nguy, không tiếc tuổi xuân, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và ghi nhận cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn, cùng sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã đầu tư tu bổ, tôn tạo mở rộng công trình khang trang, sạch đẹp, xứng tầm để tri ân các Anh hùng Liệt sỹ thanh niên xung phong và trao tặng 70 sổ tiết kiệm trị giá 700 triệu đồng cho những gia đình liệt sỹ, các thương, bệnh binh thanh niên xung phong Đại đội 915 còn sống sau trận bom đêm 24-12-1972, tại khu vực ga Lưu Xá. Đây là những việc làm rất đáng trân trọng, phù hợp với truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới lần thứ nhất, năm 2018
Tối 21-12, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản cùng Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng long trọng tổ chức Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới lần thứ nhất, năm 2018 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.
Tham dự Chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương và 163 đại biểu là già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu thuộc 45 dân tộc thiểu số đến từ 34 tỉnh, thành biên giới về dự.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1, VOV TV và tiếp sóng trên nhiều kênh truyền hình của Trung ương và địa phương khác.
Lần đầu tiên được tổ chức, chương trình “Điểm tựa của bản làng” có ý nghĩa xã hội, chính trị to lớn, nhằm biểu dương kịp thời những đóng góp hết sức quan trọng của người có uy tín trong cộng đồng. 163 đại biểu được tuyên dương lần này là những tấm gương vượt qua nhiều khó khăn, luôn gương mẫu đi đầu, cùng với các lực lượng chức năng tham gia bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ; tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác tội phạm, không tin, không nghe theo kẻ xấu, không di cư tự do, không truyền đạo trái phép, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương,…
Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Trần Quốc Vượng nêu rõ: Trong mọi thời điểm, người có uy tín luôn là linh hồn của bản làng, đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý cộng đồng, là hạt nhân đoàn kết tập hợp đồng bào để phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,… Người có uy tín có trọng trách đi đầu cùng đồng bào các dân tộc và các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Đồng chí khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, kịp thời. Sự gắn bó, phối hợp hiệu quả giữa Bộ đội Biên phòng và người có uy tín là hình ảnh đẹp, ấm áp, sáng ngời tình đoàn kết quân dân.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, đồng chí bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn của những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích mà đội ngũ những người có uy tín đã đạt được trong thời gian qua.
Thời gian tới, tình hình an ninh, trật tự trên tuyến biên giới đất liền và trên biển vẫn luôn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, bảo vệ chủ quyền đất nước là nhiệm vụ thiêng liêng, thường xuyên, quan trọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Để phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín, đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị: Cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò quan trọng của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; việc vận động và phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín phải trở thành nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên; các cấp ủy, chính quyền, cơ quan làm công tác dân tộc phải triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có uy tín một cách kịp thời, đầy đủ. Đồng chí mong muốn đội ngũ người có uy tín tiếp tục phát huy tốt vai trò, vị thế của mình để tuyên truyền, vận động, giáo dục con em trong gia đình, dòng họ, bà con trong bản làng, phum, sóc phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn hóa, xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết ở địa phương mình. Đồng thời, các cơ quan báo chí thường xuyên tuyên truyền những tấm gương, giới thiệu cách làm, mô hình hay trong việc chăm lo, phát huy vai trò của người có uy tín. Đồng chí chỉ đạo, Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng định kỳ tổ chức Chương chình “Điểm tựa của bản làng” 2 năm một lần để kịp thời tôn vinh, động viên những người có uy tín tiêu biểu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt đại diện doanh nhân trẻ
Chiều 23-12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp đại diện doanh nhân trẻ nhân kỷ niệm 25 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam.
Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian gặp gỡ; đồng thời cho biết thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng sự định hướng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, công tác Hội và phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh chia sẻ một trong những dấu ấn lớn nhất trong hoạt động của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chính là tổ chức thành công giải thưởng "Sao Vàng đất Việt."
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của một số doanh nhân, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng các đại diện doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu, tốp 10 Sao Vàng đất Việt 2018 nhân dịp kỷ niệm 25 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam, 15 năm Giải thưởng "Sao Vàng đất Việt."
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương và ghi nhận những đóng góp của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trong sự phát triển chung của đất nước; đồng thời chúc mừng và biểu dương thành tích của 200 doanh nghiệp Sao Vàng đất Việt 2018, đặc biệt là tốp 10 Sao Vàng đất Việt.
Chủ tịch Quốc hội phân tích thế giới hiện nay có những biến động nhanh hơn, phức tạp hơn, trong đó kinh tế thế giới bị ảnh hưởng đáng kể bởi bảo hộ thương mại... Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác và phát triển được đánh giá vẫn là xu thế chủ đạo.
Theo Chủ tịch Quốc hội, trước những vận hội và thách thức mới, khả năng thích ứng của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Để tiếp tục gặt hái được những thành tựu to lớn hơn, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của đất nước, của dân tộc, Chủ tịch Quốc hội mong các doanh nhân trẻ, các doanh nghiệp Sao Vàng đất Việt cần chủ động trang bị cho mình đầy đủ hơn các kiến thức, rèn luyện bản lĩnh vững vàng hơn, để có thể cạnh tranh và phát triển trong một thế giới đầy biến động, cơ hội và thách thức đan xen.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cần phấn đấu để làm tốt hơn vài trò đoàn kết, tập hợp doanh nhân trẻ, cùng nhau phát triển kinh tế; đồng thời có những đề xuất, kiến nghị kịp thời với Đảng, Nhà nước về những chủ trương, chính sách đúng đắn để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, khích lệ sự cống hiến tối đa của doanh nhân trẻ đối với đất nước.
Cho rằng hiện nay thu hút đầu tư nước ngoài đạt những kết quả tốt, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo chính sách khuyến khích và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong nước, Hội Doanh nhân trẻ trong việc làm thế nào để doanh nghiệp trong nước mạnh lên, có thể tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI)...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Đà Nẵng
Ngày 23-12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, cùng Đoàn công tác của Trung ương đến chúc mừng Giáng sinh 2018 Tòa Giám mục Đà Nẵng và Hội đồng Giáo phẩm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).
Tại các nơi đến thăm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình gửi lời chúc mừng tới Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Đặng Đức Ngân, Chủ tịch Hội đồng Giáo phẩm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) Mục sư Mã Phúc Hiệp và các chức sắc, nam nữ tu sỹ cùng đồng bào Công giáo và Tin lành một mùa Giáng sinh đầm ấm, an lành và hạnh phúc; đón Năm mới 2019 với nhiều niềm vui.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ thông báo khái quát đến Giám mục Đặng Đức Ngân và Mục sư Mã Phúc Hiệp, các vị chức sắc cùng bà con giáo dân về những thành tựu nổi bật về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.
Năm 2018, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định, có được những thành tựu này là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, trong đó có đồng bào Công giáo và Tin lành.
Các vị chức sắc đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn, khích lệ tín đồ của mình thực hiện vai trò "người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt," "sống phúc âm giữa lòng dân tộc" trên con đường đồng hành cùng đất nước xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đất nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Khẳng định Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, khuyến khích phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực của các tôn giáo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ mong muốn các vị chức sắc cùng đồng bào Công giáo và tín hữu Tin lành tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thủ tướng dự lễ vận hành thương mại nhà máy lọc dầu lớn nhất Việt Nam
Chiều 23-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vận hành thương mại Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sau hơn 5 năm thi công. Cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản lượng xăng dầu cung cấp từ 2 nhà máy này sẽ đáp ứng khoảng 80 - 90% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Cùng dự có các nguyên Chủ tịch nước: Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ ngành, địa phương.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đặt tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa là công trình trọng điểm quốc gia, có quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay (trên 9 tỷ USD). Dự án do Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) làm chủ đầu tư 1 là liên doanh quốc tế về lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam - Nhật Bản - Kuwait (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp vốn 25,1%; Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait góp vốn 35,1%; Công ty Idemisu Kosan Nhật Bản góp vốn 35,1%; Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản góp vốn 4,7%). Đây là những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực khoa học công nghệ, kinh nghiệm về đầu tư và quản lý các dự án lọc hóa dầu ở nhiều quốc gia.
Theo kế hoạch, khi đạt 100% công suất vận hành, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đáp ứng được 40% thị trường nhiên liệu trong nước, các sản phẩm hóa dầu chiếm khoảng 17% tổng sản lượng sẽ được xuất bán ở thị trường nước ngoài.
Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án trọng điểm quốc gia nên việc chính thức bước vào giai đoạn vận hành thương mại của dự án được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho tỉnh Thanh Hóa và tạo cú hích lớn đối với kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao nỗ lực của Tổng thầu EPC và các nhà thầu trong, ngoài nước với tinh thần vượt khó, hăng say lao động, sáng tạo, với gần 200 triệu giờ công lao động an toàn.
“Các bên đã phối hợp chặt chẽ, khoa học và trách nhiệm để hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ và đã chạy thử thành công và hoàn thành mốc nghiệm thu sơ bộ quy định tại Hợp đồng EPC và đưa vào vận hành cho ra những lô sản phẩm đầu tiên chất lượng tốt”, Thủ tướng nhận xét.
Thủ tướng nêu rõ, Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đưa vào vận hành thương mại có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong quá trình phát triển đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Sau sự kiện ngày hôm nay, theo Thủ tướng còn rất nhiều việc phải làm: “Tôi yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, cần quản lý và vận hành thật tốt để Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động an toàn, ổn định, bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra, không để tồn tại các lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành”; phải tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường cũng như hoàn thành các thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng pháp luật Việt Nam.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước các công trình xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nghiệm thu dự án theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về xây dựng, bảo đảm vận hành nhà máy tuyệt đối an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và đạt hiêu quả cao nhất.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với những bài học, kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tiếp tục thực hiện thành công các dự án trọng điểm khác về dầu khí, tiếp tục góp phần to lớn hơn nữa vào bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn có trách nhiệm cùng nhau tiếp tục chăm lo giải quyết tốt việc làm, đời sống cho đồng bào địa phương, nhất là đồng bào phải tái định cư đến nơi ở mới, bàn giao mặt bằng cho xây dựng Liên hợp Lọc hóa dầu; tiếp tục phát triển những ngành công nghiệp sau hóa dầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thanh Hóa cần có tầm nhìn “tứ sơn”
Sáng 23-12, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí cho rằng Xứ Thanh cần đưa “tứ sơn” (Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn) thành những đô thị động lực cho phát triển. Đây là lần thứ 3 Thủ tướng làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong hơn 2 năm qua.
Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh cực bắc miền Trung, năm 2018, Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng cao kỷ lục - 15,16%. GDP bình quân đầu người ước đạt 1.990 USD, gấp 1,3 lần năm 2015. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 95.000 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2015. Thu ngân sách đạt 23.500 tỷ đồng. Năm 2019, tỉnh đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế ít nhất là 20%.
Du lịch tăng bình quân hơn 14%/năm và năm nay, ngành du lịch của tỉnh đón hơn 8,2 triệu lượt khách, đạt doanh thu hơn 10.620 tỷ đồng.
Sau khi lắng nghe các ý kiến thành viên đoàn công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Thanh Hóa đã phát triển tương đối toàn diện trong 3 năm qua, để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ, trước hết là tăng năng lực sản xuất, quy mô sản xuất. Trong đó, Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của tỉnh, cùng với các bộ, ngành liên quan, dành nhiều công sức để đưa Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD vào vận hành. Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng trước xu hướng đoàn kết, thống nhất của tỉnh được tăng cường, được khẳng định qua công việc.
Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận, tăng trưởng của Thanh Hóa vẫn dưới mức tiềm năng. Các doanh nghiệp lớn vào Thanh Hóa còn ít. An ninh trật tự, an toàn xã hội còn bất cập mặc dù gần đây đã khắc phục một bước quan trọng.
Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ, giải pháp lớn nhất, quan trọng nhất của Thanh Hóa là đoàn kết thống nhất vì sự nghiệp của Đảng và nhân dân. Đây là cội nguồn của sức mạnh.
Tỉnh phải tiến hành công nghiệp hóa mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Phải thúc đẩy đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng quan trọng của Thanh Hóa như cảng, sân bay, một số hạ tầng... “Tại sao không đặt vấn đề sân bay ở đây đón chuyến bay trực tiếp từ nhiều quốc gia, tại sao không xây dựng thành phố sân bay”. Những nhiệm vụ cụ thể này, lãnh đạo tỉnh cần “sát sàn sạt” hơn nữa.
Thanh Hóa cũng cần giữ màu xanh, nhất là phía tây rộng lớn bằng trồng rừng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp. “Nếu không tính vấn đề này thì không ổn”, Thủ tướng nói.
Cho rằng yếu tố quyết định là nhân lực và cán bộ, Thủ tướng nêu rõ, với trên 2 triệu người trong độ tuổi lao động, nếu được đào tạo có tay nghề cao thì sẽ là nguồn lực phát triển rất lớn.
Thủ tướng cũng nhất trí cho rằng Thanh Hóa cần có tầm nhìn “tứ sơn” (Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn) trong quy hoạch phát triển.
Thanh Hóa không chỉ có Nghi Sơn mà còn có các thế mạnh khác. Vì vậy, cần định định vị TP. Thanh Hóa ở quy mô nào, làm sao phát triển “tứ sơn” thành động lực tăng trưởng. “Khi mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) vào tỉnh Thanh Hóa thì cái gì tác động tới người dân, doanh nghiệp thì chúng ta phải tính rất sát”, chứ không để công việc đình trệ vì những cam kết đã ký./.
Sau sự kiện ngày hôm nay, theo Thủ tướng còn rất nhiều việc phải làm: “Tôi yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, cần quản lý và vận hành thật tốt để Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động an toàn, ổn định, bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra, không để tồn tại các lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành”; phải tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường cũng như hoàn thành các thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng pháp luật Việt Nam.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước các công trình xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nghiệm thu dự án theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về xây dựng, bảo đảm vận hành nhà máy tuyệt đối an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và đạt hiêu quả cao nhất.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với những bài học, kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tiếp tục thực hiện thành công các dự án trọng điểm khác về dầu khí, tiếp tục góp phần to lớn hơn nữa vào bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn có trách nhiệm cùng nhau tiếp tục chăm lo giải quyết tốt việc làm, đời sống cho đồng bào địa phương, nhất là đồng bào phải tái định cư đến nơi ở mới, bàn giao mặt bằng cho xây dựng Liên hợp Lọc hóa dầu; tiếp tục phát triển những ngành công nghiệp sau hóa dầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thanh Hóa cần có tầm nhìn “tứ sơn”
Sáng 23-12, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí cho rằng Xứ Thanh cần đưa “tứ sơn” (Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn) thành những đô thị động lực cho phát triển. Đây là lần thứ 3 Thủ tướng làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong hơn 2 năm qua.
Theo báo cáo của lãnh đạo tỉnh cực bắc miền Trung, năm 2018, Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng cao kỷ lục - 15,16%. GDP bình quân đầu người ước đạt 1.990 USD, gấp 1,3 lần năm 2015. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 95.000 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2015. Thu ngân sách đạt 23.500 tỷ đồng. Năm 2019, tỉnh đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế ít nhất là 20%.
Du lịch tăng bình quân hơn 14%/năm và năm nay, ngành du lịch của tỉnh đón hơn 8,2 triệu lượt khách, đạt doanh thu hơn 10.620 tỷ đồng.
Sau khi lắng nghe các ý kiến thành viên đoàn công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Thanh Hóa đã phát triển tương đối toàn diện trong 3 năm qua, để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ, trước hết là tăng năng lực sản xuất, quy mô sản xuất. Trong đó, Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của tỉnh, cùng với các bộ, ngành liên quan, dành nhiều công sức để đưa Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD vào vận hành. Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng trước xu hướng đoàn kết, thống nhất của tỉnh được tăng cường, được khẳng định qua công việc.
Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận, tăng trưởng của Thanh Hóa vẫn dưới mức tiềm năng. Các doanh nghiệp lớn vào Thanh Hóa còn ít. An ninh trật tự, an toàn xã hội còn bất cập mặc dù gần đây đã khắc phục một bước quan trọng.
Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ, giải pháp lớn nhất, quan trọng nhất của Thanh Hóa là đoàn kết thống nhất vì sự nghiệp của Đảng và nhân dân. Đây là cội nguồn của sức mạnh.
Tỉnh phải tiến hành công nghiệp hóa mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển đất nước. Phải thúc đẩy đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng quan trọng của Thanh Hóa như cảng, sân bay, một số hạ tầng... “Tại sao không đặt vấn đề sân bay ở đây đón chuyến bay trực tiếp từ nhiều quốc gia, tại sao không xây dựng thành phố sân bay”. Những nhiệm vụ cụ thể này, lãnh đạo tỉnh cần “sát sàn sạt” hơn nữa.
Thanh Hóa cũng cần giữ màu xanh, nhất là phía tây rộng lớn bằng trồng rừng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp. “Nếu không tính vấn đề này thì không ổn”, Thủ tướng nói.
Cho rằng yếu tố quyết định là nhân lực và cán bộ, Thủ tướng nêu rõ, với trên 2 triệu người trong độ tuổi lao động, nếu được đào tạo có tay nghề cao thì sẽ là nguồn lực phát triển rất lớn.
Thủ tướng cũng nhất trí cho rằng Thanh Hóa cần có tầm nhìn “tứ sơn” (Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn) trong quy hoạch phát triển.
Thanh Hóa không chỉ có Nghi Sơn mà còn có các thế mạnh khác. Vì vậy, cần định định vị TP. Thanh Hóa ở quy mô nào, làm sao phát triển “tứ sơn” thành động lực tăng trưởng. “Khi mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) vào tỉnh Thanh Hóa thì cái gì tác động tới người dân, doanh nghiệp thì chúng ta phải tính rất sát”, chứ không để công việc đình trệ vì những cam kết đã ký./.
Hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Hà Nội: Thực trạng, vấn đề và giải pháp  (25/12/2018)
Lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư  (25/12/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 17 đến 23-12-2018)  (25/12/2018)
Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ đức, đủ tài, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững  (25/12/2018)
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (25/12/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay