Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 20-11 đến ngày 26-11-2017)
22:03, ngày 27-11-2017
TCCSĐT - Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi ơn những chiến sỹ Đoàn tàu Không số Anh hùng; Đoàn kết hòa hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác và các tầng lớp nhân dân; Bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Nẵng với ông Nguyễn Xuân Anh; Bế mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV; Cần bảo đảm tính trang nghiêm và chiều sâu văn hóa của Bảo tàng Hồ Chí Minh; Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh; Họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII
Sáng 21-11-2017, Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 - 2022 diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.
Đại hội diễn ra trong hai ngày 21 và 22-11-2017 với chủ đề “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII có ý nghĩa quan trọng nhằm tổng kết và đánh giá kết quả công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017); đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022), hoạt động theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Trong diễn văn khai mạc, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhấn mạnh, trải qua 36 năm trưởng thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Thành lập Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nâng cao hiệu quả hoạt động phật sự, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác phật sự của các Ban, Viện Trung ương, nhất là các Ban mới thành lập trong nhiệm kỳ VII.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cho biết, trong nhiệm kỳ qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội Phật giáo trọng đại với nội dung hoằng pháp và hội thảo khoa học như: Đại lễ kỷ niệm 50 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân; Hội thảo khoa học: Năm mươi năm phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam (1963 - 2013); Đại lễ Tưởng niệm 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, khánh thành, an vị Thánh tượng Phật hoàng tại Yên Tử…
Đặc biệt, Giáo hội đã tổ chức các đoàn đi hoằng pháp phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài các Hội Phật tử Việt Nam tại các nước châu Âu đã thành lập, Giáo hội tiếp tục thành lập các Hội Phật tử Việt Nam tại nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Angola, Mozambique; củng cố Hội Phật tử Việt Nam tại Lào và Campuchia; kết nối và mời về thăm Việt Nam chư tăng của hệ phái Phật giáo Việt tông đang trụ trì 21 ngôi chùa Việt Nam tại Thái Lan. Công tác từ thiện xã hội, chăm lo an sinh cho cộng đồng của Giáo hội trong nhiệm kỳ qua đạt hàng nghìn tỷ đồng…
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định, trong gần hai nghìn năm gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Phật giáo luôn lấy đức từ bi, hỷ xả, lấy chân - thiện - mỹ để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và phương châm hành đạo.
Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi ơn những chiến sỹ Đoàn tàu Không số Anh hùng
Đại hội diễn ra trong hai ngày 21 và 22-11-2017 với chủ đề “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII có ý nghĩa quan trọng nhằm tổng kết và đánh giá kết quả công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017); đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022), hoạt động theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Trong diễn văn khai mạc, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhấn mạnh, trải qua 36 năm trưởng thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Thành lập Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nâng cao hiệu quả hoạt động phật sự, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác phật sự của các Ban, Viện Trung ương, nhất là các Ban mới thành lập trong nhiệm kỳ VII.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cho biết, trong nhiệm kỳ qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội Phật giáo trọng đại với nội dung hoằng pháp và hội thảo khoa học như: Đại lễ kỷ niệm 50 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân; Hội thảo khoa học: Năm mươi năm phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam (1963 - 2013); Đại lễ Tưởng niệm 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, khánh thành, an vị Thánh tượng Phật hoàng tại Yên Tử…
Đặc biệt, Giáo hội đã tổ chức các đoàn đi hoằng pháp phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài các Hội Phật tử Việt Nam tại các nước châu Âu đã thành lập, Giáo hội tiếp tục thành lập các Hội Phật tử Việt Nam tại nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Angola, Mozambique; củng cố Hội Phật tử Việt Nam tại Lào và Campuchia; kết nối và mời về thăm Việt Nam chư tăng của hệ phái Phật giáo Việt tông đang trụ trì 21 ngôi chùa Việt Nam tại Thái Lan. Công tác từ thiện xã hội, chăm lo an sinh cho cộng đồng của Giáo hội trong nhiệm kỳ qua đạt hàng nghìn tỷ đồng…
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định, trong gần hai nghìn năm gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Phật giáo luôn lấy đức từ bi, hỷ xả, lấy chân - thiện - mỹ để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và phương châm hành đạo.
Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi ơn những chiến sỹ Đoàn tàu Không số Anh hùng
Trên con đường biển mang tên Bác Hồ kính yêu, lực lượng vận tải biển của Hải quân nhân dân Việt Nam đã huy động gần 2.000 lượt tàu, đi trên 4 triệu hải lý, vận chuyển 8 vạn lượt người, trên 15 vạn tấn vũ khí, đạn dược và hàng vạn tấn hàng hóa chi viện đắc lực cho nhiều hướng chiến trường, nhiều địa bàn trọng yếu mà đường bộ chưa vươn tới được, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
56 năm sau Ngày thành lập đơn vị huyền thoại này, chiều 21-11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt thân tình một số cựu chiến binh Hội Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển toàn quốc - tổ chức đại diện cho hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trên con đường biển mang tên Bác ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Nhiều người trong số những đại biểu dự cuộc gặp mặt đã trực tiếp đi hàng chục chuyến tàu chở vũ khí vào chiến trường và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành những nhân chứng sống của Đoàn tàu Không số năm xưa.
Ra đời theo một chỉ thị bí mật của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương 56 năm trước (ngày 23-11-1961), Đoàn 759 với những con tàu Không số, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, trang thiết bị cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Với 6 chiếc thuyền gỗ thô sơ ban đầu và 38 cán bộ, chiến sỹ làm nòng cốt trong ngày đầu thành lập, trong 14 năm thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đường biển mang tên Bác, đơn vị đặc biệt này đã phát triển thành một binh đoàn vận tải chiến lược trên biển, hình thành nhiều tuyến, mở hàng chục bến bãi.
Đã có 11 tàu và 20 cá nhân Đoàn tàu Không số được phong tặng đơn vị, cá nhân Anh hùng Lực lượng Vũ trang; 1050 tập thể, cá nhân được tặng thưởng, Huân chương Quân công, Chiến công, Chiến sỹ Giải phóng các hạng. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển, Chủ tịch nước đã trao tặng cán bộ chiến sĩ Đoàn tàu Không số (Lữ đoàn 125 Hải quân) Huân chương Hồ Chí Minh - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước để ghi nhận những đóng góp đặc biệt xuất sắc của đơn vị trong kháng chiến.
Buổi gặp mặt của các cựu chiến binh và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra đầy xúc động với những câu chuyện về các chiến sỹ tàu Không số anh dũng cảm tử, hy sinh thân mình để hoàn thành nhiệm vụ; về những người lính gác lại hạnh phúc riêng tư, xả thân vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.
“Đảng, Nhà nước luôn ghi nhận và sẽ làm tốt hơn nữa trong việc thực hiện cơ chế, chính sách cho các thương binh, Anh hùng, liệt sỹ”, Thủ tướng nói và khẳng định Chính phủ sẽ cố gắng lao động, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính vì truyền thống của dân tộc, truyền thống của Đoàn tàu Không số Anh hùng, đưa đất nước ngày một tiến lên.
Đoàn kết hòa hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác và các tầng lớp nhân dân
Nhân dịp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022), chiều 23-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt với Đoàn đại biểu Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa được Đại hội suy tôn, suy cử đến thăm và báo cáo kết quả Đại hội.
Với chủ đề “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022) diễn ra trong các ngày 21 đến 22-11, với sự tham dự của 1.250 đại biểu tăng ni, cư sỹ, phật tử ưu tú đại diện cho các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; 52 tăng ni, phật tử đại diện các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu; các Đoàn đại biểu Phật giáo nước ngoài.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII; gửi lời chúc mừng, tình cảm sâu sắc tới Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng toàn thể Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa được Đại hội suy tôn, suy cử.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII là một sự kiện tôn giáo quan trọng, là ngày hội, ngày vui chung của toàn thể tăng ni, đồng bào phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng và đánh giá cao Đại hội đã thực hiện nhiều nội dung quan trọng như tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ vừa qua; đề ra phương hướng công tác nhiệm kỳ tới; thảo luận, thống nhất việc tu chỉnh Hiến chương và tấn phong giáo phẩm cùng nhiều chương trình Phật sự khác. Đặc biệt, Đại hội đã suy tôn, suy cử Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ mới để đảm trách các vị trí lãnh đạo trong bộ máy tổ chức của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, điều hành hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong 5 năm tới; tiếp tục động viên tăng ni, phật tử cùng toàn dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, sống hài hòa, đoàn kết hòa hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác và các tầng lớp nhân dân, xứng đáng với truyền thống yêu nước và đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, thành công của Đại hội thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, cùng với sự ủng hộ của tăng ni, phật tử ở trong và ngoài nước; khẳng định sự phát triển lớn mạnh, sự đoàn kết thống nhất của Phật giáo Việt Nam, tiếp thêm làn gió mới vào đời sống sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, đồng bào phật tử, tạo không khí vui tươi, hoan hỉ trong các tầng lớp nhân dân có tình cảm, tín ngưỡng Phật giáo.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhận, đánh giá cao, trân trọng biểu dương và chúc mừng những kết quả, đóng góp thiết thực, đầy ý nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và toàn thể tăng ni, phật tử đối với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua.
Bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Nẵng với ông Nguyễn Xuân Anh
Sáng 24-11, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tổ chức phiên họp bất thường dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Nho Trung, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố để xem xét về việc đề nghị bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
48/49 đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Sau khi thông qua nghị quyết, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng thống nhất giao cho Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố hoàn tất thủ tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Bế mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
Chiều 24-11, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, đã bế mạc sau một tháng làm việc với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 4 diễn ra trong thời điểm tổ chức Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC lần thứ 25, tình hình trong nước chịu tác động ảnh hưởng nặng nề của mưa bão, lũ lụt. Là kỳ họp cuối năm, Quốc hội đã dành nhiều thời gian để thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018 - 2020. Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự đồng thuận của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức phấn đấu hoàn thành 13 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế, tồn tại trong một số ngành, lĩnh vực; đánh giá nguyên nhân của mặt được và chưa được; phân tích, dự báo những nguy cơ, thách thức mà nước ta phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới đang biến động phức tạp, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, đòi hỏi Chính phủ, các cấp, các ngành phải có các giải pháp đột phá, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành mới có thể hoàn thành được mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với sự nhất trí và quyết tâm chính trị cao, Quốc hội đã quyết định thông qua các Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2018.
Trên cơ sở thảo luận nhiều lần, xem xét toàn diện, kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 6 luật, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển đất nước trong các lĩnh vực quy hoạch, quản lý nợ công, cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, phát triển lâm nghiệp, thủy sản, tăng cường, thúc đẩy công tác đối ngoại trong tình hình mới. Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, cho ý kiến về 9 dự án luật khác để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí... Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, các dự thảo luật sẽ tiếp tục được nghiên cứu, hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng để có thể trình Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp sau.
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã xem xét nhiều báo cáo quan trọng về: việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, phòng, chống tham nhũng; các nội dung này lần đầu tiên được phát thanh, truyền hình trực tiếp để nhân dân, cử tri cả nước theo dõi và giám sát. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã ghi nhận nhiều tiến bộ và chỉ ra hạn chế, tồn tại trong các lĩnh vực; đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần có giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm, tham nhũng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm cuộc sống bình an cho người dân và môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Cần bảo đảm tính trang nghiêm và chiều sâu văn hóa của Bảo tàng Hồ Chí Minh
Sáng 24-11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khảo sát thực tế và trao đổi với lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh về một số vấn đề liên quan đến việc chỉnh trang, đầu tư công nghệ, chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 2019) và 130 năm ngày sinh của Người (năm 2020).
Ghi nhận những nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Bảo tàng Hồ Chí Minh trong những năm qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của bảo tàng trong hệ thống bảo tàng quốc gia, góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu nước của các thế hệ. Vì vậy, việc chỉnh trang lại một số hạng mục ngoại cảnh, ứng dụng các công nghệ mới cho hệ thống trưng bày là rất cần thiết.
Phó Thủ tướng cho rằng, Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong Cụm Di tích lịch sử, văn hóa Ba Đình, vì vậy, việc chỉnh trang cần có sự kết nối, đồng bộ về không gian, kiến trúc, ngoại cảnh với các di tích khác, bảo đảm an toàn tuyện đối mọi mặt. Đặc biệt, bảo tàng phải luôn trật tự, trang trọng, sạch sẽ từ những việc nhỏ nhất để xứng đáng với vinh dự, trách nhiệm là nơi lưu giữ các kỷ vật, hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ, Nhà văn hóa lớn, Danh nhân văn hoá thế giới, “giản dị nhưng vô cùng sâu sắc”.
Phó Thủ tướng đồng tình với việc nên tập trung đầu tư ứng dụng các công nghệ hiện đại (âm thanh, ánh sáng, tin học hóa, đa phương tiện) để đổi mới hệ thống trưng bày của bảo tàng; đồng thời lưu ý khi thực hiện chỉnh trang, sửa chữa, đầu tư mới, lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh phải rất thận trọng với những hạng mục đã được xây dựng từ đầu. Mỗi căn phòng, mỗi hạng mục của bảo tàng đều mang giá trị, ý nghĩa văn hóa, lịch sử, vì vậy, các đồng chí phải rất cẩn trọng, kỹ càng - Phó Thủ tướng nói.
Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh
Chiều 24-11, với 93,69% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị quyết được thông qua quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố) về quản lý đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách nhà nước; quy định cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý.
Đối tượng áp dụng là: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Về quản lý đất đai, Nghị quyết nêu rõ, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện công khai lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Về quản lý đầu tư, theo Nghị quyết, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, trừ dự án quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công.
Về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, theo Nghị quyết, Hội đồng Nhân dân Thành phố đề xuất để Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành.
Về cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý, theo Nghị quyết, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-01-2018.
Họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Ngày 25-11-2017, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Thường trực Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến về tiến độ, kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án, xác minh một số vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Thường trực Ban Chỉ đạo nhất trí đánh giá, từ sau Phiên họp thứ 12 (tháng 7-2017) của Ban Chỉ đạo đến nay, các cơ quan chức năng đã tích cực, khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với mức án nghiêm minh, đúng pháp luật, được dư luận đánh giá cao; đưa vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Tham ô tài sản”.
Vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Dự án B5 Cầu Diễn (Hà Nội) đã được cơ quan chức năng khẩn trương đưa ra xét xử, với những mức án nghiêm minh theo quy định của pháp luật (01 án chung thân).
Về phương hướng sắp tới, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất kế hoạch để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 15 vụ án, 08 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trong năm 2017 và quý I năm 2018.
Phát biểu kết luận Cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo nêu rõ Thường trực Ban Chỉ đạo biểu dương Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương nỗ lực, cố gắng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Tổng Bí thư đánh giá từ sau cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tháng 4-2017, công tác phòng, chống tham nhũng nói chung, việc xem xét một số vụ án cụ thể nói riêng, đã thu được kết quả tích cực, đạt tiến độ, yêu cầu đề ra, có những vụ việc vượt yêu cầu; nhân dân rất phấn khởi, hoan nghênh, đánh giá cao.
Tuy nhiên, một số việc còn chậm tiến độ so với kế hoạch, vẫn là vướng ở khâu điều tra, giám định, thu hồi tài sản, rồi việc xác định tội danh, qua kiểm tra cho thấy cấp dưới chuyển chưa mạnh bằng cấp trên./.
Giới thiệu biểu tượng chính thức Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”  (27/11/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 20 đến ngày 26-11-2017  (27/11/2017)
Tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế  (26/11/2017)
Chủ tịch nước gửi điện chia buồn về vụ khủng bố đẫm máu ở Ai Cập  (26/11/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên