Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh
TCCS - Có thể nói, văn hóa biển, văn hóa công nhân mỏ, văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số là những thành tố chính tạo nên sự “đa dạng trong thống nhất” của văn hóa Quảng Ninh. Con người nơi đây cũng hội tụ từ nhiều vùng miền, có khí chất phóng khoáng, mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm…
Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014, của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 9-3-2018, “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” với mục tiêu: Gìn giữ và phát huy bền vững bản sắc văn hóa; các giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; xây dựng con người Quảng Ninh với các đặc trưng “Năng động - sáng tạo - hào sảng - lành mạnh - văn minh - thân thiện”.
Hình thành nét đặc trưng riêng
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Phòng quản lý, điều hành Phòng Nghiệp vụ Văn hóa - Gia đình, Sở Văn hoá - Thể thao cho biết, việc cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh là rất quan trọng, đóng vai trò động lực trong tiến trình đi lên của tỉnh. Đến nay, một số nội dung đã và đang tiếp tục được cụ thể hóa thành các quy hoạch, đề án, chuyên đề về văn hóa, thể thao, tạo tiền đề cho việc hình thành những nét đặc trưng riêng của tỉnh Quảng Ninh.
Đơn cử như việc ban hành Chương trình “Nụ cười Hạ Long”, Bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Bộ tiêu chí Người Quảng Ninh, Tủ sách Văn hiến Quảng Ninh, Đề án bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, Đề án bảo tồn, phát huy các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030, Đề án Phát triển tài năng thể thao thành tích cao tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030...
Qua thực tế tìm hiểu cho thấy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, tỉnh đã huy động hiệu quả nhiều nguồn lực để tập trung xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ.
Ở cấp tỉnh, nhiều công trình được tỉnh đầu tư với nguồn vốn cả nghìn tỷ đồng, mang tầm quốc gia, khu vực, như Bảo tàng - Thư viện tỉnh, Cung quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm, Trung tâm Thể thao tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Thể thao vùng Đông Bắc… Nhiều trong số đó đã thể hiện được nét đặc sắc kiến trúc riêng, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách của tỉnh Quảng Ninh.
Ở cấp huyện, đến nay, thiết chế văn hóa, thể thao của 12/13 địa phương đã được xây mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp với tổng mức đầu tư gần 675 tỷ đồng; hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thôn, khu đạt trên 98%...
Cùng với đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa được quan tâm chú trọng. Các di sản, như Vịnh Hạ Long, Yên Tử, các di sản nhà Trần tại Đông Triều, đền Cửa Ông và nhiều di tích danh thắng khác... trong vòng 5 năm trở lại đây được đầu tư tu bổ, tôn tạo với nguồn kinh phí gần 3.000 tỷ đồng (chủ yếu từ nguồn vốn huy động xã hội hóa).
Đi cùng với đó là sự tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, do đó hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm, các giá trị văn hóa gắn liền với các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng được tôn vinh, lan tỏa…
Tỉnh Quảng Ninh có 5 Di tích Quốc gia đặc biệt, ngoại trừ Vịnh Hạ Long thì 4 di tích còn lại đã được công nhận trong vòng 10 năm gần đây. Hiện, tỉnh cũng đang tiếp tục xúc tiến việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử là Di sản thế giới; lập hồ sơ khoa học trình Chính phủ xếp hạng di tích Thương cảng Vân Đồn là Di tích Quốc gia đặc biệt...
Những năm gần đây, cùng với các hoạt động văn hóa, thể thao duy trì thường niên thì tỉnh Quảng Ninh cũng tổ chức nhiều sự kiện mới lạ, như Carnaval Hạ Long - Quảng Ninh, Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, Liên hoan xiếc thế giới, Festival âm nhạc, Tiếng hát Asean +3, Gala xiếc ba miền, Ngày hội Yoga quốc tế, Giải chạy marathon quốc tế Hạ Long, Giải bóng chuyền bãi biển quốc tế Tuần Châu... Qua đó đã tạo nên những sản phẩm văn hóa, thể thao đặc sắc, riêng có để quảng bá văn hóa, con người, hình ảnh Quảng Ninh đến với bạn bè quốc tế.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ gia đình đến cộng đồng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” gắn với Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã được đẩy mạnh góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống, lối sống lành mạnh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, góp phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ, đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn.
Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 96% đám cưới thực hiện nếp sống văn minh; khoảng 98,9% đám tang thực hiện nếp sống văn minh. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan đã giảm bớt đáng kể. 100% số thôn, khu phố toàn tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng quy ước, hương ước, cơ bản bảo đảm giải quyết được những vấn đề đặc thù của từng thôn, khu. 94% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 90% làng, khu phố đạt chuẩn văn hóa. Hằng năm có từ 20 đến 25 giải thi đấu thể thao cấp tỉnh được tổ chức, các địa phương tổ chức hơn 500 giải. Đến nay, số người tập luyện thể thao thường xuyên đạt 32%, số gia đình thể thao đạt 21%.
Phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh mẽ, phục vụ có hiệu quả các sự kiện chính trị của địa phương, góp phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ, đời sống văn hóa của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có trên 600 văn nghệ sĩ, hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật có nhiều khởi sắc. Riêng trong 2 năm qua, có thêm 1 Nghệ nhân nhân dân, 31 Nghệ nhân ưu tú, 23 Nghệ sỹ vùng Mỏ; mỗi năm có hơn 500 buổi diễn văn nghệ quần chúng và hàng trăm buổi liên hoan, hội thi, hội diễn...
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy cho biết, mục tiêu xây dựng nền văn hóa của sự phát triển, xây dựng con người Quảng Ninh hướng tới chân - thiện - mỹ, năng động, hào sảng, giàu khát vọng và nhân văn được tỉnh xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, cần tiếp tục tập trung thực hiện giai đoạn tới đây, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh trong thời kỳ đổi mới…/.
Tỉnh Quảng Ninh - Du lịch văn hóa và câu chuyện của 10 năm…  (06/09/2020)
Tái tạo Văn hoá Petrovietnam gắn với hoạt động chung của Tập đoàn  (03/09/2020)
Khởi sắc vùng căn cứ địa cách mạng  (03/09/2020)
Chính thức đóng điện lưới quốc gia ra đảo Trần  (02/09/2020)
Xây dựng nông thôn mới: Công tác tuyên truyền đi trước  (02/09/2020)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam