Hội nghị Văn hóa tỉnh Bắc Ninh năm 2022
TCCS - Ngày 23-10-2022, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức Hội nghị Văn hóa tỉnh Bắc Ninh năm 2022. Hội nghị đánh giá những thành tựu, hạn chế trong phát triển văn hóa tỉnh Bắc Ninh sau 25 năm kể từ khi tái lập tỉnh đến nay; đề ra định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh thời kỳ mới. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh; Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cùng gần 300 đại biểu đại diện cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, đại diện lãnh đạo các hội văn học, nghệ thuật, các nhà khoa học, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ của Trung ương và tỉnh Bắc Ninh, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 135 điểm cầu tại thành phố, các huyện, xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh với hơn 2.000 đại biểu tham dự.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, có vị trí rất quan trọng về quốc phòng, an ninh. Bắc Ninh - Kinh Bắc là vùng đất sơn thủy hữu tình, địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, khoa bảng và cách mạng. Hòa mình cùng với dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc hàng nghìn năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã kiến tạo, hội tụ kho tàng văn hóa đồ sộ, phong phú, độc đáo và chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc. Những trầm tích văn hóa kết tinh trong các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng những phẩm chất đặc trưng con người Bắc Ninh - Kinh Bắc đã góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa của dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa chúc mừng, biểu dương những cố gắng, nỗ lực phấn đấu và những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đạt được trong những năm qua, nhất là trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong tình hình mới. Tuy nhiên, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra sự phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh chưa đồng bộ, chưa ngang tầm và chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế; chưa phát huy đúng mức lợi thế nguồn lực văn hóa, con người trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí ở cơ sở chưa đồng bộ, đặc biệt là trong các khu công nghiệp chưa được quan tâm đầu tư; việc phát triển các dịch vụ văn hóa còn chậm; chất lượng hoạt động văn học, nghệ thuật chưa cao... Thời gian tới, trước yêu cầu của thời kỳ mới, bên cạnh những cơ hội rộng mở, thì sự phát triển của văn hóa của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Do đó, cần nhận thức sâu sắc và quán triệt, triển khai Nghị quyết số 71-NQ/TU, ngày 29-8-2022, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” (gọi tắt là Nghị quyết số 71-NQ/TU).
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng chỉ ra một số nhiệm vụ lớn mà tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt, như: 1- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa và xây dựng con người trong đổi mới và phát triển bền vững của tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết chuyên đề về văn hóa, xác định việc xây dựng văn hóa, con người là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Bắc Ninh; 2- Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Bắc Ninh - Kinh Bắc trong thời kỳ mới; 3- Tiếp tục đổi mới tư duy về quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa theo hướng tinh gọn, tinh thông, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với đặc thù của lĩnh vực văn hóa và thực tiễn địa phương; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa; 4- Phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực then chốt cho công tác quản lý văn hóa và cho các ngành văn hóa đặc thù; 5- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa và xây dựng Bắc Ninh thành một địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế; chủ động đón nhận thời cơ, thách thức để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, con người Bắc Ninh; xây dựng Bắc Ninh thành điểm đến hấp dẫn có tính kết nối cao, đóng vai trò là một trong các “cửa ngõ” trong xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chủ động hơn nữa trong xây dựng văn hóa, con người bằng những hành động cụ thể, thiết thực; lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng tốt hơn việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người Bắc Ninh trong thời gian tới bằng quyết tâm chính trị cao, trên cơ sở phát huy truyền thống văn hóa lâu đời, góp phần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, đạt được nhiều kết quả vừa mang tính toàn diện, vừa mang tính đột phá và sáng tạo trên các lĩnh vực, trong đó có văn hóa, phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại, cùng với cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Tại hội nghị với 10 ý kiến trình bày trực tiếp cùng hơn 25 tham luận của các sở, ban, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa, các văn nghệ sĩ, đại diện các hội văn học, nghệ thuật..., đã tập trung làm rõ những kết quả, thành tựu trên lĩnh vực văn hóa Bắc Ninh sau 25 năm tái lập tỉnh; thực trạng và những vấn đề đặt ra trong triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trên địa bàn tỉnh; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 71-NQ/TU; thảo luận, làm rõ những giải pháp cần thiết, hiệu quả để đưa nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Phát biểu kết luận hội nghị, bên cạnh việc khẳng định những kết quả đã đạt được, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn cũng thẳng thắn chỉ ra một số nguyên nhân những hạn chế, tồn tại trong quá trình xây dựng văn hóa, con người Bắc Ninh thời gian qua, như phát triển văn hóa tỉnh Bắc Ninh chưa có định hướng đồng bộ và mang tính dài hạn; chưa huy động được sức mạnh, nội lực của cộng đồng trong xây dựng và phát triển văn hóa; cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người chưa đồng bộ; nguồn kinh phí đầu tư cho văn hóa chưa cao, dàn trải, chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người; công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa gắn kết khai thác tốt các giá trị văn hóa, tạo không gian cho văn hóa phát triển...
Đồng chí Bí thư tỉnh Bắc Ninh khẳng định đây là hội nghị mang tính chiến lược trong lãnh đạo việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh. Từ đó, đồng chí nhấn mạnh một số giải pháp trọng tâm thời gian tới là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý văn hóa; xây dựng con người Bắc Ninh phát triển toàn diện, kết hợp hài hòa, chặt chẽ giá trị truyền thống và hiện đại; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa; đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa; phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa; quảng bá, chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa trong nước và thế giới; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội để phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh trở thành mục tiêu, động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hướng đến mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chào mừng thành công của Hội nghị Văn hóa tỉnh Bắc Ninh năm 2022, tỉnh Bắc Ninh tổ chức nhiều chương trình, như: Chương trình hát dân ca Quan họ trên thuyền tại Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh) vào hồi 19 giờ cùng ngày; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh và một số hoạt động văn hóa, trải nghiệm đường phố tại khu vực đường Lý Thái Tổ; Liên hoan Du lịch ẩm thực - làng nghề Bắc Ninh diễn ra từ ngày 22 đến ngày 26-10-2022 tại khu vực khuôn viên Thư viện tỉnh Bắc Ninh với quy mô 100 gian hàng, giới thiệu các tour, tuyến, điểm du lịch, các sản phẩm văn hóa, sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm ẩm thực nổi tiếng của Bắc Ninh và các vùng, miền; Hội chợ Công thương khu vực đồng bằng sông Hồng; Triển lãm Công nghệ thông tin và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 2 (dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12-2022 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc)./.
Tỉnh Bắc Ninh tuyên dương 222 tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách thuế năm 2020 và 2021  (14/10/2022)
Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh triển khai các bước thực hiện dự án đường vành đai 4  (12/10/2022)
Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh chú trọng phát triển kinh tế trang trại  (15/09/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay