Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội
TCCS - Hà Nội luôn xác định khởi nghiệp sáng tạo là hướng quan trọng của Thủ đô, lấy người dân và doanh nghiệp làm mục tiêu phục vụ, chính vì vậy, chính quyền thành phố luôn tạo mọi điều kiện để người dân và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Kiến tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện đang ở giai đoạn mới phát triển, do đó các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc định hướng mô hình kinh doanh, phát triển kinh doanh quốc tế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), thậm chí cả những kiến thức về tuân thủ pháp luật trong các nghiệp vụ thuế, kế toán, hóa đơn… Vì vậy, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần khuyến khích sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư từ giai đoạn sớm, mục đích là cùng chia sẻ rủi ro và kinh nghiệm thông qua các chương trình cố vấn với các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhu cầu gia tăng năng lực cạnh tranh của mình, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có được bàn đạp vững chắc khi tham gia vào thị trường.
Tại Kỳ họp thứ 9 khóa XV, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND, ngày 8-7-2019, của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, "về thông qua chủ trương ban hành đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 và các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thuộc đề án". Mục tiêu là phấn đấu đến năm 2025 hỗ trợ 500 dự án khởi nghiệp sáng tạo, trong đó hỗ trợ 150 doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm, tổng giá trị mua bán, sáp nhập ước tính khoảng 500 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, nghị quyết đã ban hành kèm theo năm nhóm cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực. Trong các nhóm hỗ trợ tại thành phố đưa ra hai mức hỗ trợ 50% kinh phí và 100% kinh phí. Mức hỗ trợ 50% cho các thành phần khác của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Hỗ trợ 100% kinh phí cho các nội dung sở hữu trí tuệ.
Xác định phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành “Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025” nhằm đẩy mạnh hỗ trợ, đưa Thủ đô trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước. Theo đó, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Một trong những mục tiêu chính của đề án là kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của thành phố với vai trò kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và dẫn dắt hệ sinh thái khởi nghiệp dáng tạo trên địa bàn Thủ đô.
Theo đó, Hà Nội đã triển khai kế hoạch thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Hiện tại, thành phố hỗ trợ hình thành các "vườn ươm" doanh nghiệp, không gian khởi nghiệp chung để phục vụ hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Ngoài ra, để cụ thể hóa các nội dung của đề án và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố tới các đối tượng thụ hưởng, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức nhiều hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo…, để sớm xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết.
Một vài kiến nghị phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong thời gian tới trên địa bàn Thủ đô
Về phía chính quyền Thủ đô
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền địa phương là phải tạo môi trường phát triển lành mạnh trong đó bao gồm cả môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội…
Về môi trường pháp lý, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hầu hết đều là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh trên thị trường còn yếu, chính vì vậy việc được tham gia vào môi trường cạnh tranh bình đẳng, được điều tiết bằng những quy định cụ thể, nhất quán của pháp luật là điều cần thiết để các doanh nghiệp có điều kiện phát triển.
Về môi trường kinh tế, chính quyền Thủ đô cần nâng cao kết cấu hạ tầng trực tuyến và trực tiếp, như: tạo ra các cơ chế để tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp; xây dựng nền tảng cho việc tìm kiếm đối tác; nền tảng giao kết và các sự kiện. Bên cạnh đó, cũng cần đầu tư các khu công nghệ cao, không gian công cộng cho mạng lưới liên kết và làm việc nhóm; tăng cường trao đổi kiến thức và chia sẻ bằng cách tăng cường hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và khởi nghiệp, viện nghiên cứu và khu công nghiệp, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong môi trường kinh doanh, chia sẻ và hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài… Với vấn đề về vốn, ngoài việc dựa vào vườn ươm khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn từ các nhà đầu tư, cần phát triển các tổ chức trung gian giúp cho doanh nghiệp gọi vốn từ cộng đồng. Song song với đó, chính quyền Thủ đô cần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tài chính, tín dụng bằng cách đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cho các doanh nghiệp có đủ giấy tờ cần thiết thế chấp vay vốn; thành lập quỹ đầu tư vốn của Thủ đô, quỹ bảo lãnh tín dụng…
Về môi trường chính trị - xã hội, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả cần nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức thông qua việc chuẩn hóa cán bộ và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. Chính quyền Thủ đô cần xác định việc hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các công chức trong bộ máy chính quyền.
Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, về mặt nhận thức, các doanh nghiệp cần xác định việc hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương chỉ là điều kiện cần, còn muốn tồn tại thì các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng tiếp cận và kêu gọi vốn đầu tư. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu, cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật để kịp thời nắm bắt, tiếp nhận, tận dụng các cơ hội, ưu đãi từ chính sách và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp.
Thứ hai, cần xây dựng chiến lược kinh doanh với mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Đây là yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đạt được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần có chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc sản phẩm phải khác biệt so với sản phẩm của đối thủ. Muốn vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên sự đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức đi kèm từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp mình.
Thứ ba, đầu tư có hiệu quả các nguồn lực vật chất và phi vật chất của doanh nghiệp, bao gồm nguồn lực về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, công nghệ, bản quyền… Nếu doanh nghiệp quản lý và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì việc đầu tư có hiệu quả các nguồn lực sẽ giúp nâng cao khả năng “tồn tại” trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt./.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp ở thành phố Hà Nội  (26/11/2020)
Giá trị văn minh - một đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  (19/11/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay