Vietcombank tham gia hội nghị Các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
TCCS - Ngày 11-8-2022, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức hội nghị Các giải pháp thúc đẩy thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Về phía Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối; Hồ Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng ủy Khối, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động của Đảng ủy Khối và các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy Khối.
Tham dự hội nghị còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo các, ban, bộ, ngành Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối; lãnh đạo các ban, đơn vị Đảng ủy Khối; thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động của Đảng ủy Khối; Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các đảng ủy trực thuộc.
Đại diện Vietcombank tham dự hội nghị và tham dự các chuỗi hoạt động của hội nghị có đồng chí Đỗ Việt Hùng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thành viên Hội đồng quản trị; Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng Giám đốc.
Trong những năm qua, các đơn vị, doanh nghiệp trong Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã hưởng ứng các nội dung Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong triển khai thực hiện cuộc vận động, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất, thực hiện nghĩa vụ đóng góp an sinh xã hội.
Cuộc vận động được các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương triển khai hiệu quả thiết thực, làm chuyển biến rõ nét về việc tạo thói quen dùng hàng Việt Nam, kích thích mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước; tăng tỷ lệ nội địa hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu; mở rộng thị trường, đặc biệt các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thể hiện tốt vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, như lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu, bưu chính viễn thông, tiền tệ, tín dụng chính sách xã hội... Với những kết quả đạt được thông qua cuộc vận động đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong những năm vừa qua.
Nhờ đó, dù bị tác động khó khăn do dịch bệnh COVID-19 nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước trước bối cảnh hạn chế xuất nhập khẩu nguyên, vật liệu, sản phẩm; tạo việc làm cho người lao động; giữ vững và phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định thị trường. Nhiều thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của các Tập đoàn, Tổng công ty, Ngân hàng, đơn vị trong Khối đã được Bộ Công thương công nhận là “Thương hiệu quốc gia” và vươn tầm ra nhiều nước trên thế giới, được đông đảo bạn hàng, đối tác, người tiêu dùng ưa thích. Qua đó, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về thương hiệu, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối ưu tiên sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau, trong 3 năm (2020 - 2022), có 24/38 doanh nghiệp, đơn vị trong Khối đã ký kết 149 lượt thỏa thuận, hợp tác sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau, với 1.543 hợp đồng đã ký kết, tổng giá trị hợp đồng gần 1.403 tỷ đồng.
Vietcombank luôn là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng những hành động thiết thực, các giải pháp, sản phẩm dịch vụ cụ thể nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước, ổn định thị trường tiêu dùng nội địa, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Việc triển khai Cuộc vận động tại Vietcombank trong những năm gần đây được cụ thể hóa bằng việc tập trung triển khai chương trình chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa hành trình số của khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ số hoá với nhiều tính năng, tiện ích vượt trội, tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng.
♦ Đối với khách hàng cá nhân, Vietcombank tự hào cung ứng dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank - ứng dụng ngân hàng di động cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính đa dạng, như chuyển tiền nhanh 24/7, gửi tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, thanh toán QR Pay, mua sắm trực tuyến, mở tài khoản thanh toán online... Ứng dụng Ngân hàng số VCB Digibank của Vietcombank đã nhận nhiều giải thưởng lớn của các tổ chức đánh giá uy tín trong nước và khu vực, như giải thưởng Ứng dụng ngân hàng số tốt nhất Việt Nam 2020 của The Asian Banker, giải thưởng Sao Khuê năm 2021, 2022, Giải thưởng chuyển đổi số tiêu biểu Việt Nam 2021.
♦ Đối với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), Vietcombank đã nghiên cứu phát triển ứng dụng Ngân hàng số chuyên biệt VCB DigiBiz, giúp doanh nghiệp SMEs tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng thuận tiện, nhanh chóng với chi phí thấp, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp này. Nền tảng số VCB DigiBiz đã được vinh danh tại lễ trao giải Sao Khuê 2022 vì mang đến những trải nghiệm thiết thực cho các doanh nghiệp SMEs trên nền tảng công nghệ 4.0.
♦ Đối với khách hàng doanh nghiệp và tổ chức, Vietcombank đã phát triển thành công Hệ thống VCB CashUp - hệ thống thanh toán và quản lý dòng tiền hiện đại, toàn diện đầu tiên tại Việt Nam. Với ngân hàng hợp kênh Omni-channel, VCB CashUp được thiết lập với giao diện thông minh trên tất cả các thiết bị công nghệ, đem lại trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng; đồng thời, đáp ứng nhu cầu quản lý đa tầng, đa phương, phục vụ tổng thể cho cả hệ sinh thái của doanh nghiệp. Vietcombank cũng đã đi đầu triển khai dịch vụ tài trợ thương mại trực tuyến qua chương trình VCBCC, bảo đảm chất lượng cao và đạt chuẩn quốc tế, nhằm hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tài trợ thương mại.
Với dịch vụ ngân hàng số uy tín, chất lượng và nhiều kinh nghiệm, từ năm 2020, Vietcombank tự hào là ngân hàng tiên phong được Chính phủ lựa chọn cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Không chỉ dừng lại ở đó, Vietcombank đang tiếp tục ứng dụng công nghệ vào các hoạt động thanh toán dịch vụ công, như cho phép khách hàng sử dụng VCB Digibank, QR Code, thanh toán không tiếp xúc… nhằm đẩy mạnh triển khai thanh toán dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Với các nền tảng số đa dạng cho từng nhóm khách hàng chuyên biệt, Vietcombank đã đưa dịch vụ ngân hàng tới gần hơn với đông đảo người dân, đặc biệt người dân ở các vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng./.
Tuyết Tuyết (tổng hợp)
Vietcombank 7 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Top 10 ngân hàng thương mại uy tín  (11/08/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam