Cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo, tổ chức việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế
1. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc với 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Tuyên Quang và 6 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình); với 141 xã, phường, thị trấn. Đảng bộ tỉnh có 11 đảng bộ trực thuộc, 483 tổ chức cơ sở đảng với 55.566 đảng viên(1). Trong những năm gần đây, việc thực hiện tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế ở Tuyên Quang được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ cấp tỉnh đến cơ sở. Việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội theo các quy định của Trung ương thường xuyên được chú trọng thực hiện. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cấp huyện đã và đang triển khai các đề án hợp nhất một số cơ quan, đơn vị nhằm tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy của hệ thống chính trị. Từ năm 2015 đến năm 2018, toàn tỉnh đã tinh giản được 718 biên chế(2). Việc tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong những năm qua, để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc thực hiện tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy của hệ thống chính trị là một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện với mục tiêu:
- Về công tác tổ chức, bộ máy: Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Không thành lập các tổ chức trung gian, chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp thật sự cần thiết do yêu cầu của thực tiễn. Hoàn thiện đề án chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, huyện ủy, thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan giúp việc của hội đồng nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định, hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương. Hoàn thiện quy hoạch, rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực, nhất là hệ thống trường học. Phân loại đơn vị sự nghiệp để thực hiện các hình thức chuyển đổi phù hợp. Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công ngoài nhà nước, nhất là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học.
- Về tinh giản biên chế: Bảo đảm không tăng tổng biên chế của hệ thống chính trị. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thành lập mới trường, tăng lớp, trên cơ sở tăng số lượng học sinh; lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh..., thì có thể bổ sung biên chế phù hợp, nhưng phải quản lý chặt chẽ. Giữ ổn định biên chế của các tổ chức hội được tỉnh giao biên chế đến hết năm 2016. Từ năm 2017, thực hiện khoán hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.
Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị các khối Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế. Đến năm 2021, số cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế đạt tỷ lệ 10% so với năm 2015. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tuyển dụng số công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định(3). Từ năm 2015 đến năm 2021, tinh giản 263 biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước; tinh giản 1.946 biên chế đơn vị sự nghiệp(4).
2. Có thể nói, khi mới thực hiện, việc tinh gọn bộ máy cũng như tinh giản biên chế còn gặp những khó khăn, thách thức như các văn bản quy định, hướng dẫn về chức năng, cơ cấu tổ chức, về thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu và chưa đồng bộ. Mặt khác, tổng biên chế của tỉnh được giao ở mức thấp, nhiều đơn vị biên chế được giao chưa đạt mức tối thiểu theo quy định của Trung ương, của ngành.
Để khắc phục những khó khăn, vượt qua thách thức trên, địa phương đã đề ra các giải pháp, lộ trình phù hợp, hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở triển khai quán triệt chủ trương, kế hoạch đến đông đảo đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế nhằm xây dựng bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cùng với đó là nâng cao chất lượng, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Bản mô tả vị trí việc làm và khung năng lực theo danh mục vị trí việc làm của các sở, ban, ngành, địa phương và hạng chức danh nghề nghiệp tối thiểu của các đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức triển khai; hằng tháng, hằng quý báo cáo kết quả thực hiện.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của đông đảo cán bộ, công chức, đến nay, công tác tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đã bước đầu có những kết quả tích cực. Đã thực hiện rà soát, sắp xếp các cơ quan trực thuộc cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện. Tính đến cuối năm 2018, 6/6 cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy đã giảm 08 đầu mối, giảm 08 vị trí trưởng phòng; lộ trình đến năm 2020 giảm 20 phó phòng và 02 phó ban. Triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại Văn phòng Tỉnh ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy (theo đó giảm 02 biên chế kế toán, 01 biên chế lái xe; theo lộ trình đến năm 2021 giảm 06 biên chế ở bộ phận phục vụ) và Đề án quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, các huyện, thành phố (theo đó, giảm 01 đầu mối chuyên môn chuyên trách cấp tỉnh, giảm 01 phó ngành cấp tỉnh, tinh giản 02 biên chế). Ngoài ra, có 15 cơ quan, đơn vị khác đã xây dựng 25 đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức nhằm bảo đảm tinh gọn, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo và nâng cao hiệu lực, hoạt động hiệu quả.
Đã phê duyệt 08 đề án hợp nhất cơ quan cấp huyện và đưa vào thực hiện 04 đề án (trong đó 01 huyện hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra huyện ủy và thanh tra huyện, 02 huyện hợp nhất ban tổ chức huyện ủy với phòng nội vụ, 01 huyện hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân); thí điểm thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tại 03 huyện, thành phố. Thực hiện xây dựng đề án đến năm 2021 sẽ điều chỉnh đơn vị hành chính đối với huyện Lâm Bình và thành phố Tuyên Quang, đồng thời sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp xã để bảo đảm tiêu chí về diện tích và dân số theo quy định.
Bên cạnh việc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện thí điểm mô hình mới về tổ chức, kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo, quản lý, như trưởng ban dân vận tỉnh ủy và 3/7 trưởng ban dân vận cấp huyện đồng thời là chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. 7/7 huyện, thành phố bố trí trưởng ban tuyên giáo đồng thời làm giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị. Ở cấp xã, 103/141 xã, phường, thị trấn thực hiện bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân; 34/141 phó bí thư đảng ủy đồng thời làm chủ tịch hội đồng nhân dân; 8/141 bí thư đảng ủy đồng thời làm chủ tịch ủy ban nhân dân; 141/141 xã, phường, thị trấn thực hiện rà soát để xây dựng phương án bố trí cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố thực hiện kiêm nhiệm công việc người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo hướng một người kiêm nhiệm không quá 3 chức danh phù hợp với điều kiện cụ thể của xã, thôn, tổ dân phố(5).
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, triển khai Đề án sắp xếp lại các điểm trường, lớp học gắn với bố trí số lượng người làm việc đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021, theo đó sẽ giảm 302 điểm trường, giảm 160 lớp, giảm 257 giáo viên. Sắp xếp cơ quan Sở Y tế và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở, giảm 40 đầu mối (trong đó, tại cơ quan Sở Y tế giảm 02 đầu mối, các đơn vị trực thuộc ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã giảm 38 đầu mối). Sắp xếp, tổ chức lại 3 ban quản lý khu du lịch, gồm: Ban Quản lý Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào, Ban Quản lý Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm và Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Na Hang thành 01 đầu mối (giảm 02 đơn vị sự nghiệp). Chuyển Trung tâm đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp sang hoạt động theo mô hình tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên (giảm 07 biên chế). Trong năm 2018, đã thực hiện sắp xếp, giảm 15 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế, giảm 19 đầu mối, 15 cấp trưởng và 02 cấp phó; giảm 216 điểm trường, tiết kiệm được 183 giáo viên.
Qua quá trình triển khai việc tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, từ năm 2015 đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã tinh gọn, giảm 08 đầu mối cơ quan cấp tỉnh, 02 đơn vị sự nghiệp thuộc cấp sở, hợp nhất 04 cơ quan cấp huyện, tinh giản được 718 người (trong đó 79 công chức hành chính, 552 công chức, viên chức sự nghiệp, 87 cán bộ, công chức cấp xã). Có thể thấy, đây là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị của tỉnh Tuyên Quang. Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai việc tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy của hệ thống chính trị, cần thiết phải thực hiện những khâu trọng tâm như:
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có chất lượng để mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và những mặt tích cực của chủ trương, chính sách, từ đó đồng lòng thực hiện. Có như vậy, việc triển khai mới thuận lợi.
Thứ hai, việc sắp xếp, cơ cấu bộ máy, bố trí nhân lực phải được tiến hành một cách khoa học theo vị trí việc làm, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, từ đó bộ máy vận hành mới thông suốt, hiệu quả.
Thứ ba, phải có tầm nhìn chiến lược trong khâu tuyển dụng, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công việc, từ đó cán bộ, công chức, viên chức mới đảm nhiệm tốt công việc được giao.
Thứ tư, song song với việc triển khai, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát; lắng nghe ý kiến phản ánh từ cơ sở để từ đó kịp thời xử lý những vướng mắc, bất cập xảy ra.
Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực những năm gần đây, như tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm sau cao hơn năm trước: Năm 2017 tăng 7,62% so với năm 2016; năm 2018 tăng 8,04% so với năm 2017; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững(6), văn hóa xã hội có bước phát triển... có tác động quan trọng của việc tinh giản biên chế, đồng thời nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của bộ máy hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang. Do đó, thời gian tới, công việc này cần được tiếp tục phát huy, nhân rộng, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Tuyên Quang./.
-------------------------------------------------
(1) Tỉnh ủy Tuyên Quang (2019), Báo cáo số 312-BC/TU, ngày 13-02-2019, về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực hiện một số nghị quyết về xây dựng Đảng
(2) Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tuyên Quang (2018), Báo cáo số 632-BC/BTCTU, ngày 17-12-2018, về tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2018; phương hướng, nhiệm vụ năm 2019
(3) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang (2015) Kế hoạch số 03-KH-TU, ngày 29-12-2015, về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị, về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
(4) Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2015), Kế hoạch số 93/KH-UBND, ngày 31-12-2015, về tinh giản biên chế công chức hành chính giai đoạn 2015-2021; Kế hoạch số 94//KH-UBND, ngày 31-12-2015, về tinh giản biên chế sự nghiệp giai đoạn 2015-2021. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2018), Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 28-12-2018, về bổ sung, tinh giản biên chế công chức hành chính giai đoạn 2019-2021; Kế hoạch số 118/KH-UBND, ngày 28-12-2018, về bổ sung, tinh giản biên chế sự nghiệp giai đoạn 2019 -2021
(5) Tỉnh ủy Tuyên Quang (2019), Báo cáo số 312-BC/TU, ngày 13-02-2019, về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực hiện một số nghị quyết về xây dựng Đảng
(6) Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2017), Báo cáo số 175/BC-UBND, ngày 25-11-2017, về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018;Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2018), Báo cáo số 158 /BC-UBND, ngày 27-11-2018, về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực cho nỗ lực chung của quốc tế vì hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ  (10/06/2019)
Kế hoạch triển khai, sắp xếp lại các cơ quan báo chí  (10/06/2019)
Quốc hội biểu quyết thông qua 2 nghị quyết và thảo luận 2 dự án Luật  (10/06/2019)
Hoạt động nổi bật trong ngày của Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ  (10/06/2019)
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và những yêu cầu lịch sử
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay