Tỉnh Bắc Ninh: Xã Đại Xuân, huyện Quế Võ phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp sạch
TCCS - Với lợi thế là một xã thuần nông với hơn 500 ha đất nông nghiệp, hiện nay xã Đại Xuân đã và đang có những chuyển biến tốt trong sản xuất.
Nếu như trước đây, 100% các hộ xã viên sản xuất nông nghiệp theo phương pháp thủ công thì nay nhờ vào tiến bộ khoa học kỹ thuật máy móc đã được đưa vào phục vụ sản xuất từ khâu làm đất, vun xới, chăm bón đến khâu thu hoạch, đồng thời lựa chọn được các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất.
Ý thức được những vấn đề trên, việc tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi phương thức sản xuất là vấn đề quan trọng do vậy Đảng ủy xã Đại xuân thường xuyên đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền tích cực tuyên truyền, vận động, tập hợp nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm thúc đẩy phong trào thi đua phát triển kinh tế bằng việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp; xây dựng các mô hình kinh tế, giúp nhau phát triển sản xuất bằng nhiều hình thức phù hợp cho đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Trong công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn nghiệp vụ, xã Đại Xuân đã lồng ghép nội dung tuyên truyền xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao tại các hội nghị, các buổi sinh hoạt thôn, hoặc gắn với các phong trào, hoạt động cụ thể. Qua đó đã tạo sức lan tỏa rộng khắp, từng bước nâng cao nhận thức của nhân dân, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới đoàn viên, hội viên và nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mang lại giá trị cao như phát triển kinh tế trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung như trang trại chăn nuôi; trang trại kết hợp trồng trọt, chăn nuôi; mô hình trồng rau nhà lưới, mô hình sản xuất lúa Nàng Xuân, lúa tím thảo dược theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi phương thức sản xuất, quy hoạch lại các vùng sản xuất theo hướng chuyên canh và hướng nông dân tham gia liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị của từng loại sản phẩm nông nghiệp.
Năm 2022, Đại Xuân gieo trồng 1.060 ha, trong đó trồng lúa 1.000 ha, chủ yếu lúa thuần chất lượng và lúa hàng hóa đạt trên 90% với cơ cấu mùa vụ 100% là Xuân muộn và mùa trung, năng suất bình quân cả năm ước đạt 66 tạ/ha, tăng 02 tạ so với năm 2021; sản lượng ước đạt 6.600 tấn, giá trị sản xuất lúa ước đạt 46,2 tỷ đồng. Chỉ đạo, động viên khuyến khích nhân dân trồng được 162 ha cây màu vụ đông, trong đó chủ yếu khoai tây đạt kế hoạch, hệ số sử dụng đất 2,3 lần, thu từ cây màu ước đạt 18,6 tỷ đồng. Giá trị canh tác từ gieo trồng ước đạt 68.8 tỷ đồng, tăng 3,4 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Tổng thu nhập của nhân dân trong xã năm 2022 ước đạt 638 tỷ đồng, tăng 34 tỷ so với năm 2021. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 27,6%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 54 triệu/người/năm tăng 3 triệu so với năm 2021. Đại Xuân đã hình thành nên vùng trồng tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất; thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.
Hiện nay trên địa bàn xã có 1 Hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn Đại Xuân sản xuất theo hướng VietGap các giống lúa tẻ thơm, lúa thảo dược. Đặc biệt gạo tẻ thơm Đại Xuân đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao; 1 mô hình nhà màng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt đã cho ra những sản phẩm các loại rau sạch, chất lượng cao được bày bán tại siêu thị và xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất; 01 doanh nghiệp thuê ruộng đầu tư sản xuất nông nghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương mang lại hiệu quả cao.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch thiết nghĩ, trong thời gian tới xã Đại Xuân tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức về những lợi ích của việc sản xuất sạch hơn, an toàn, ý thức, trách nhiệm của mình vì lợi ích chung. Đồng thời chú trọng chú trọng đến công tác đào tạo chất lượng lao động nông nghiệp. Nông nghiệp thời hội nhập cần phải có những người nông dân có tư duy nhận thức mới, do đó nhất thiết phải đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp để nông dân là những người lao động nông nghiệp chuyên nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo tư duy công nghiệp.
Thứ hai, hướng dẫn người dân hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ, tiếp cận với những phương pháp canh tác hiện đại, định hướng sản xuất nông nghiệp tiệm cận dần với tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn cao hơn. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng và nhà phân phối.
Thứ ba, tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, dự báo, giám sát và phòng ngừa dịch bệnh; tăng cường quản lý chất thải nông nghiệp. Chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu nông sản, nhận diện thương hiệu của địa phương góp phần nâng cao uy tín và giá trị gia tăng của sản phẩm./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Hội thảo Văn hóa năm 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa  (18/12/2022)
Tỉnh Bắc Ninh triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045  (28/10/2022)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên