Thái Bình thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
TCCS - Ngày 11-10-2022, tại Thái Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thảo luận, cho ý kiến về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022.
Các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, 9 tháng năm 2022, trong bối cảnh nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, song với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định. Kinh tế có sự phục hồi trên các lĩnh vực với tốc độ tăng trưởng đạt 9,02% cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 110,9% dự toán, tăng 26,1% so với cùng kỳ. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc tốp đầu cả nước. Việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt tồn tại từ lâu được tập trung cao độ; một số công trình trọng điểm, kết nối quan trọng được tập trung nguồn lực và chỉ đạo quyết liệt để sớm hoàn thành.
Hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục được đổi mới, đã tổ chức được nhiều hoạt động và hội nghị quan trọng tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực; việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chỉ đạo quyết liệt. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh Thái Bình đã chấp thuận/điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 80 dự án với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm gần 18.000 tỷ đồng; ký bản ghi nhớ hợp tác đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình với tổng số vốn trên 800 triệu USD.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được chỉ đạo toàn diện, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân; có nhiều sự kiện tạo hiệu ứng lan tỏa tốt đẹp về tỉnh. Các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính được chỉ đạo quyết liệt; kỷ cương, kỷ luật trong các cơ quan nhà nước được tăng cường. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tại hội nghị, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, làm rõ thêm một số kết quả đạt được gắn với nhiệm vụ cụ thể của ngành, những điểm còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022 đã đề ra.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư tỉnh Thái Bình ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng qua. Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song đồng chí cho rằng một số kết quả vẫn chưa đáp ứng được như kỳ vọng, chưa khơi dậy và phát huy được các lợi thế sẵn có của tỉnh. Một số ngành, lĩnh vực tốc độ tăng trưởng trong quý III chưa đạt mục tiêu đề ra, thậm chí còn thấp, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Một số vấn đề bất cập, nhạy cảm, mới phát sinh ở cơ sở chưa được giải quyết một cách thấu đáo, triệt để. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong giải quyết công việc chưa chặt chẽ. Vì vậy, đồng chí đề nghị từng cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu các sở, ngành và địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm tất cả hướng đến mục tiêu chung là sự phát triển của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Để tạo sự bứt phá, chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và đạt được kết quả ở mức cao nhất, nhiệm vụ đặt ra từ nay đến cuối năm là rất lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của trung ương và của tỉnh, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện, trong đó trước mắt cần tập trung tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm. Chú trọng đổi mới hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận và cho ý kiến về một số nội dung công tác cán bộ./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Tỉnh Hà Tĩnh phát huy nội lực và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh  (12/10/2022)
Phát huy giá trị các di sản văn hóa trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội  (10/10/2022)
Đối ngoại Hà Nội: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tạo nguồn lực và thúc đẩy Thủ đô phát triển  (02/10/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay