Công an thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm soát và xử lý các vi phạm về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới
TCCS - Tính đến nay, thành phố Hà Nội cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, cuộc sống của người dân đang dần trở về trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, để duy trì thành quả trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, lực lượng công an thành phố Hà Nội vẫn không ngừng giám sát chặt chẽ, đẩy mạnh xử lý các vi phạm về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Những hành vi được coi là vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Từ đầu năm 2021 đến nay, đặc biệt là trước đợt dịch thứ 4, lực lượng Công an Thủ đô đã có những đóng góp quan trọng trên tuyến đầu phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố, đã góp phần quan trọng trong công cuộc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên phạm vi toàn quốc. Lực lượng công an thành phố Hà Nội luôn duy trì giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý triệt để các vi phạm về phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Có 16 hành vi được coi là vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19(1). Đáng chú ý, trong 16 hành vi này, mức phạt tiền cao nhất có thể lên đến là 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù tối đa 20 năm.
1- Không đeo khẩu trang nơi công cộng; không giữa khoảng cách 2m khi tiếp xúc; ra đường khi không thật sự cần thiết.
2- Vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng, như vỉa hè, đường phố.
3- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng tình hình dịch bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19.
4- Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19
5- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch.
6- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19.
7- Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh COVID-19.
8- Trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19.
9- Trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
10- Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác.
11- Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19.
12- Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
13- Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh.
14- Có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính.
15- Có hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
16- Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền và xử lý vi phạm
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, Công an thành phố luôn sẵn sàng, chủ động trước các tình huống, diễn biến của dịch bệnh; tăng cường công tác tuần tra, các chốt kiểm soát; song song với hình thức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với các hành vi vi phạm các quy định phòng, chống dịch bệnh.
Tại các chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch của các quận, huyện trên địa bàn thành phố, cán bộ, chiến sĩ công an luôn tích cực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về lượng người và phương tiện ra vào địa bàn; tăng cường tuần tra 24/24h tại các tuyến giao thông, khu vực nội thị, xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng dịch bệnh để hoạt động phạm tội.
Trong thời gian vừa qua, Công an quận Ba Đình đã phối hợp với các chốt trực, kiểm tra xử lý triệt để các chợ tạm, chợ cóc cố tình buôn bán trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp, các điểm kinh doanh lấn chiếm vỉa hè; giám sát hoạt động của các công trình xây dựng; thành lập các đoàn kiểm tra và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm công tác phòng chống dịch.
Công an quận Tây Hồ đã thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Quận ủy, sự điều hành của Sở chỉ huy phòng, chống dịch quận, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Trong thời điểm dịch bệnh có nguy cơ lan rộng, Công an quận Tây Hồ đã phối hợp với các lực lượng, duy trì các chốt đỏ trực 24/24h, các tổ tuần tra trên địa bàn quận và bảo vệ hai khu cách ly tập trung tại Khách sạn InterContinental Westlake Hà Nội và Trường tiểu học Phú Thượng, phường Phú Thượng; kiểm soát chặt chẽ tất cả đường chính, đường phụ, lối mở, ngõ, ngách từng phường và toàn quận, bảo đảm giãn cách, vì vậy đã hạn chế được tối đã các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Công an huyện Thanh Oai duy trì kiểm soát lượng người đi lại từ vùng có dịch về các địa phương lớn và vùng có nguy cơ lây nhiễm cao từ những người trở về từ vùng dịch mặc dù dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát; bên cạnh đó, Công an huyện vẫn tiếp tục công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và tất cả các kênh thông tin về tình hình dịch bệnh, các địa điểm liên quan đến các ca nhiễm COVID-19, các hành vi được coi là vi phạm đến quy định phòng, chống dịch bệnh để người dân được biết và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh gây hoang mang đến người dân và cũng tránh để người dân vi phạm.
Công an huyện Phúc Thọ tiếp tục duy trì ra quân giải tỏa chợ xanh, chợ cóc trên địa bàn huyện; triển khai cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu hoạt động nhưng có kiểm soát chặt chẽ; bên cạnh đó lập biên bản, xử lý vi phạm, hầu hết là lỗi vi phạm không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Kể từ ngày 16-8-2021, Công an thành phố triển khai Kế hoạch số 502/KH-CAHN-PV01 về “Tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm các quy định về giãn cách xã hội; các vi phạm về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các vi phạm pháp luật khác”, công an các quận, huyện đều chủ động rà soát siết chặt các chốt kiểm soát tại các tổ dân phố, khu dân cư, các thôn xóm, các khu chung cư, khu đô thị,... các chốt cửa ngõ ra vào Thủ đô, kể cả đối với các xe luồng xanh cũng phải được kiểm tra chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Trong thời gian vừa qua, những hành vi vi phạm các quy định phòng, chống dịch bệnh chủ yếu bao gồm không đeo khẩu trang nơi công cộng; cơ sở không chấp hành việc tạm dừng hoạt động kinh doanh, các hành vi vi phạm khác (không thực hiện biện pháp cách ly; tập trung đông người nơi công cộng; ra khỏi nhà khi không cần thiết; đeo khẩu trang không đúng quy cách...). Bên cạnh đó, một số trường hợp vi phạm với những lỗi nghiêm trọng hơn, như phát hiện xe luồng xanh chở người sai quy định qua chốt kiểm dịch, xe ô tô chở người từ các địa phương khác vào Hà Nội trái quy định phòng dịch; phát hiện số lượng lớn thiết bị y tế không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và lái xe không có hóa đơn vận chuyển; trường hợp lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, xảy ra một số trường hợp đối tượng giả mạo các tổ chức y tế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tiến hành các hoạt động mua bán các bộ kit test nhanh COVID, được quảng cáo là hàng xuất xứ từ các nước Đức, Pháp, Hàn Quốc... Tuy nhiên các kit test trên chủ yếu là hàng trôi nổi, xách tay, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Tất cả những vi phạm trên đều đã được lực lượng công an xử lý triệt để, tạo môi trường thuận lợi vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm đời sống của người dân.
Có thể thấy rằng, trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường; có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới cần được thực hiện theo chiến lược “thích ứng an toàn, hiệu quả, có kiểm soát”, điều này đặt ra yêu cầu mới đối với lực lượng Công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn trật tự và phòng, chống dịch bệnh COVID-19./.
-------------------------------------------
(1) Cổng thông tin điện tử Bộ Công an: “Hà Nội thông báo xử phạt 16 hành vi vi phạm phòng, chống dịch COVID-19”, ngày 27-7-2021, http://bocongan.gov.vn/tintuc/Pages/lists.aspx?Cat=17&ItemID=30061
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổ chức hậu cần, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 ngay tại cơ sở  (20/08/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Người dân cần tích cực hơn nữa trong phòng, chống dịch COVID-19, vì sức khỏe của chính mình, vì cộng đồng và vì đất nước  (18/08/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay