Bình Thuận phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc
TCCS - Bình Thuận là một tỉnh ven biển cực nam Trung Bộ, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bình Thuận cũng là giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn như Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,… Nhiều năm qua, Bình Thuận đã thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế nhờ vào việc có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú.
Bình Thuận có bờ biển dài 192km, với hệ thống bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên thơ mộng, hùng vĩ, hoang sơ mang nét đặc trưng nổi tiếng, như đồi cát Mũi Né, Bàu Trắng, mũi Kê Gà, các hồ thủy điện, suối khoáng Vĩnh Hảo, Đa Kai, suối khoáng nóng Bưng Thị, suối khoáng nóng Phong Điền… phục vụ tham quan, trải nghiệm, có tiềm năng phát triển thể thao biển kết hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài ra, Bình Thuận còn có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa khá phong phú và mang đặc trưng của vùng đất Nam Trung bộ với nhiều kiến trúc độc đáo như: Di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, như: tháp Chăm Pô Sah Inư, Trường Dục Thanh, Vạn Thủy Tú, Dinh Thầy Thím, Cổ Thạch Tự, Linh Sơn Trường Thọ (chùa núi Tà Cú) …
Trong thời gian qua, khai thác du lịch gắn với phát triển bền vững luôn được xác định trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận. Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24-10-2021, của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XV) về phát triển du lịch đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định, ưu tiên phát triển du lịch chuyên nghiệp, bền vững, an toàn, gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Bình Thuận là định hướng chiến lược quan trọng để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong ba trụ cột kinh tế của tỉnh bên cạnh công nghiệp và nông nghiệp.
Năm 2023, tỉnh Bình Thuận vinh dự được chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia, với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”. Đây là sự kiện, cơ hội, có ý nghĩa lớn đối với ngành du lịch của tỉnh. Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2023 "Bình Thuận - Hội tụ xanh" cũng thể hiện rõ quyết tâm, định hướng phát triển du lịch xanh, bền vững của tỉnh. Là ngành kinh tế tổng hợp, các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia hướng đến sản phẩm xanh, năng lượng sạch, tạo ra môi trường thân thiện và an toàn đến sức khỏe, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; hướng đến một nền tăng trưởng xanh, phát triển du lịch bền vững. Hơn thế nữa, du lịch phát triển sẽ góp phần thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội của tỉnh Bình Thuận.
Hiện tại, ngoài các sản phẩm du lịch cao cấp, như golf, nghĩ dưỡng biển cao cấp, du lịch thể thao biển, du lịch thể thao địa hình… Bình Thuận đang phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính là du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với lễ hội, tham quan và tìm hiểu cuộc sống cộng đồng dân cư, làng nghề truyền thống; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái rừng - thác - hồ - biển đảo, du lịch chinh phục thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân (homestay), du lịch điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe; kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, góp phần phát triển du lịch bền vững.
Giai đoạn 2021 - 2025, Bình Thuận hướng tới trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia. Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm với các sản phẩm du lịch - thể thao biển đặc trưng, dọc theo bãi biển từ huyện Tuy Phong đến thị xã La Gi, với trung tâm là Khu Du lịch quốc gia Mũi Né và các khu du lịch vệ tinh. Ngoài ra, ngành du lịch triển khai các giải pháp để phát triển đa dạng sản phẩm, tạo ra sản phẩm du lịch mới gắn với sự tham gia trực tiếp của người dân và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của các địa phương nhằm tăng cường thu hút khách du lịch đến tỉnh, kéo dài thời gian khách lưu trú tại địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai kế hoạch xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, với các mô hình thí điểm sau: Điểm tham quan vườn thanh long thuộc thôn Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam; hộ dân Nguyễn Thanh Trúc thuộc thôn Minh Tiến, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam; Khu du lịch Sinh thái thác 3 tầng xã Đa Kai, huyện Đức Linh.
Xác định hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy ngành du lịch Bình Thuận phát triển, vì thế, tỉnh Bình Thuận đang đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, kết nối tốt tạo ra sự thuận lợi của du khách trong việc di chuyển đến các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Sau khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đưa vào khai thác, cùng với tiềm năng, thế mạnh du lịch biển, Bình Thuận từng bước trở thành tâm điểm trong "tứ giác vàng" về du lịch của phía Nam. Năm 2023, tỉnh Bình Thuận đón gần 8,5 triệu lượt khách, với tổng doanh thu du lịch đạt trên 23.000 tỷ đồng và góp mặt vào danh sách 10 tỉnh, thành phố trên cả nước có doanh thu du lịch trên 10.000 tỷ đồng. Cùng với đó, các dự án du lịch tiếp tục được đầu tư mới; các khu du lịch nghỉ dưỡng, các sản phẩm du lịch phong phú, đặc sắc; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch gắn với triển khai công nghệ số, hệ thống du lịch thông minh phục vụ xúc tiến du lịch, bảo đảm tính tiện ích, hấp dẫn. Công tác thanh tra, kiểm tra được tổ chức thường xuyên để đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn du khách, tình hình an ninh, trật tự, giá cả, vệ sinh môi trường tại các khu du lịch.
Trong thời gian tới, ngành du lịch Bình Thuận sẽ tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển du lịch bền vững. Gồm: Xây dựng Đề án thành lập Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Mũi Né; xây dựng Quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông như cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Bình Thuận, trục đường ven biển; đĐẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành du lịch; Tiếp tục triển khai các gói kích cầu để thúc đẩy thị trường khách du lịch; nâng cao vai trò kiến tạo của cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển du lịch, nhất là trong thu hút đầu tư, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách; phát triển đa dạng về loại hình, sản phẩm du lịch; phát triển mở rộng địa bàn du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch lợi thế của từng địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khách du lịch; trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, các danh lam thắng cảnh gắn với đầu tư hạ tầng cơ bản để trở thành các điểm du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển các làng nghề phục vụ du lịch; khuyến kích phát triển ngành nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng mang đặc trưng riêng của Bình Thuận; phát triển thị trường, xúc tiến giới thiệu các sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch. Quan trọng hơn là nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của doanh nghiệp và cộng đồng đối với phát triển du lịch bền vững, nhất là về bảo vệ tài nguyên, môi trường./.
Bình Thuận: Phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao  (03/11/2024)
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu  (05/09/2024)
Phát triển du lịch biển vùng Đông Nam Bộ theo mô hình kinh tế tuần hoàn  (24/06/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay