Ngân hàng Chính sách xã hội đồng hành cùng người yếu thế và lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19
TCCS - Là đơn vị đi đầu trong công tác tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách, trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe cán bộ, viên chức, người lao động và các khách hàng trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng, đồng thời, bảo đảm hoạt động đầy đủ các phiên giao dịch tại xã theo định kỳ để hỗ trợ nhu cầu vốn kịp thời cho người nghèo và các đối tượng chính sách cũng như chung tay tháo gỡ khó khăn cho người yếu thế và lao động vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bảo đảm đủ vốn sản xuất cho người nghèo
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các mặt hàng nông sản không tiêu thu được, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn. Hàng hóa nông sản, thủy sản mất giá, lệnh cấm thông quan hàng hóa gây thiệt hại cho người dân nhiều đia phương, như sầu riêng ở Gia Lai, Đắk Lắk, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long,...; thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang,...; dưa hấu của Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum,... Chính bởi vậy, vấn đề mà Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chú trọng nhất thời gian này là thực hiện song song hai nhiệm vụ chống dịch và tăng cường giải ngân hỗ trợ kịp thời vốn cho quá trình theo chỉ đạo của Chính phủ.
Khảo sát tại Quảng Trị cho thấy để bảo đảm an ninh lương thực bà con nông dân trên địa bàn cũng đã khắc phục khó khăn tăng gia sản xuất để cung cấp cho thị trường những mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay trên thị trường, giá rau, củ đang giảm mạnh. Có những mặt hàng giảm đến trên 50%, nguyên nhân chính do thời điểm dịch, thị trường thu hoạch bị thu hẹp lại do nhu cầu tiêu dùng ít hơn rất nhiều so với ngày thường.
Bà Hồ Thị Hà ở phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) chia sẻ: “Bữa nay rau không được giá vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, rao bán không được nên bỏ. Hàng hóa đầu ra mà giá thành cao thì mình làm cũng đỡ hơn còn như dịch này thì trang trải không đủ”.
Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ nhưng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn đang nỗ lực để gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, không để dịch bệnh ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển kinh tế. Đồng hành với bà con nông dân, NHCSXH tích cực giải ngân hỗ trợ kịp thời vốn cho quá trình sản xuất. Ông Nguyễn Xuân ở xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) cho biết: “Dịch COVID-19 đang hoành hành. Nhờ được tiếp cận vay vốn của NHCSXH nên gia đình chúng tôi có nguồn vốn để tăng gia sản xuất và chăn nuôi”.
Hiện nay, NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã cho vay trên 3.500 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người dân trên địa bàn duy trì và mở rộng sản xuất, nhất là đối với quá trình sản xuất các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh cũng đã thực hiện cơ chế xoay vòng vốn linh hoạt hơn để hỗ trợ người dân trong quá trình trả lãi, trả nợ.
Với sự hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn trong thời điểm sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, bà con nông dân, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có điều kiện tái sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh phù hợp với những biến động của thị trường. Đặc biệt là bảo đảm cung ứng hệ thống các sản phẩm mà thị trường đang cần thiết trong mùa dịch bệnh.
Hiện nay, trên cả nước NHCSXH đang quản lý trên 20 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt 211.006 tỷ đồng (tăng so với năm 2019 là 4.201 tỷ đồng). Riêng 3 tháng đầu năm 2020, tổng doanh số cho vay đạt 18.723 tỷ đồng, với số khách hàng còn dư nợ là trên 6,5 triệu khách hàng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường trực Chính phủ ngày 31-3-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành hữu quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó có nội dung hỗ trợ người sử dụng lao động được vay NHCSXH với lãi suất 0%, thời hạn không quá 12 tháng, mức vay tối đa theo 50% mức lương tối thiểu vùng/tháng/người để trả lương cho người lao động bị ngừng việc trong 3 tháng và có trách nhiệm trả số tiền lương ngừng việc còn lại cho người lao động (dự kiến số tiền cho vay là 16.200 tỷ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ 3 triệu lao động). Sau khi Nghị quyết của Chính phủ được ban hành, NHCSXH sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành ban hành các Quyết định liên quan, xây dựng hướng dẫn cho vay, nhằm bảo đảm nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn
Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Đức Hải cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực toàn diện đến đời sống xã hội, trong đó có một số bộ phận lớn khách hàng vay vốn NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong thời gian qua, NHCSXH đã chỉ đạo chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố liên tục nắm bắt tình hình dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại đến các khách hàng vay vốn để thực hiện các biện pháp, như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay bổ sung để khôi phục sản xuất, hướng dẫn các khách hàng bị rủi ro do dịch đủ điều kiện xử lý rủi ro lập hồ sơ và đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan theo quy định.
Tính đến ngày 30-3-2020, NHCSXH đã gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 40.034 khách hàng với dư nợ được điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ là 1.394 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NHCSXH cũng đã tập trung nguồn vốn để cho vay giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống với số tiền là 11.973 tỷ đồng cho 275.415 khách hàng vay vốn.
Các đơn vị NHCSXH từ Trung ương đến địa phương chủ động xây dựng phương án ứng phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19, bảo đảm duy trì hoạt động, chỉ đạo thông suốt, thường xuyên, liên tục, đáp ứng tính cấp thiết trong hoạt động phòng, chống dịch; hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch ở mức thấp nhất lên toàn hệ thống NHCSXH./.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động báo cáo Hội đồng quản trị NHCSXH để trình Thủ tướng Chính phủ về phương án giảm lãi vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nếu phương án được thông qua, từ 1-4-2020 đến hết năm 2020 hộ nghèo và các chương trình có lãi suất bằng hộ nghèo hoặc tham chiếu theo mức lãi suất cho vay hộ nghèo sẽ được giảm lãi vay 15% và các đối tượng chính sách ở các chương trình khác giảm 10%.
VietinBank bứt phá cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa  (01/04/2020)
Chính phủ đưa ra các phương án, kịch bản và khả năng ứng phó đối với trường hợp khẩn cấp về dịch bệnh COVID-19  (01/04/2020)
Agribank “tiếp sức” nguồn vốn giúp nông dân đổi đời  (20/03/2020)
Tín dụng chính sách - Điểm tựa nâng cao vị thế người phụ nữ Việt Nam  (20/03/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay