Động lực mới giúp Hà Tĩnh giảm nghèo bền vững
TCCS - 5 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tác động mạnh mẽ đến diện mạo khắp miền quê Hà Tĩnh; trong đó nổi bật giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 21,7% cuối năm 2014 xuống 6,72% cuối năm 2018. Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 18 xã ở các huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, các huyện ven biển Cẩm Xuyên, Kỳ Anh thoát ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn khẳng định, thời gian qua, Hà Tĩnh đã tăng đến 3 lần nguồn vốn ngân sách chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cụ thể, nguồn vốn ngân sách ủy thác của tỉnh và huyện, thị, thành phố trực thuộc đến nay đạt 105 tỷ đồng, tăng 69 tỷ đồng so với cuối năm 2014, góp phần nâng tổng dư nợ toàn tỉnh lên trên 4.500 tỷ đồng. Đây là một nét mới, đặc thù trong công tác chỉ đạo và thực hiện chủ các trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Cùng các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các sở, ban, ngành của địa phương, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách về tận vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới ven biển; đồng thời tập trung đầu tư các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép cách thức sử dụng vốn vay chính sách với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chuyển đổi những thửa ruộng, cây cối năng suất thấp sang vườn cây ăn quả đặc sản, trồng rừng keo, trầm gió đạt giá trị kinh tế cao.
Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước nhiều hơn, có điều kiện chủ động phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Từ đó, các mô hình kinh tế đạt hiệu quả, những tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi xuất hiện nhiều hơn trên địa bàn tỉnh. Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh đã phối hợp xây dựng thành công 58 mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp, trong đó có 6 hợp tác xã, 12 tổ liên kết thu hút gần 300 thành viên tham gia sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, chăn nuôi bò sinh sản và tiếp tục ra khơi đánh bắt tôm cá sau khi vùng biển yên bình trở lại sau sự cố ô nhiễm do Fomasa gây ra.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, 5 năm qua, hàng nghìn hộ gia đình ở 28 xã, thị trấn trong huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có điều kiện chủ động đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, lựa chọn xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả, như mô hình chăn nuôi đàn bò vùng ngoài đê La Giang, mô hình thâm canh lúa cao sản, ngô lại tại các xã Đức Yên, Đức Lâm, Đức Lập, Tùng Ảnh,…
Nhiều tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi như cựu chiến binh Trần Ngọc Lâm ở thôn Đông Lạc, xã Đức Lạc từ nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo đã phát triển trang trại chăn nuôi 1000 con vịt đẻ trứng, thâm canh vườn rau sạch, thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm; hay hộ gia đình Nguyễn Thị Thưa ở thôn Qúy Hiên, xã Đức Thịnh vay vốn NHCSXH để trang trải chi phí cho 3 người con theo học các trường đại học lớn ở Thủ đô Hà Nội. Hiện các con chị đã tốt nghiệp, có việc làm, thu nhập ổn định, giúp bố mẹ trả xong nợ vay ngân hàng trước kỳ hạn và còn đầu tư mở rộng xưởng chế biến đồ gỗ dân dụng.
Một tấm gương khác về sử dụng vốn vay chính sách hiệu quả mà chúng tôi được “tai nghe, mắt thấy” là anh Trần Văn Đương ở xã Hòa Hải. Sinh ra, lớn lên ở vùng quê đất đồi sỏi đá, được coi là “chảo lửa, túi mưa” thuộc huyện miền núi Hương Khê, nên đời sống gia đình gặp khó khăn. Không cam chịu hoàn cảnh, vợ chồng anh Đương tìm đến vùng đất biên giới Việt - Lào khai hoang lập nghiệp. Theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, anh Đương trồng các loại cây sắn, ngô phục vụ cuộc sống gia đình, sau khi có thu nhập mới đầu tư mua gần trăm cây cam, cây bưởi về trồng. “Hy vọng sau mùa thu hái đầu tiên, cuộc sống của gia đình sẽ vơi bớt nghèo khó, ai ngờ năm 2015 gặp đợt lũ dữ tàn phá hết cả ruộng vườn, cây cối. Chưa kịp gượng dậy, năm sau, mưa to bão lớn cuốn phăng cả căn nhà ở”, anh Đương kể lại. Cùng nghị lực bền bỉ của bản thân có sự động viên của người thân, bạn bè, sự giúp đỡ của chính quyền, đặc biệt là vốn vay tín dụng chính sách, vợ chồng anh mạnh dạn mở rộng diện tích trồng 2ha bưởi Phúc Trạch, 8ha keo lá chàm, cải tạo ao đầm nuôi tôm, cá cũng như làm nhà trên sườn đồi phòng tránh lũ lụt. Trong 2 năm qua, mô hình vườn, ao, chuồng của gia đình anh cho thu nhập ổn định, từ 50 - 300 triệu đồng/năm. Mọi người trong gia đình an tâm sinh hoạt, sản xuất bởi đã có biện pháp thích hợp bảo vệ tính mạng, mùa màng mùa mưa lũ.
Trên vùng cao biên giới Hương Khê, không chỉ có gia đình anh Đương mà còn có hơn 1.000 hộ sử dụng vốn vay chính sách làm kinh tế vườn đồi, vườn cam Vinh, bưởi Phúc Trạch là 1.600ha, đạt mức thu nhập 200 tỷ đồng/năm, góp phần giúp toàn huyện hoàn thành trước thời gian đề án giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2015 - 2020.
Với kết quả trên, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo nội dung Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Việc tổ chức thực hiện hiệu quả từ khâu huy động nguồn lực, tạo nguồn vốn, chuyển vốn kịp thời đến đúng đối tượng, đến đổi mới phương thức đầu tư trực tiếp tại mạng lưới 262 điểm giao dịch xã (ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua hệ thống hội đoàn thể làm nhiệm vụ ủy thác) và hệ thống 3.558 tổ tiết kiệm và vay vốn, bảo đảm công bằng, công khai, dân chủ trong mọi hoạt động tín dụng chính sách, tạo động lực mới thúc đẩy chương trình giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao cuộc sống của nhân dân./.
Tín dụng chính sách ở Thanh Hóa “thẩm thấu” từ khi có Chỉ thị số 40  (17/10/2019)
Tiếp nối những ngọn lửa hồng ấm nghĩa tình  (16/10/2019)
Phóng sự: Tín dụng chính sách xã hội với đồng bào dân tộc thiểu số  (15/10/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp