Nghiên cứu quốc tế và khu vực: Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới
TCCS - Ngày 15-11-2023, tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.06/21-30 phối hợp với Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo “Nghiên cứu quốc tế và khu vực: Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới”.
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III (Đà Nẵng), Đại học Kinh tế, Đại học Huế (Thừa Thiên - Huế), Đại học Cần Thơ (Cần Thơ). Đến dự hội thảo tại điểm cầu Hà Nội, có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái và đông đảo chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu khu vực và quốc tế, hội nhập quốc tế, bảo đảm an ninh - quốc phòng đến từ các bộ, ban, ngành, trường đại học, viện nghiên cứu… trên cả nước.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái nhấn mạnh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt 17 chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, trong đó có 7 chương trình khoa học xã hội và nhân văn thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030. Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế và khu vực nhằm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”, mã số KX.06/2021-2030 là một trong 7 chương trình khoa học xã hội và nhân văn, được phê duyệt tại Quyết định số 1029/QĐ-BKHCN, ngày 20-6-2022, của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, với mục tiêu tổng quát nhằm nhận diện tình hình quốc tế, khu vực để xây dựng chiến lược, các giải pháp đối ngoại phù hợp với tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng và chủ động hội nhập quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển, bảo đảm an ninh đất nước.
Để tổ chức thực hiện các chương trình trọng điểm cấp quốc gia có hiệu quả, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang xây dựng, ban hành mới hệ thống các văn bản quản lý trong tất cả các khâu, như xác định nhiệm vụ, tuyển chọn đề tài, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu. Các quy định mới này sẽ có bước thay đổi lớn, giải quyết được nhiều vướng mắc trong thực tiễn, đơn giản hơn về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học khi tham gia thực hiện đề tài.
Kể từ khi chương trình được phê duyệt đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nhận được nhiều đề xuất từ các viện, trường trên cả nước; tổ chức các hội đồng khoa học. Đối với các đề xuất phù hợp với mục tiêu, nội dung của chương trình, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học tiếp tục gửi các đề xuất đến Bộ Khoa học và Công nghệ để bảo đảm các nội dung nghiên cứu của chương trình đều được tổ chức thực hiện.
Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ thông tin về một số vấn đề mà Việt Nam cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới; hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; bối cảnh quốc tế mới và vấn đề đặt ra trong bảo vệ an ninh quốc gia... Đây đều là những vấn đề quan trọng trong bối cảnh quốc tế và tác động tới Việt Nam ở cả khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam ở các cấp độ và những vấn đề đặt ra; các xu hướng lớn về phát triển trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và gợi ý chính sách cho Việt Nam… Từ đó, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu, đề xuất cho các nhà khoa học để có thể tham gia, thực hiện thành công mục tiêu của chương trình.
Chia sẻ về tình hình thế giới, khu vực gần đây và một vài điểm về công tác nghiên cứu đối ngoại quốc phòng ở Việt Nam, Thiếu tướng, GS, TS Nguyễn Hồng Quân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng, Thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình cho biết, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục chuyển biến với nhiều phức tạp mới, khó đoán định; do đó, cần nắm chắc tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, đẩy mạnh công tác nghiên cứu quốc tế, chủ động tham mưu cho lãnh đạo những nội dung mới, nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác hội nhập quốc tế về quốc phòng trong tình hình mới.
Đồng quan điểm, GS, TS Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch Hội Xã hội học Việt Nam nhấn mạnh, cần quan tâm hơn đến ảnh hưởng của hội nhập quốc tế tới sự phát triển xã hội Việt Nam, triển khai các nghiên cứu về tác động xã hội của hội nhập quốc tế ở Việt Nam để định hướng đường lối đối ngoại của đất nước; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.
Hội thảo gồm hai phiên tập trung vào các nội dung: Những vấn đề và xu hướng trong bối cảnh mới của thế giới và khu vực; cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong bối cảnh mới của thế giới và khu vực; những yêu cầu đối với nghiên cứu quốc tế và khu vực của Việt Nam; nội dung, mục tiêu định hướng của Chương trình KX.06/21-30, những điểm mới trong tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu thuộc chương trình.../.
Hội thảo khoa học quốc tế “Nguồn lực cho truyền thông chính sách”  (02/11/2023)
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên  (15/10/2023)
Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, định hướng về chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam  (08/09/2023)
Phát huy hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng  (07/09/2023)
Ninh Bình: Định dạng bản sắc gắn với xây dựng thương hiệu địa phương  (27/08/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển