Việt Nam sẽ giữ vai trò lớn hơn trong nền kinh tế khu vực
Tờ "Bưu điện Băngcốc" số ra ngày 8-7 dẫn lời Đại sứ Anh tại Việt Nam, Robert Gordon, cho rằng Việt Nam đang trở thành một cường quốc ở Đông Nam Á và có thể sẽ nắm giữ vị trí năng động hơn trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với các khu vực khác.
"Chúng ta có thể hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ nắm một vị trí đáng ngạc nhiên trong các vấn đề như Hiệp định thương mại tự do mới giữa Liên minh châu Âu và ASEAN", ông Gordon khẳng định.
Theo ông Gordon, Việt Nam đang có nhiều khả năng thu hẹp khoảng cách với các thành viên sáng lập ASEAN. Thực tế cho thấy Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ông Gordon dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 20 tỉ USD, gấp hai lần so với năm 2004, sau khi liên tục tăng 50% năm 2005 và tăng 60% năm 2006.
Để đạt được những mục tiêu trên, ông Gordon cho rằng Việt Nam cần cải thiện hơn nữa chất lượng điều hành nền kinh tế, đẩy mạnh hơn tốc độ tiêu dùng và có những cam kết cụ thể với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam cần cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập trung sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.
Việt Nam và Xan Ma-ri-nô thiết lập quan hệ ngoại giao  (10/07/2007)
CHDCND Lào đạt nhiều thành tựu sau hơn 20 năm thực hiện Đổi mới  (10/07/2007)
Liên hợp quốc kêu gọi các chính phủ giải quyết các vấn đề toàn cầu  (10/07/2007)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 10-6-2007 đến ngày 29-6-2007  (10/07/2007)
Phấn đấu thu 12 tỉ USD từ xuất khẩu dịch vụ  (10/07/2007)
Mêhicô nhập khẩu từ Việt Nam tăng 600% trong 5 năm gần đây  (10/07/2007)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên