Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (The Republic of Indonesia)
I. Khái quát chung
- Tên nước : Cộng hoà In-đô-nê-xi-a (The Republic of Indonesia)
- Thủ đô : Gia-các-ta (có khoảng 10 triệu dân)
- Vị trí địa lý : In-đô-nê-xi-a là quốc gia quần đảo lớn nhất trên thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ.
- Diện tích : Phần đất rộng 1,9 triệu km2 và phần nước 9,9 triệu km2.
- Dân số : đông thứ tư trên thế giới, trên 220 triệu người (theo số liệu 2004).
- Khí hậu : nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4.
II. Các nhà lãnh đạo chủ chốt
- Tổng thống Xu-xi-lô Bam-bang Giu-đô-giô-nô
- Phó Tổng thống Giu-xúp Ka-la (từ 2004).
III. Thể chế chính trị
1. Thể chế Nhà nước: theo chế độ cộng hoà.
2. Cơ cấu các cơ quan quyền lực của Nhà nước:
+Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống.
+Quốc hội: Hội đồng Hiệp thương nhân dân (MPR), bao gồm 700 đại biểu: 550 đại biểu Hội đồng Đại biểu Nhân dân (DPR) và 150 đại biểu Hội đồng Đại biểu Địa phương (DPD).
+Cơ chế bầu cử: 5 năm một lần bầu trực tiếp Hội đồng Hiệp thương nhân dân (MPR), Tổng thống và Phó Tổng thống.
IV. Kinh tế-xã hội
Trong hơn 30 năm của thời kỳ Trật tự mới (1966-1998), chiến lược phát triển kinh tế của In-đô-nê-xi-a trải qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn thay thế nhập khẩu, hướng nội (1966-1982) lấy sản xuất dầu khí làm trọng tâm và giai đoạn hướng ngoại (1983 đến nay) chủ yếu thông qua xuất khẩu hàng hóa ngoài dầu lửa. Từ 1970 - 1997, tốc độ phát triển kinh tế tăng từ 7% đến 8%/năm. Từ tháng 7-1998, kinh tế In-đô-nê-xi-a chịu tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á nên phải yêu cầu IMF và quốc tế giúp đỡ để vượt qua khủng hoảng. Cho đến nay, In-đô-nê-xi-a đã có một số chỉ số vĩ mô được cải thiện: tỉ giá đồng nội tệ được kìm giữ xung quanh mức 9.000 Rupiah /USD; dự trữ ngoại tệ (tính đến 3/2006) đạt 34 tỉ USD; lạm phát 1 con số. Từ năm 2001 đến nay, tuy có khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế (GDP) của In-đô-nê-xi-a giữ được ở mức khá. GDP tăng trung bình hàng năm đạt khoảng 3-4%.
V. Đối ngoại
In-đô-nê-xi-a luôn nêu cao tự cường quốc gia, tự cường khu vực và đa dạng hoá quan hệ ; kiên trì chính sách đối ngoại "độc lập và tích cực", hoà bình, độc lập, trung lập và không liên kết. Trong đó, In-đô-nê-xi-a coi trọng quan hệ với ASEAN, các nước và các trung tâm lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU, Nga…, tranh thủ về vốn, kỹ thuật và thị trường cho phát triển kinh tế. In-đô-nê-xi-a đồng thời đẩy mạnh hoạt động ngoại giao đa phương trong các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới; thúc đẩy vai trò và vị thế của In-đô-nê-xi-a ở khu vực và trên thế giới.
In-đô-nê-xi-a là sáng lập viên của ASEAN (1967). In-đô-nê-xi-a chủ trì Hội nghị Á - Phi năm 1955 và là một trong những sáng lập viên của phong trào KLK. Tháng 9-1992, In-đô-nê-xi-a tổ chức Hội nghị Không Liên kết lần thứ 10; tích cực đóng góp vào việc củng cố và tăng cường vai trò của phong trào, thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và đối thoại Bắc - Nam. Tháng 4-2005, In-đô-nê-xi-a đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 50 năm Hội nghị Băng-đung.
In-đô-nê-xi-a muốn cải tổ và dân chủ hoá Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc theo hướng mở rộng thành viên Hội đồng. In-đô-nê-xi-a cũng tích cực tham gia các hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp quốc.
VI. Quan hệ với Việt Nam
Về chính trị:
Hai nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán (12-1955) và nâng lên hàng Đại sứ 15-8-1964. Trong thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với ta. Năm 1963 In-đô-nê-xi-a đồng ý để cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt cơ quan ở Gia-các-ta; đến 29-7-l975, In-đô-nê-xi-a công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời.
Sau Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973, In-đô-nê-xi-a tham gia Uỷ ban quốc tế ở Việt Nam.
Từ 1975, Quan hệ 2 nước bắt đầu được cải thiện và thúc đẩy. Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm In-đô-nê-xi-a năm 1978.
Từ 1990 đến nay quan hệ 2 nước bước vào giai đoạn mới, với việc trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao: Tổng thống Xu-hác-tô (11-1990), Tổng thống Mê-ga-oát-ti (8-2001). Chủ tịch Trần Đức Lương thăm chính thức In-đô-nê-xi-a (từ mồng 10 đến 12-11-2001). Tổng thống Megawati thăm chính thức Việt Nam từ 25 đến 27-6-2003. Dịp này, hai nước đã ký nhiều hiệp định và MOU, trong đó quan trọng nhất có “Tuyên bố về Khuôn khổ Hợp tác Hữu nghị và Toàn diện bước vào thế kỷ 21”, Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa và Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông. Ngày 6-10-2004, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã ký Bản ghi nhớ hợp tác hai Bộ Ngoại giao. Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-xi-lô Bam-bang Giu-đô-giô-nô đã thăm chính thức Việt Nam từ 28 đến 30-5-2005. Lãnh đạo hai nước nhất trí duy trì các cơ chế tham khảo ý kiến hiện nay giữa hai nước và thiết lập cơ chế tham vấn ở cấp cao. Hai nước đã ký MOU về Hợp tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và MOU về Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm chính thức In-đô-nê-xi-a từ ngày 22 đến 23-2-2006. Nhân dịp này, hai bên đã ký Thoả thuận về Hợp tác Du lịch.
Từ 6 đến 7-11-2006, tại Ba-tam (In-đô-nê-xi-a) đã diễn ra cuộc họp giữa hai đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam và In-đô-nê-xi-a nhằm giải quyết vấn đề ngư dân và tàu thuyền của Việt Nam hiện còn bị kẹt tại In-đô-nê-xi-a.
Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, KH-KT, văn hoá. Về đầu tư, In-đô-nê-xi-a tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi Polyester và hoạt chất tẩy rửa DBSA, may mặc và dịch vụ dầu khí. Tính đến hết năm 2005, In-đô-nê-xi-a có 13 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 130 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,18 tỉ USD năm 2004 và năm 2005 đạt 1,17 tỉ USD. Năm 2006 kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 1,7 tỉ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 930 triệu USD. In-đô-nê-xi-a tiếp tục là thị trường truyền thống về nhập khẩu gạo của ta. Ta nhập chính các mặt hàng hoá chất và các sản phẩm hoá chất, bông, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị, sắt thép, kim loại thường… Hai Bộ Thương mại đã ký MOU năm 2003 về “hàng đổi hàng” nhưng đến nay vẫn khó triển khai vì cơ cấu hàng hai bên khá giống nhau và chưa tìm ra được phương thức thanh toán. Tháng 4-2005, hai nước đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Từ khi lập Uỷ ban hỗn hợp năm 1990, hai nước đã họp được 4 phiên.
Các Hiệp định, Thoả thuậnđã ký :
- Hiệp định về hợp tác Văn hóa ký ngày 19-12-1960
- Hiệp định Thương mại ký ngày ngày 23-3-1995 (thay cho Hiệp định 8-11-1978)
- Hiệp định về hợp tác kinh tế, KHKT (21-11-1990)
- Hiệp định về việc thành lập UBHH hai nước (21-11-1990)
- Hiệp định Khuyến khích và bảo đảm đầu tư (25-10-1991)
- Hiệp định vận tải biển (25-10-1991)
- Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng (25-10-1991)
- Hiệp định hợp tác lâm nghiệp (5-11-1991)
- Hiệp định thương mại mới (ký lại 23-3-1995)
- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (22-12-1997)
- MOU về Cuộc họp UBHH lần thứ 3 và Nghị định thư Bổ sung Hiệp định Hợp tác Kinh tế-KHKT (10-11-2001)
- MOU về Hợp tác Thuỷ sản giữa Bộ Thuỷ sản Việt Nam-Bộ Biển và Thuỷ sản In-đô-nê-xi-a (8-1-2003)
- Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ 21 tháng 6-2003
- Hiệp định về Phân định ranh giới thềm lục địa, Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Bộ trưởng Ngoại giao Hát-xan Uy-ra-giu-đa ký
- Thỏa thuận hợp tác (MOU) về hàng đổi hàng giữa hai Bộ Thương mại (2003)
- Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
- Thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật giữa Hiệp hội cà phê-ca cao với Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê In-đô-nê-xi-a (26-6-2003)
- MOU về Hợp tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và MOU về Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (từ 28 đến 30-5-2005)
- Thoả thuận về Hợp tác Du lịch (2-2006). MOU về hợp tác mua bán gạo (5-4-2007).
Phân hóa vùng dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (18/08/2007)
Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể  (18/08/2007)
Sản xuất và xuất khẩu gạo ở nước ta  (18/08/2007)
Nịnh  (15/08/2007)
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau  (15/08/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm