Hà Nội gắn kết bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch trong bối cảnh mới
TCCS - Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, thành phố Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Do đó, thành phố tích cực triển khai nhiều giải pháp gắn kết bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch trong bối cảnh mới.
Chú trọng bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Thủ đô
Điểm nhấn trong xây dựng, phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội là việc ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 26-6-2016, của Ban Thường vụ Thành ủy, “Về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”. Nghị quyết đề ra mục tiêu trọng tâm là phát triển kinh tế thông qua du lịch văn hóa, trong đó tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác; xác định mục tiêu phát triển toàn diện du lịch Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, bảo đảm tính bền vững; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; thân thiện với môi trường. Những năm qua, Hà Nội liên tiếp góp mặt trong nhiều cuộc bình chọn về điểm đến được yêu thích nhất trên thế giới. Sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, ngành du lịch Thủ đô đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Năm 2019, Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước trở thành thành viên Mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Song song với phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng “Thành phố sáng tạo”, thành phố quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện thị trường văn hóa Thủ đô. Việc hợp tác, giao lưu trong nước và quốc tế về văn hóa trên địa bàn Hà Nội có nhiều khởi sắc. Công tác thông tin đối ngoại, quảng bá giá trị văn hóa du lịch được đẩy mạnh tăng cường. Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và đăng cai các sự kiện văn hóa quốc tế lớn thành công, gây được tiếng vang lớn trong nước và quốc tế, đặc biệt là “Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội” các năm 2022, 2023, 2024.
Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành tổng kiểm kê di tích, di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2016, Hà Nội hoàn thành Đề án “Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016”, qua đó xác định loại hình cần ưu tiên bảo vệ, nhất là với các di sản có nguy cơ mai một. Trên cơ sở kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, Thành phố triển khai các hoạt động hỗ trợ công tác truyền dạy di sản văn hóa tại nhiều địa phương, góp phần nhân rộng đối tượng thực hành di sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị di sản trong cộng đồng; thực hiện giáo dục di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh phổ thông. Để huy động cả cộng đồng và hệ thống chính trị tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di sản, Thành ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND, ngày 18-2-2022, về “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội đến năm 2025” với những nội dung thực hiện từng năm và trọng tâm các năm; Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND, ngày 19-9-2016, của Ủy ban nhân dân thành phố, quy định “Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội”…, trong đó xác định rõ thành phố trực tiếp quản lý 10 di tích văn hóa tiêu biểu và phân cấp quản lý các di tích văn hóa còn lại cho các quận, huyện, thị xã; quy định ngân sách thành phố đầu tư cho các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cách mạng kháng chiến và hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quốc gia do cấp huyện quản lý.
Từ năm 2012, Hà Nội đã triển khai phương pháp giáo dục di sản với nhiều hình thức, hướng tới nhiều đối tượng. Thông qua hành trình khám phá di sản với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn, nhiều di tích, như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Nhà tù Hỏa Lò… đã tạo dựng được thương hiệu, tăng sức hút với du khách. Hà Nội triển khai, thực hiện việc số hóa di sản, qua đó góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý, xây dựng được hệ thống dữ liệu chung của các di tích, địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời giúp người dân trong và ngoài nước hiểu biết, thêm yêu văn hóa truyền thống của Thủ đô. Công tác ghi danh di sản văn hóa phi vật thể; tôn vinh người nắm giữ di sản ngày càng được quan tâm, chú trọng. Toàn thành phố hiện có 5 di sản được UNESCO ghi danh ở nhiều nội dung, 26 di sản trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Hà Nội có 18 nghệ nhân nhân dân và 113 nghệ nhân ưu tú.
Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các di sản văn hóa với 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm tất cả các loại hình với sự phong phú, đa dạng và có giá trị cao. Đến nay đã chỉ đạo tiến hành tổng kiểm kê các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố và xây dựng kế hoạch bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thành phố chủ động tiến hành triển khai thực hiện các chương trình bảo tồn và phát huy các di sản đang có nguy cơ bị mai một. Hiện nay, thành phố có 5.922 di tích (kiểm kê năm 2016), trong đó có 1 di sản thế giới, 20 di tích quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích cấp quốc gia, 1.500 di tích cấp thành phố, 3.238 di tích (đưa vào danh mục kiểm kê phục vụ cho công tác xếp hạng di tích). Công tác tu bổ di tích được thành phố quan tâm, chỉ đạo hàng năm. Năm 2022, thành phố ban hành Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025, phân bổ vốn Kế hoạch năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo và một số dự án xây dựng cơ bản nhiệm vụ chi cấp thành phố, với tổng số 579 dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, kinh phí 14.029 tỷ đồng, trong đó có 58 dự án cấp thành phố và 521 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ cấp quận/huyện.
Một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới
Ngày 4-6-2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016, của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2024 - 2025. Mục tiêu của kế hoạch là thu hút đông đảo nhân dân, khách du lịch quốc tế và nội địa đến tham quan, trải nghiệm tại Hà Nội; Tạo bước tăng trưởng, phát triển toàn diện du lịch Thủ đô đạt cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và cơ cấu khách du lịch đảm bảo tính bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố, giữ vững vai trò Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tiếp tục xây dựng hình ảnh du lịch Thủ đô Hà Nội là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, khẳng định là điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới.
Kế hoạch đề ra nhiều nội dung trọng tâm, bao gồm: (1) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và quảng bá, xúc tiến, hợp tác liên kết phát triển thị trường khách du lịch, trong đó tập trung ưu tiên triển khai phổ biến, tuyên truyền sâu, rộng nội dung Kết luận đến các đơn vị trực thuộc thành phố, các Hiệp hội, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và cộng đồng dân cư. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền quảng bá thành phố Hà Nội trên các kênh truyền thông, truyền hình quốc tế, các kênh truyền thông trong nước. Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu du lịch của một số điểm đến, làng nghề, phố nghề trên địa bàn thành phố. Xây dựng kế hoạch, tổ chức các chuỗi sự kiện du lịch, hỗ trợ phát triển điểm đến tại các quận, huyện, thị xã. Xây dựng kế hoạch và triển khai quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô trên các nền tảng số, phương tiện truyền thông xã hội. Triển khai các chương trình xúc tiến, giới thiệu điểm đến du lịch tại các thị trường quốc tế trọng điểm, tiềm năng... (2) Công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch, trong đó ưu tiên tập trung nghiên cứu một số cơ chế, chính sách, đề án hỗ trợ phát triển đối với các đơn vị du lịch, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; các điểm đến du lịch, mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy phát triển mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong đầu tư, quản lý, khai thác điểm đến di sản, văn hóa có tiềm năng về du lịch. Tổ chức điều tra, khảo sát nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê, cơ sở dữ liệu ngành du lịch Thủ đô. (3) Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với môi trường, trong đó tập trung đẩy nhanh việc lập và hoàn thiện quy hoạch xây dựng một số khu chức năng du lịch, dự án phát triển du lịch trọng điểm tại các khu vực Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn, núi Sóc - hồ Đồng Quan, hồ Đồng Mô,... Phấn đấu sớm hình thành và phát triển được trung tâm mua sắm, công viên giải trí chuyên đề thương hiệu quốc tế, trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP. (4) Công tác phát triển sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, hấp dẫn, chất lượng cao, trong đó tập trung nâng cấp chất lượng điểm đến và phát triển sản phẩm du lịch gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, di sản; hoàn thiện tuyến du lịch đường sông từ bến Chương Dương Độ - Bát Tràng - Ninh Sở (huyện Thường Tín) - tỉnh Hưng Yên; tiếp tục mở rộng các sản phẩm du lịch đường sông. Từng bước hình thành và phát triển: sản phẩm du lịch đêm, du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; sản phẩm du lịch thể thao và sản phẩm du lịch golf. Tiếp tục xây dựng các tuyến hướng phía bắc, phía tây của trung tâm Hà Nội và nâng cấp các dịch vụ du lịch tại các không gian, tuyến phố đi bộ. Nghiên cứu xây dựng, triển khai các Đề án hình thành một số điểm đến du lịch mới thực sự đặc sắc dựa trên khai thác với giá trị văn hóa, thể thao của thành phố. (5) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó tập trung phối hợp, liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời ba đội ngũ: quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch thực sự chuyên nghiệp về nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng. Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch trong đào tạo, giảng dạy, tiến đến áp dụng các tiêu chuẩn nghề theo chuẩn quốc tế. Tổ chức các lớp nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng… (6) Công tác quản lý nhà nước, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, trong đó tập trung triển khai hiệu quả, thường xuyên công tác thông tin, hỗ trợ khách du lịch góp phần xây dựng môi trường du lịch Thủ đô an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh. Tổ chức vinh danh, trao thưởng cho các tổ chức, cá nhân có sự đóng góp cho sự phát triển du lịch Thủ đô. (7) Công tác chuyển đổi số ngành du lịch Thủ đô, trong đó triển khai xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, bền vững gắn với chuyển đổi số, hình thành hệ thống tích hợp đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu điểm đến và gia tăng các trải nghiệm cho khách du lịch. Xây dựng bản đồ số du lịch thành phố Hà Nội. Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành du lịch Thủ đô.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, thành phố tiếp tục đổi mới tư duy phát triển du lịch, chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp du lịch. Thành phố tập trung chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu, sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của du lịch Thủ đô./.
Chính sách phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội  (20/11/2024)
Chính sách phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội  (20/11/2024)
Phát triển kinh tế số tại Hà Nội: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra  (20/11/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay