Liên danh PTSC - Sembcorp được cấp phép khảo sát biển cho dự án điện gió ngoài khơi, xuất khẩu điện sang Singapore
TCCS - Ngày 29-8-2023, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore, Liên danh PTSC - Sembcorp đã được trao giấy phép khảo sát và ý định thư để triển khai các công tác liên quan đến việc phát triển dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam, xuất khẩu điện sạch sang Singapore.
Trước sự chứng kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành hai nước và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã trao quyết định về việc chấp thuận hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển (giấy phép khảo sát) cho Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) - Đơn vị thành viên của Petrovietnam; đồng thời, đối tác Sembcorp Utilities Pte Ltd (Sembcorp) của PTSC được Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore trao ý định thư chấp thuận dự án này.
Sự kiện đầy ý nghĩa này là dấu mốc để Liên danh PTSC - Sembcorp có thể triển khai các bước tiếp theo trong việc phát triển dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam, xuất khẩu điện sạch sang Singapore. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore sẽ góp phần nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, mở rộng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực năng lượng nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023) và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược (2013 - 2023) giữa Việt Nam và Singapore.
Với việc được trao giấy phép khảo sát, PTSC hiện là nhà đầu tư đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép để triển khai các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển để phát triển dự án điện gió ngoài khơi. Sau khi nhận được giấy phép, Liên danh PTSC - Sembcorp sẽ triển khai các công tác đo gió, khảo sát biển và địa chất tại một số khu vực ngoài khơi vùng biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết để triển khai công tác đầu tư, phát triển dự án.
Trước đó, vào tháng 2-2023 tại Singapore, PTSC và Sembcorp đã ký và trao thỏa thuận phát triển chung (JDA) về việc hợp tác đầu tư, xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam. Theo thỏa thuận, PTSC và Sembcorp sẽ hợp tác theo hình thức độc quyền để đầu tư dự án sản xuất khoảng 2,3GW điện từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam và xuất khẩu sang Singapore qua tuyến cáp cao áp ngầm dưới biển, đáp ứng nhu cầu điện sạch từ năm 2030 của Singapore.
Sự kiện đón nhận các giấy phép của Liên danh PTSC - Sembcorp sẽ góp phần hiện thực hóa bản ghi nhớ xây dựng đối tác kinh tế xanh - kinh tế số giữa hai quốc gia, chung tay hoàn thành mục tiêu đạt được 6GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 do Chính phủ Việt Nam đề ra tại quy hoạch điện VIII và cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại COP26./.
Theo Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, PTSC được phép tiến hành các hoạt động trên tại địa điểm ngoài khơi vùng biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm khu vực biển số 1 và khu vực biển số 2.
Khu vực biển số 1 gồm 2 khu vực với diện tích được sử dụng là 89.027ha, độ sâu được sử dụng từ 20m - 35m (theo Hệ độ cao Hòn Dấu). Khu vực biển số 2 gồm 2 khu vực có diện tích 98.897ha, độ sâu được sử dụng từ 50m - 65m (theo Hệ tọa độ Hòn Dấu). Thời gian thực hiện trong 36 tháng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành (24-8-2023).
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu PTSC lập, gửi thông tin chi tiết về các hoạt động khảo sát địa vật lý, địa kỹ thuật, khảo sát đánh giá tác động môi trường và xã hội, khảo sát đo gió, khí tượng và hải dương (chi tiết vị trí, phạm vi, tọa độ, ranh giới, diện tích, độ cao, độ sâu khu vực biển và thời gian, lịch trình chi tiết của từng hoạt động...) đến Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu khi tiến hành thực hiện các hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc tìm kiếm cơ hội để đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi, năng lượng tái tạo ngoài khơi, PTSC cũng tham gia cung cấp dịch vụ cho các dự án điện gió ngoài khơi với vai trò là nhà thầu cung cấp dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao. PTSC hiện đang triển khai các dự án chế tạo chân đế trụ điện gió và trạm biến áp điện gió ngoài khơi tại châu Âu (khu vực biển Baltic) và Đài Loan (Trung Quốc) cho các chủ đầu tư hàng đầu thế giới, đặc biệt là dự án chế tạo và cung cấp 33 chân đế trụ điện gió với công nghệ tiên tiến lần đầu tiên được triển khai thực hiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho dự án điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b&4 tại Đài Loan (Trung Quốc) của khách hàng Orsted. Tổng giá trị các hợp đồng về điện gió ngoài khơi mà PTSC đã trúng thầu và đang thực hiện khoảng 1 tỷ USD.
Đón đầu xu thế chuyển dịch năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ của Petrovietnam  (26/08/2023)
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trao giải cuộc thi online ‘Tôi yêu Petrovietnam’  (24/08/2023)
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt giải cao trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 13  (23/08/2023)
Xây dựng Petrovietnam thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia  (21/08/2023)
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn tổ chức Hội thảo Dầu thô năm 2023  (18/08/2023)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên