Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn tổ chức Hội thảo Dầu thô năm 2023
TCCS - Ngày 17-8-2023, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức Hội thảo trao đổi nghiệp vụ về kinh doanh, vận chuyển dầu thô/nguyên liệu trung gian với các đối tác Việt Nam và quốc tế.
Tham dự hội thảo, về phía BSR có Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Văn Hội; Tổng Giám đốc Bùi Ngọc Dương; thành viên Hội đồng Quản trị Hạng Anh Minh; các Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Thắng và Mai Tuấn Đạt; cùng trưởng/phó các ban chuyên môn BSR. Tham dự hội thảo có sự hiện diện của các nhà cung ứng dầu thô/dịch vụ cung ứng dầu thô trong nước PVOIL, nước ngoài: Chevron, Novel, Freepoint, Meridian và McQuilling.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BSR Nguyễn Việt Thắng cho biết: “Những nhà cung cấp dầu thô trong nước và quốc tế tham dự hội thảo hôm nay là những nhà cung ứng dầu thô chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trên thế giới. BSR mong muốn, hội thảo sẽ là dịp để các đại biểu cùng chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác mua bán dầu thô, logistic, đánh giá cơ hội hợp tác cung ứng dầu thô. Những kinh nghiệm của các nhà cung ứng cùng tiềm năng phát triển của BSR sẽ thúc đẩy hợp hợp tác các bên lên tầm cao mới”.
Tại hội thảo, Trưởng ban Điều độ sản xuất BSR Nguyễn Đôn Liêm đã giới thiệu về cấu hình Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng như công suất, nhu cầu dầu thô của nhà máy thời điểm hiện tại và tương lai. Hiện tại, nhà máy có nhu cầu dầu thô khoảng 148 nghìn thùng/ngày theo thiết kế, tương đương 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Nhu cầu dầu thô của nhà máy giai đoạn 2024 - 2028 là khoảng 160 - 165 nghìn thùng/ngày (tối ưu nâng công suất), tương đương 4,8 - 5,1 triệu thùng/tháng, trong đó dầu thô nhập khẩu khoảng 1,5 - 2,6 triệu thùng/tháng.
Hiện rổ dầu thô cung ứng cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất bao gồm 9 loại dầu thô trong nước và 14 loại dầu thô nhập khẩu. Ngoài ra, BSR cũng đã đánh giá 33 loại dầu thô khác có thể cung ứng cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau năm 2028, khi BSR hoàn thành nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, lúc đó nhà máy sẽ có công suất là 171 nghìn thùng/ngày (tương đương 5,3 triệu thùng/tháng; tỷ lệ dầu thô nhập khẩu khoảng 45 - 100% (tương đương 2,4 - 5,3 triệu thùng/tháng).
Hiện tại, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) là nhà cung ứng dầu thô lớn nhất cho BSR. PVOIL cung ứng dầu thô cho BSR theo hợp đồng liên kết chuỗi, hợp đồng dài hạn và hợp đồng chuyến. Trong 6 tháng đầu năm 2023, PVOIL cung ứng cho BSR tổng 28,3 triệu thùng dầu thô các loại (tương đương 156.137 thùng/ngày ở công suất Nhà máy lọc dầu Dung Quất 106%), trong đó có 7,4 triệu thùng dầu thô nhập khẩu và 20,9 triệu thùng dầu trong nước. Tỷ lệ dầu thô Việt Nam/dầu thô nhập khẩu là 74%/26%.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang chế biến các loại dầu thô, như Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Tê Giác Trắng, Rạng Đông, Đại Hùng, Hải Thạch, Sông Đốc, Ruby (trong nước); dầu WTI Midland, Azeri, Bu Attifel (nhập khẩu). Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023, PVOIL sẽ cung ứng cho BSR khoảng 20,6 triệu thùng dầu các loại, kể cả nhập khẩu.
Trưởng ban Dầu thô PVOIL Nguyễn Dương Quang cho biết: “PVOIL đã đàm phán các chủ dầu tạo điều kiện để BSR có cơ hội mua tối đa dầu thô Việt Nam trong các kỳ bán dầu thời hạn và chuyến. Hỗ trợ BSR đàm phán thỏa thuận khung mua dầu Tê Giác Trắng dài hạn với chủ dầu. Ngoài ra, PVOIL hỗ trợ tối đa BSR trong công tác điều độ bốc dầu linh hoạt theo tình hình công suất thực tế của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Giai đoạn 2024 - 2035, PVOIL sẽ cung cấp cho BSR tối đa dầu trong nước và dầu nhập khẩu. Năm 2024 dự kiến cung cấp khoảng 159 nghìn thùng/ngày. Tuy nhiên, sản lượng dầu thô trong nước đang có xu hướng giảm sản lượng nên gây khó khăn cho việc cung ứng dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Bên cạnh đó, PVOil cũng giới thiệu một số loại dầu mới sẽ được đưa vào khai thác và xuất bán thương mại từ năm 2025, các loại dầu này có thể bù đắp phần nào lượng sụt giảm sản lượng của một số loại dầu hiện tại.
Nhân dịp này, lãnh đạo BSR và PVOIL cũng đã thảo luận và đưa ra các giải pháp mua tối đa dầu Việt Nam cung ứng cho BSR; thảo luận về điều độ và phối hợp trong công tác bốc dầu.
Trao đổi với các đối tác, Chủ tịch Hội đồng quản trị BSR Nguyễn Văn Hội mong muốn các nhà cung cấp dầu thô sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về tiềm năng và lợi thế của BSR để cung cấp nguồn dầu thô dài hạn cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhất là giai đoạn sau khi nhà máy hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng.
Tại hội thảo, nhà cung cấp dầu thô Novel, đại diện ông Kevin Ma đã có những đánh giá của mình về thị trường dầu thô trên thế giới, sự cạnh tranh trong thương mại quốc tế và xung đột ở một số nơi trên thế giới ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ nói chung và ngành công nghiệp dầu khí nói riêng.
Đại diện Chevron, ông Lim Meng Tong cho biết: Năng lực sản xuất dầu thô của Chevron là 1,44 triệu thùng dầu/ngày, chủ yếu tại Mỹ, Canada, các nước châu Phi (Nigeria, Angola, Cộng hòa Congo, Guinea,…). Ông Lim Meng Tong cũng phân tích những thách thức về chính trị, địa kinh tế trên thế giới ảnh hưởng khai thác dầu thô của các hãng dầu mỏ và thương mại dầu thô thế giới.
Đại diện các nhà cung ứng dầu thô/nhà dịch vụ cung ứng dầu thô Freepoint, Meridien, McQuilling cũng đã có những bài giới thiệu về năng lực cung ứng dầu thô cũng như cơ hội hợp tác với BSR trong tương lai.
Phát biểu kết luận hội thảo, Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cảm ơn những chia sẻ, tham luận chất lượng của các nhà cung ứng dầu thô. Sau hội thảo này, BSR mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các nhà cung cấp dầu thô, như: Chevron, Novel, Freepoint, Meridian, McQuilling. Sự hợp tác trong tương lai sẽ mở ra cơ hội cho BSR tiếp cận các nguồn dầu thô dài hạn, chất lượng”./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn tổ chức nói chuyện an toàn với chủ đề “An toàn trên cao và an toàn sử dụng khí nén”  (17/08/2023)
Petrovietnam nỗ lực duy trì nhịp độ cao trong sản xuất, kinh doanh, kiên định với mục tiêu tăng trưởng  (10/08/2023)
Petrovietnam hoàn thành kế hoạch cả năm 2023 trước 5 tháng  (08/08/2023)
Petrovietnam ngược dòng thị trường, hiện thực khát vọng tăng trưởng  (12/07/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển