Để lời nói thực sự là “gói vàng”!
Người xưa đã dạy: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nhằm nhắc nhở nhau và khuyên nhủ thế hệ sau rằng, lời nói có thể chuyển tải thông tin, kéo mọi người đến gần nhau, nhưng cũng có thể làm xa cách nhau nếu không cân nhắc kỹ khi phát ngôn. Câu tục ngữ trên khuyên rằng, nên nói đúng, nói đủ, khi nói cần thể hiện sự tôn trọng người nghe, nhưng cũng là tôn trọng chính bản thân mình, quả thật có ý nghĩa vô cùng!
Tuy nhiên, tầng ý nghĩa khác của câu “Lời nói không mất tiền mua…” lại là, phải biết phát ngôn khi cần thiết, bởi chỉ khi đó thông tin được đưa ra mới mang ý nghĩa thiết thực. Khi nói, mỗi người nên cân nhắc về cách nói (như thế nào?), nội dung nói (nói cái gì?) và thời điểm cần nói (vào khi nào?). Có như vậy, lời nói mới trở nên có giá trị, thực sự là “gói vàng” khi mang lại điều hay, lẽ phải; chứ không phải là “lời nói, đọi máu”, do nói sai, không đúng lúc, đúng chỗ. Hiểu được ý nghĩa trên có lẽ không khó với mỗi người, nhưng cái khó chính là thực hiện được điều đó trong thực tiễn!
Trong thực tiễn cuộc sống có hiện tượng, nói một đằng, làm một nẻo hoặc ý nghĩa đằng sau của lời nói khác hẳn thông tin khi phát ngôn, như dân gian thường nói: “Nói vậy mà không phải vậy”! Có hiện tượng, trong cuộc họp, mọi thành viên tham dự đều không phát biểu; hoặc nếu có thì “hùa” theo ý kiến chung, theo sự gợi ý, định hướng. Kết cục là, cuộc họp bàn bạc về vấn đề phức tạp đáng lẽ sẽ kéo dài, bởi cần phải tranh luận, thuyết phục nhau, “trao đi, đổi lại” các ý kiến giữa những người tham gia, thì lại kết thúc rất nhanh, với sự nhất trí rất cao. Đây chính là biểu hiện của cái gọi là “nói xuôi chiều”, “nói đãi bôi”. Những người như thế cho rằng, mình nói cũng chẳng ai nghe, nói nhiều thì phải làm nhiều, nói nhiều sẽ bị “soi”; hoặc đơn giản là “chẳng biết nói gì”?!… Nhưng, khi một trong những quyết định nào đó của các cuộc họp đưa vào thực hiện không được suôn sẻ, hiệu quả không được như kỳ vọng, lại rộ lên những bình phẩm, thậm chí chê bai, dè bỉu, rằng quyết định đó “không đủ tầm, không xứng tầm!”. Thực chất của những phát ngôn kiểu này chỉ là cách “nói vuốt đuôi”.
Sau những cuộc họp như vậy, ở bên ngoài phòng họp, tại những nơi riêng tư là sự bùng nổ về ngôn từ và tâm trạng hoặc là sự thờ ơ, vô cảm, như đầm nước lạnh giá. Điều đó cho thấy, hóa ra mọi người đều có suy nghĩ riêng với vô số lập luận và nhận định, đánh giá. Thế nhưng, những tâm tư, nguyện vọng đó lại không biểu lộ ra, thể hiện ở những nơi cần thiết, khi cần thiết, mà lại bộc lộ ở những địa điểm không chính thức, thời điểm không cần thiết như vậy.
Tình trạng nói trên không phải hiếm. Nguyên nhân là do chưa tạo được môi trường, điều kiện để người có liên quan nói những điều cần nói; hoặc bởi mọi người chưa thấy được sự cần thiết phải nói; hoặc cố tình “mũ ni che tai” nên không nói đủ, nói đúng, nói kịp thời... Dù bởi nguyên nhân nào, tình trạng nói trên cũng gây ra những bất lợi cho sự phát triển của cơ quan, tập thể, đơn vị, khi lãng phí nhiều nguồn năng lượng, trí tuệ, tài nguyên tập thể; hoặc làm giảm tinh thần đấu tranh, phản biện xây dựng, tạo ra lối thỏa hiệp dễ dãi, những sự “đồng thuận hờ”, dẫn đến tâm trạng tiêu cực trong tập thể.
Ở góc độ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tư tưởng buông xuôi, lựa chiều nói trên sẽ không góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chung; đồng thời, không phê phán, ngăn chặn được những tư tưởng, suy nghĩ sai lầm có thể nảy sinh trong tập thể, do vậy, không có lợi cho sự nghiệp chung.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng bổ sung một nội dung mới, đó là cần khuyến khích, bảo vệ người “dám nói”. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khuyến khích và bảo vệ những người dám nói, biết nói, dám làm và biết làm vì lợi ích chung. Để thực hiện điều đó, trước hết, mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng cần mạnh dạn làm rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan của căn bệnh “không dám nói, không muốn nói; nói không đúng lúc, không đúng chỗ” để đề ra biện pháp thực hiện việc “dám nói” một cách phù hợp. Đó chính là sự quán triệt, học tập nghị quyết Đại hội Đảng một cách thiết thực và phù hợp nhất./.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và những nội dung mới về xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ  (13/05/2021)
Quy hoạch “trên giấy”!  (09/05/2021)
Toàn dân làm công tác cán bộ  (10/04/2021)
Chung quy cũng chỉ vì... lợi ích  (30/03/2021)
“Dính vết” mà không “trượt dốc”  (18/03/2021)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm