“Cai sữa” cho khỏi... khổ!
Đã nhiều lần vợ chồng ông C bàn về công việc tương lai của con, nhưng mỗi người một phách, không ai chịu ai. Ông thì muốn cậu con trai tốt nghiệp đại học đi thuê nhà và tự lập nghiệp với số vốn ít ỏi, còn bà thì muốn ông phải xin cho con vào cơ quan cũ, nơi ông công tác trước đây cho “lành”. Bà lý luận, mọi người đều làm thế. Bà hỏi ông, sao ông không làm như người khác dù ông có uy tín hơn. Vào đó, phấn đấu nhẹ nhàng, có lương cao lại chẳng mấy chốc được kết nạp Đảng rồi lên cán bộ và cống hiến. “Đường quang không đi sao phải đâm quàng bụi rậm” cho khổ.
Cuối cùng, con trai ông C rời bố mẹ đi thuê nhà trọ và tự mở một công ty tư vấn tài chính. Với vốn tiếng Anh tích lũy trước đó, cậu ta giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài muốn làm ăn ở Việt Nam nên thu nhập cũng khá. Thỉnh thoảng ông C đem chuyện cũ ra kể với bạn bè như một chiến tích. Những lúc như vậy, bà H thường cười trừ rồi bảo: “Nói phét gặp thời”!
Rồi thì bà H cũng phải thừa nhận: “Giờ thì tôi đã bái phục cái món lý thuyết “cai sữa” của ông. Tôi mệt với bố con ông quá thôi!”.
Ở ta có một hiện tượng tồn tại dai dẳng đó là không chịu “cai sữa" cho con. Cho dù đã nuôi con qua 18 tuổi và học xong đại học nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn vất vả ngược xuôi để tìm mọi cách lo lót cho con vào được cơ quan này cơ quan nọ. Càng cơ quan có quyền lực, có địa vị, có ảnh hưởng với xã hội thì sức hút càng lớn. Trong khi đó, những cán bộ lãnh đạo khiến biên chế bị đội lên lại không bị kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật một cách thuyết phục. Đây chính là nguyên nhân sinh tiêu cực, khiến đội ngũ hưởng biên chế nhà nước ngày càng phình to.
Nhìn rộng ra, hiện tượng không chịu “cai sữa” còn xuất hiện ở cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các địa phương. Ví dụ, mặc dù quy định cổ phần hóa đã được Chính phủ ra “tối hậu thư” bằng các văn bản pháp lý nhưng tiến độ thì vẫn cực kỳ chậm. Hay hằng năm, nhiều địa phương vẫn xin bổ sung ngân sách để bảo đảm thu chi trong khi đó tiền chi tiếp khách trong một năm vượt mức 10 con số và thậm chí hơn…
Nếu không quyết liệt trong tiết giảm cấp ngân sách và kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; không triệt để “ép” các tập thể phải tự chủ tài chính thì hiện tượng không chịu “cai sữa” sẽ còn để lại nhiều hậu quả, gây khó khăn cho sự phát triển. Hậu quả nhìn thấy rõ là hiện tượng “xin cho” sẽ tồn tại dai dẳng cùng các tiêu cực khác, như “rửa tiền” ngân sách để hưởng lợi hoặc thậm chí là để chiếm đoạt cá nhân. Những sự việc cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị, địa phương móc ngoặc với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để nâng khống giá trị hàng hóa, “cuỗm” ngân quỹ nhà nước bỏ ngoài sổ sách để chi tiêu riêng xảy ra không hiếm trong nhiều năm qua đã cho thấy, việc “cai sữa” cho đối tượng này càng cần thiết biết mấy./.
Nghĩ về “gốc của công việc” (11/11/2020)
Đừng lạm dụng phê bình để hạ bệ nhau! (29/10/2020)
Tỉnh Bạc Liêu tạo đột phá từ công tác cán bộ (03/10/2020)
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển