Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 25-9 đến ngày 01-10-2017)
17:49, ngày 02-10-2017
TCCSĐT - Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày 03-02-1950, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hungary Orbán Viktor là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực: kinh tế - thương mại, đầu tư, giáo dục - đào tạo, y tế, môi trường, an ninh - quốc phòng, văn hóa, du lịch; trao đổi về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm, đồng thời khẳng định chính sách coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, đưa hợp tác hai nước ngày càng phát triển hiệu quả và sâu rộng hơn.
Thủ tướng Hungary Orbán Viktor thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Hungary Orbán Viktor đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến ngày 26-9-2017. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Orbán Viktor đã hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hungary; đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; tham quan Vịnh Hạ Long.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary; nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành liên quan mỗi bên tích cực triển khai các kết quả đã đạt được trong Khóa họp thứ VII của Ủy ban diễn ra tại Budapest vào tháng 3-2017. Việt Nam đánh giá cao việc Hungary tăng học bổng cấp cho sinh viên Việt Nam lên 200 suất mỗi năm từ năm học tới và đề nghị phía Hungary ưu tiên cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Hungary học tập các ngành học mà Việt Nam có nhu cầu và Hungary có thế mạnh như y tế, dược, công nghệ sinh học, quản lý nguồn nước, công nghệ thông tin…
Hai bên nhất trí thúc đẩy quá trình hoàn thiện và ký kết “Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hungary”. Hai bên nhất trí tăng cường tham vấn và phối hợp tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Hợp tác Mê Công - Đa-nuýp, về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai, sử dụng và quản lý nguồn nước bền vững, bao gồm các nguồn nước xuyên biên giới và an ninh lương thực; xem xét ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế. Hai bên đã Tuyên bố chung và ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, văn hóa, giáo dục, nông nghiệp, lao động, công nghệ thông tin - truyền thông cũng như Thỏa thuận kết nghĩa giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Ca-pốt-va của Hungary.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư
Sáng 26-9-2017, tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ Israel Nadav Eshcar, Đại sứ Bangladesh Samina Naz, Đại sứ Phần Lan Kari Kahiluoto, Đại sứ Áo Thomas Schuller Gotzburg, Đại sứ Cuba Lianys Torres Rivera đã trình Quốc thư lên Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau lễ trình Quốc thư, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lần lượt tiếp các Đại sứ.
Tại buổi tiếp các đại sứ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước những năm gần đây. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, trên nền tảng tốt đẹp mà Việt Nam và các nước đã cùng vun đắp, là người đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam cũng như đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam với các nước trên những cương vị đã từng đảm nhiệm, các Đại sứ sẽ phát huy hiệu quả vai trò là người kiến nghị chính sách và cầu nối quan trọng, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước tiếp tục phát triên trên mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cả hai bên, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Cùng với đó là việc thúc đẩy hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân; phối hợp cùng tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh con người, văn hóa, nghệ thuật của mỗi nước.
Các Đại sứ đã gửi đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang thông điệp của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong đó nhấn mạnh mong muốn tăng cường và củng cố quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần thúc đẩy quan hệ các nước với Việt Nam phát triển thực chất, hiệu quả. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với các nước và mong rằng, trong thời gian tới Việt Nam với các bên sẽ quan tâm, tiến hành trao đổi đoàn cấp cao, cũng như tham vấn trực tiếp giữa các bộ, ngành, để tìm kiếm các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu, vì những lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các Đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao bên lề Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu
Sáng 27-9-2017, tại thành phố Cần Thơ, bên lề hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ với Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Christian Berger, Ngài Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg, Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Ngài Jun Yanagi, để đề xuất đẩy mạnh những nội dung hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong việc xây dựng mô hình phát triển bền vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.
Đánh giá cao việc Đại sứ, Công sứ các nước đã tới tham dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng, sự có mặt của các Đại sứ, đại diện một số cơ quan ngoại giao tại Việt Nam góp phần vào thành công của Hội nghị và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước ngày một thiết thực, hiệu quả hơn. Tại buổi tiếp các Đại sứ, Công sứ các nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn Chính phủ các nước tiếp tục hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long lập quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của địa phương; cũng như tiếp tục đóng góp cho sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước.
Các Đại sứ, Công sứ trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, bày tỏ vui mừng được tham dự Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và cho biết sẽ tích cực làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam để đẩy mạnh tiến trình hợp tác về vấn đề này. Các Đại sứ, Công sứ cũng mong muốn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với lãnh đạo Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC Việt Nam
Sáng 27-9-2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC Việt Nam (ABAC Việt Nam). Sau khi nghe lãnh đạo ABAC Việt Nam, VCCI báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của ABAC Việt Nam trong năm 2017 cũng như các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp APEC trình các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh báo cáo và đồng tình với các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp APEC, nhất là các khuyến nghị về việc tiếp tục thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ, tăng cường kết nối, bảo đảm phát triển bao trùm, bền vững và sáng tạo, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế số, tận dụng có hiệu quả các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại.
Biểu dương ABAC Việt Nam, VCCI, Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017, các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong năm qua đã phối hợp chặt chẽ với cộng đồng kinh doanh khu vực tổ chức tốt các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp; tích cực chuẩn bị các hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo APEC, CEO Summit, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam trong Tuần lễ cấp cao. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, việc tổ chức Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam, trong đó các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương vì người dân và doanh nghiệp và Việt Nam là đối tác tin cậy, điểm đến giàu tiềm năng của các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Từ nay tới khi diễn ra Tuần lễ cấp cao thời gian chỉ còn hơn một tháng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu đẩy mạnh công tác chuẩn bị về mọi mặt, tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân và doanh nghiệp nhận thức đầy đủ, tích cực hưởng ứng Năm APEC 2017 và Tuần lễ cấp cao, góp phần quảng bá với bạn bè quốc tế hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, hội nhập và phát triển, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, hiện đại. Trên cương vị Chủ tịch Năm APEC 2017, thay mặt các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng tiếp nhận Báo cáo và 20 khuyến nghị của ABAC trình các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC.
Tham vấn chung giữa tổ chức công đoàn quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Việt Nam, Lào
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Hungary Orbán Viktor đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến ngày 26-9-2017. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Orbán Viktor đã hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hungary; đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; tham quan Vịnh Hạ Long.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Hungary; nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành liên quan mỗi bên tích cực triển khai các kết quả đã đạt được trong Khóa họp thứ VII của Ủy ban diễn ra tại Budapest vào tháng 3-2017. Việt Nam đánh giá cao việc Hungary tăng học bổng cấp cho sinh viên Việt Nam lên 200 suất mỗi năm từ năm học tới và đề nghị phía Hungary ưu tiên cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Hungary học tập các ngành học mà Việt Nam có nhu cầu và Hungary có thế mạnh như y tế, dược, công nghệ sinh học, quản lý nguồn nước, công nghệ thông tin…
Hai bên nhất trí thúc đẩy quá trình hoàn thiện và ký kết “Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hungary”. Hai bên nhất trí tăng cường tham vấn và phối hợp tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Hợp tác Mê Công - Đa-nuýp, về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai, sử dụng và quản lý nguồn nước bền vững, bao gồm các nguồn nước xuyên biên giới và an ninh lương thực; xem xét ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế. Hai bên đã Tuyên bố chung và ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, văn hóa, giáo dục, nông nghiệp, lao động, công nghệ thông tin - truyền thông cũng như Thỏa thuận kết nghĩa giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Ca-pốt-va của Hungary.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư
Sáng 26-9-2017, tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ Israel Nadav Eshcar, Đại sứ Bangladesh Samina Naz, Đại sứ Phần Lan Kari Kahiluoto, Đại sứ Áo Thomas Schuller Gotzburg, Đại sứ Cuba Lianys Torres Rivera đã trình Quốc thư lên Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau lễ trình Quốc thư, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lần lượt tiếp các Đại sứ.
Tại buổi tiếp các đại sứ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước những năm gần đây. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, trên nền tảng tốt đẹp mà Việt Nam và các nước đã cùng vun đắp, là người đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam cũng như đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam với các nước trên những cương vị đã từng đảm nhiệm, các Đại sứ sẽ phát huy hiệu quả vai trò là người kiến nghị chính sách và cầu nối quan trọng, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước tiếp tục phát triên trên mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cả hai bên, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Cùng với đó là việc thúc đẩy hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân; phối hợp cùng tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh con người, văn hóa, nghệ thuật của mỗi nước.
Các Đại sứ đã gửi đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang thông điệp của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong đó nhấn mạnh mong muốn tăng cường và củng cố quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần thúc đẩy quan hệ các nước với Việt Nam phát triển thực chất, hiệu quả. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với các nước và mong rằng, trong thời gian tới Việt Nam với các bên sẽ quan tâm, tiến hành trao đổi đoàn cấp cao, cũng như tham vấn trực tiếp giữa các bộ, ngành, để tìm kiếm các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu, vì những lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các Đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao bên lề Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu
Sáng 27-9-2017, tại thành phố Cần Thơ, bên lề hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ với Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Christian Berger, Ngài Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg, Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Ngài Jun Yanagi, để đề xuất đẩy mạnh những nội dung hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong việc xây dựng mô hình phát triển bền vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.
Đánh giá cao việc Đại sứ, Công sứ các nước đã tới tham dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng, sự có mặt của các Đại sứ, đại diện một số cơ quan ngoại giao tại Việt Nam góp phần vào thành công của Hội nghị và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước ngày một thiết thực, hiệu quả hơn. Tại buổi tiếp các Đại sứ, Công sứ các nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn Chính phủ các nước tiếp tục hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long lập quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của địa phương; cũng như tiếp tục đóng góp cho sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước.
Các Đại sứ, Công sứ trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, bày tỏ vui mừng được tham dự Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và cho biết sẽ tích cực làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam để đẩy mạnh tiến trình hợp tác về vấn đề này. Các Đại sứ, Công sứ cũng mong muốn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với lãnh đạo Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC Việt Nam
Sáng 27-9-2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC Việt Nam (ABAC Việt Nam). Sau khi nghe lãnh đạo ABAC Việt Nam, VCCI báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của ABAC Việt Nam trong năm 2017 cũng như các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp APEC trình các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh báo cáo và đồng tình với các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp APEC, nhất là các khuyến nghị về việc tiếp tục thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ, tăng cường kết nối, bảo đảm phát triển bao trùm, bền vững và sáng tạo, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế số, tận dụng có hiệu quả các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại.
Biểu dương ABAC Việt Nam, VCCI, Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017, các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong năm qua đã phối hợp chặt chẽ với cộng đồng kinh doanh khu vực tổ chức tốt các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp; tích cực chuẩn bị các hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo APEC, CEO Summit, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam trong Tuần lễ cấp cao. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, việc tổ chức Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam, trong đó các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương vì người dân và doanh nghiệp và Việt Nam là đối tác tin cậy, điểm đến giàu tiềm năng của các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Từ nay tới khi diễn ra Tuần lễ cấp cao thời gian chỉ còn hơn một tháng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu đẩy mạnh công tác chuẩn bị về mọi mặt, tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân và doanh nghiệp nhận thức đầy đủ, tích cực hưởng ứng Năm APEC 2017 và Tuần lễ cấp cao, góp phần quảng bá với bạn bè quốc tế hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động, hội nhập và phát triển, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, hiện đại. Trên cương vị Chủ tịch Năm APEC 2017, thay mặt các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng tiếp nhận Báo cáo và 20 khuyến nghị của ABAC trình các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC.
Tham vấn chung giữa tổ chức công đoàn quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Việt Nam, Lào
Ngày 28-9-2017, tại Ninh Bình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Công đoàn quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Liên hiệp Công đoàn Lào tổ chức hội nghị tham vấn chung lần thứ 6. Hội nghị là cơ hội để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên hiệp Công đoàn Lào chia sẻ thông tin, trao đổi với Tổng Công đoàn quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương những lĩnh vực quan tâm để hoạt động hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Đánh giá cao sự hợp tác, ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức công đoàn bạn bè các nước dành cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cho rằng, những hoạt động này đã cơ bản gắn với những mục tiêu ưu tiên của Công đoàn Việt Nam, qua đó góp phần hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Công đoàn Việt Nam. Tổng Thư ký Tổng Công đoàn quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương Shoya Yoshida đánh giá, trong khuôn khổ khu vực ASEAN, các tổ chức công đoàn đã có sự phối hợp tương đối chặt chẽ, đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác, gặp gỡ, chia sẻ thông tin giữa công đoàn các nước là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn. Chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn ở Lào, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào Inpeng Meuviseth cho biết, Công đoàn Lào đang đẩy mạnh hoạt động tư vấn luật pháp và an toàn vệ sinh đến các tổ chức công đoàn cơ sở, cũng như tập trung vào công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Tại hội nghị, các bên tập trung thảo luận các vấn đề như: Thông tin về hoạt động công đoàn tại các nước; chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn; trao đổi những vấn đề mà các bên quan tâm liên quan đến hoạt động công đoàn; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn..
Sơ duyệt chuẩn bị Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
Từ ngày 30-9 đến ngày 01-10-2017, tại thành phố Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã chủ trì sơ duyệt các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Đại diện các Tiểu ban của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 gồm Lễ tân, An ninh và Y tế, Tuyên truyền và Văn hóa, Vật chất và Hậu cần, Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017; Văn phòng Chủ tịch nước; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; các sở, ban, ngành của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và khoảng 190 liên lạc viên, tình nguyện viên đã tham gia chương trình sơ duyệt.
Tính đến thời điểm hiện nay, cơ sở vật chất tại tất cả các khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm báo chí quốc tế và các địa điểm chính khác sẽ diễn ra các sự kiện chính thức và bên lề của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, đã cơ bản hoàn thành đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh biểu dương thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, các tiểu ban thuộc Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Ban thư ký Quốc gia APEC 2017 và các cơ quan liên quan đã nỗ lực chuẩn bị tích cực cho Tuần lễ Cấp cao.
Chủ trì sơ duyệt các kịch bản của Tuần lễ Cấp cao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chỉ đạo các phương án tổ chức, lễ tân, báo chí, hậu cần và các phương án dự phòng khác nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra thông suốt, trang trọng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo thông lệ APEC và trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm tối đa. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan phải đảm bảo tuyệt đối các điều kiện an ninh, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như việc tạo thuận lợi cho các nhà lãnh đạo, đại biểu, khách mời, báo chí và các tổ chức, cá nhân tham gia Tuần lễ Cấp cao. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong giai đoạn nước rút hiện nay, các bộ, ngành, cơ quan thành viên của Ủy ban Quốc gia cũng như các sở, ban, ngành của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam phải đẩy nhanh công tác chuẩn bị, bảo đảm khi Tuần lễ Cấp cao diễn ra, các cơ quan liên quan sẽ phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, không để xảy ra bất cứ sai sót nào./.
Hội thảo khoa học “Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 - Giá trị lịch sử và hiện thực”  (02/10/2017)
Giáo dục quyền con người trong các tổ chức chính trị, xã hội trên cơ sở quan điểm Đại hội XII của Đảng  (02/10/2017)
Giáo dục quyền con người trong các tổ chức chính trị, xã hội trên cơ sở quan điểm Đại hội XII của Đảng  (02/10/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25-9 đến ngày 01-10-2017  (02/10/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên