Đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững
TCCS - Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, thành phố đặt ra nhiệm vụ trọng tâm “đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ”.
Là trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn của cả nước về văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Hà Nội là thành phố có tiềm năng phát triển đồng bộ các loại thị trường rất lớn như tài chính tiền tệ, hàng hóa, dịch vụ, khoa học công nghệ, lao động… Tuy nhiên, việc tận dụng các lợi thế, cơ hội để phát triển Thủ đô đôi khi chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Tốc độ phát triển kinh tế Thủ đô còn chưa đồng đều giữa các khu vực, chưa tạo được các cực tăng trưởng kinh tế mới, đặc biệt là các khu vực phía Nam và Tây Nam của Thủ đô. Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 năm 2020, có 6/22 chỉ tiêu không đạt mục tiêu, dẫn đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế của kế hoạch 5 năm (2016-2020) bị ảnh hưởng. Mặc dù kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, sức chống chịu khá tốt trước những tác động từ bên ngoài và đại dịch COVID-19, nhưng nhìn chung chưa tạo được các đột phá lớn và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực, mũi nhọn chưa cao. Sản xuất nông nghiệp chưa thật sự ổn định, hiệu quả còn thấp. Nông nghiệp công nghệ cao còn ít, chuyển dịch cơ cấu nội ngành chưa theo kịp yêu cầu. Chuyển dịch cơ cấu lao động chưa đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển kết cấu hạ tầng giữa khu vực đô thị và nông thôn vẫn còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng và kết nối liên vùng ở một số vùng ven đô. Tốc độ xây dựng hạ tầng giao thông khu vực đô thị chưa theo kịp tiến độ đô thị hóa. Nhiều nơi chưa có trung tâm thương mại, siêu thị, thiếu các trung tâm logistic, hỗ trợ phát triển cho các làng nghề. Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, tần số chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Một số công trình, dự án có tiến độ triển khai còn chậm so với kế hoạch, tác động không nhỏ đến sự đồng bộ kết cấu hạ tầng xã hội và phát triển đời sống của nhân dân Thủ đô.
Nguyên nhân khác quan của những hạn chế, tồn tại trên là do tác động của đại dịch COVID-19 dẫn đến đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, hạn chế giao thương, du lịch, tác động toàn diện đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Quy trình thủ tục về quy hoạch, đầu tư, xây dựng thay đổi theo các luật mới ban hành làm kéo dài thời gian thực hiện. Quy mô, khối lượng, tính chất phức tạp của những nhiệm vụ ngày càng lớn với những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan là do năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một số địa phương đơn vị chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động. Chất lượng cán bộ tại một số cơ quan đơn vị còn chưa đồng đều. Năng lực, kỹ năng, thái độ làm việc của một bộ phận cán bộ vẫn còn hạn chế. Sự phối hợp các sở ngành và giữa sở, ngành với các quận, huyện, thị xã hiệu quả chưa cao, nhất là đối với những việc phải giải quyết theo cơ chế liên ngành. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của một số đơn vị chưa thường xuyên, kịp thời chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, xử lý các sai phạm. Các cơ chế, chính sách, giải pháp trong một số vấn đề lớn của thành phố như trật tự đô thị, vi phạm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng, ô nhiễm môi trường, chất lượng không khí, quản lý và cải tạo chung cư cũ, phòng cháy và chữa cháy, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo… chưa đạt mục tiêu đề ra. Chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả và những chính sách đồng bộ để phát huy nguồn lực trí thức và tiềm lực khoa học - công nghệ trên địa bàn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã kéo theo nhiều hệ luỵ, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, Để không bị gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất và sớm khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng. Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ ưu tiên số 1, nhưng đồng thời phải kiên trì thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế. Đây chính là mục tiêu kép có tương quan chặt chẽ với nhau, bởi không khống chế được dịch, rất khó để tổ chức sản xuất - kinh doanh. Ngược lại, nếu vì khó khăn mà không xoay xở duy trì sản xuất, về lâu dài sẽ thiếu nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Ngày 27-7-2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 175/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”. Kế hoạch nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng; phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô; quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với đổi mới sáng tạo nhằm tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triên kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII.
Mục tiêu cụ thể được đặt ra, gồm: trước mắt, ưu tiên công sức thời gian nguồn lực để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh cô vít, đặc biệt trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị lớn trên địa bàn thành phố. Thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế. Hai là, nỗ lực phục hồi lấy đà tăng trưởng, thực hiện các giải pháp đồng bộ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế thủ đô rưỡi chứ ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ba là, tập trung thu hút và tăng cường quản lý, sử dụng các nguồn lực hiệu quả, hợp lý để đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng. Bốn là, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển, quyết liệt thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững.
Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân từ 7,5 đến 8%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 8.300 đến 8.500 USD/người. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt từ 3,1triệu tỷ đến 3,2 triệu tỷ đồng (tăng từ 12,5 đến 13,5%/năm). Cơ cấu kinh tế năm 2025 gồm: dịch vụ chiếm 65% đến 65,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 22,5% đến 23%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,4% đến 1,6%... Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 7% đến 7,5%/năm; tỷ trọng kinh tế số chiếm 30% GRDP; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo trong GRDP chiếm 17%; kim ngạch xuất khẩu 20,470 tỷ USD; số lượt khách du lịch đạt từ 35 triệu đến 39 triệu lượt người (trong đó có 8 đến 9 triệu lượt khách quốc tế); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 75% đến 80%.
Để thực hiện các mục tiêu, yêu cầu trên, Chương trình số 02-CTr/TU xác định các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Đó là: thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh và các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, cơ cấu lại và phát triển nhanh các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp. Coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác xã hoạt động hiệu quả, thúc đẩy khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.
Đi đôi với việc thực hiện các giải pháp tăng nhanh số lượng doanh nghiệp và nâng cao đóng góp của khu vực tư nhân, Hà Nội sẽ tiếp tục cải cách và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn, bảo đảm cho doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng theo nguyên tắc thị trường; áp dụng các kinh nghiệm quản trị tốt của quốc tế và quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp… Đối với kinh tế tập thể, có cơ chế, hỗ trợ các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường. Về huy động nguồn vốn đầu tư, ngân sách thành phố phải được sử dụng có hiệu quả, ưu tiên các công trình có tính cấp bách, trọng tâm trọng điểm; sử dụng đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí... Với nguồn vốn ngoài ngân sách, cần xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư, ưu tiên các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch, khách sạn, nông nghiệp công nghệ cao... Đồng thời, phải nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng, chọn lọc các lĩnh vực công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường; chú trọng liên kết và chuyển giao công nghệ...
Để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh, Hà Nội kiên trì các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tập trung khắc phục và nâng cao các chỉ số thành phần còn xếp hạng thấp. Từng bước hình thành và phát triển một số mô hình kinh tế mới: Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm… Thành phố từng bước thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh như hỗ trợ pháp lý, các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, ưu đãi về thuế, nhân lực, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, công nghiệp hỗ trợ. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tính minh bạch các thủ tục, quy trình...
Có thể thấy, xuyên suốt nội dung Chương trình số 02-CTr/TU từ mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu đến nhiệm vụ, giải pháp là tinh thần quyết tâm đổi mới sáng tạo nhằm tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội./.
Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội  (02/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển