VietinBank đạt kết quả tốt nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả, hợp lý
TCCS - Báo cáo tài chính của VietinBank vừa công bố cho thấy, hoạt động kinh doanh có những chuyển biến tích cực, quy mô tài sản, thu nhập lãi thuần tăng trưởng tốt, đặc biệt, lợi nhuận trước thuế 9 tháng chủ yếu đến từ nguồn thu ngoài lãi…
Theo đó, quy mô tài sản của ngân hàng này tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, chủ yếu do tăng cho vay khách hàng, đồng thời, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước có xu hướng giảm, do chiến lược quản lý dự trữ bắt buộc của VietinBank theo hướng tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí mà vẫn bảo đảm tuân thủ quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.
Lợi nhuận trước thuế tính đến hết tháng 9-2020 tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng được từ nguồn thu ngoài lãi nhờ chiến lược kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán hợp lý, hiệu quả, đồng thời thu hồi từ nợ xử lý rủi ro tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước đã mang lại nguồn thu lớn so với cùng kỳ năm 2019. Đồng thời, ngân hàng cũng có những chính sách tiết giảm chi phí, đóng góp vào việc tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ.
Thu nhập lãi thuần tính đến hết tháng 9-2020 tăng trưởng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có sự cải thiện tích cực trong quý III-2020. Trong quý III-2020, thông qua các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước và diễn biến của thị trường, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, tạo tiền đề để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế. Theo đó, thu nhập lãi quý III-2020 có giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng với chính sách thúc đẩy tăng trưởng CASA và kiểm soát chi phí huy động vốn tốt, nên chi phí lãi giảm, góp phần làm tăng thu nhập lãi thuần quý III-2020 so với cùng kỳ.
Nhờ duy trì tỷ lệ đầu tư chứng khoán nợ hợp lý và chủ động mua lại nợ VAMC, xử lý trái phiếu đặc biệt mà dự phòng rủi ro chứng khoán giảm mạnh góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.
Về quy mô cho vay khách hàng, VietinBank thực hiện điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng, đa dạng hóa và ưu tiên tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và diễn biến từng ngành, lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, tỷ trọng dư nợ giữa các phân khúc khách hàng được cân đối lại bám sát định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Tính đến hết tháng 9-2020, tín dụng tăng trưởng ở mức thấp, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm và VietinBank tiếp tục kiên trì với chính sách tăng trưởng bền vững, không nới lỏng các tiêu chí tín dụng để kiểm soát chặt chẽ rủi ro song song với tăng trưởng hiệu quả.
Đồng thời, VietinBank đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, thu hồi xử lý nợ xấu. Việc giám sát danh mục tín dụng thường xuyên giúp VietinBank chủ động nhận diện sớm rủi ro để triển khai các biện pháp ứng xử kịp thời, các giải pháp hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, bảo đảm khách hàng có thể khôi phục hoạt động sau khi hết dịch bệnh, thiên tai, qua đó góp phần kiểm soát chất lượng nợ và tác động của kết quả phân loại nợ đến tình hình tài chính của ngân hàng.
VietinBank luôn chủ động nhận diện rủi ro và chuyển nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ để chủ động trong các phương án xử lý nợ.
Đại dịch COVID-19 đã gây nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế và xã hội, tuy nhiên cũng góp phần thúc đẩy tiến trình số hoá dịch vụ và thanh toán điện tử. Với chiến lược tập trung phát triển các giải pháp tài chính toàn diện, thanh toán hiện đại, thu phí dịch vụ thanh toán của VietinBank đã tăng trưởng đáng kể. Đồng thời, việc kiểm soát tốt chi phí dịch vụ cũng là một nguyên nhân giúp VietinBank cải thiện tốc độ tăng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tính đến hết tháng 9-2020.
Tính đến hết tháng 9-2020, bên cạnh sản phẩm, dịch vụ giao ngay truyền thống, VietinBank định hướng đa dạng hoá danh mục sản phẩm, dịch vụ bằng việc đẩy mạnh cung cấp sản phẩm phái sinh… nhằm cung cấp tới khách hàng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Đồng thời, việc chuyển dịch mạnh mẽ các giao dịch tại quầy sang giao dịch FX online trên nền tảng eFast (đối với khách hàng doanh nghiệp), iPay (đối với khách hàng cá nhân) đã cho thấy hiệu quả cũng như gia tăng chất lượng dịch vụ đến khách hàng.
Từ nay đến cuối năm 2020, VietinBank tiếp tục bám sát định hướng về chuyển dịch mô hình kinh doanh, mô hình tăng trưởng, điều hành tín dụng gắn với các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế, tập trung ưu tiên tín dụng cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và tín dụng bán lẻ. VietinBank cũng sẽ thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy nhanh số hóa các kênh cung ứng thúc đẩy tài chính toàn diện, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân trên cơ sở thuận tiện, an toàn, bảo mật./.
Tính đến cuối quý III-2020, VietinBank đang thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 1.520 khách hàng với dư nợ của các khách hàng được cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ là 62.055 tỷ đồng, số tiền cơ cấu theo Thông tư số 01 là 8.400 tỷ đồng. Đối với giải ngân mới khách hàng chịu ảnh bởi dịch, tính từ thời điểm 23-1-2020 tới cuối quý III, VietinBank đã giải ngân cho 6.557 khách hàng bị ảnh hưởng với doanh số giải ngân là 276.591 tỷ đồng. VietinBank đã giảm lãi suất với 8.795 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với số tiền lãi thực đã là 1.687 tỷ đồng.
Tỉnh Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế  (22/10/2020)
VietinBank chính thức có cơ sở pháp lý để tăng vốn điều lệ  (14/10/2020)
Petrovietnam: Điểm sáng trong “khủng hoảng kép”  (07/10/2020)
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm