Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục tăng tài trợ vốn cho Việt Nam
Tân Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert B. Zoellick cho biết Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục tăng vốn viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam trong thời gian tới vì Việt Nam là một “đối tác tuyệt vời”, đã sử dụng vốn của ngân hàng rất hiệu quả.
“Tôi nghĩ chúng tôi có thể cho Việt Nam vay nhiều hơn vì đây là nơi mà nguồn vốn của chúng tôi được sử dụng tốt,” ông Zoellick nói trong cuộc họp báo ngày 7/8 tại Hà Nội,sau chuyến thăm các dự án giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới tại xã vùng sâu Hồng Ca, huyện Trấn Yên của Yên Bái.
Theo ông Zoellick, trong thời gian tới, Ngân hàng Thế giới sẽ kết hợp các khoản vay ân hạn từ nguồn vốn của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) với nguồn hỗ trợ từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) cho Việt Nam, đồng thời tăng các khoản vay của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) cho những ngành, lĩnh vực có độ rủi ro cao như tài chính.
Kể từ khi quay trở lại Việt Nam năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã cam kết cho Việt Nam vay hơn 7 tỉ USD trong đó khoảng 3,7 tỉ USD đã được giải ngân. Năm 2007, số vốn viện trợ Ngân hàng Thế giới cam kết cho Việt Nam là 711,8 triệu USD, giảm một chút so với cam kết năm 2006 là 769,3 triệu USD.
Theo vị tân Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, hiện nay ngân hàng đang có kế hoạch mở rộng mô hình hỗ trợ giảm thiểu hậu quả thiên tai đang được áp dụng tại các nước vùng Caribê và áp dụng tại Việt Nam. Hình thức hỗ trợ sẽ không chỉ là tiền, mà Ngân hàng Thế giới sẽ chia sẻ những bài học và kinh nghiệm thực tế tại các quốc gia trên toàn thế giới cho Việt Nam.
Ông Zoellick cho rằng Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về phát triển với tiến độ cải thiện mức sống nhanh nhất trên thế giới nhờ kết quả của chương trình điện khí hóa nông thôn và những nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
“Thành công của Việt Nam là nhờ khả năng tận dụng đòn bẩy của việc mở cửa hệ thống tài chính quốc tế để duy trì mức tăng trưởng bền vững, phân phối đều lợi ích của phát triển tới mọi vùng miền trên đất nước, nhờ đó mở rộng nền tảng cho phát triển trong tương lai,” ông nhận xét.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho việc phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học để tạo một nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trong những ngành có giá trị gia tăng cao hơn nhằm tiếp tục đà tăng trưởng ngoạn mục trong những năm qua. Ông cũng nói Việt Nam cần chú trọng đến bảo vệ môi trường, một trong những lý do Ngân hàng Thế giới đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các dự án năng lượng.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 6-7/8, ông Zoellick đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số quan chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam. Ông cũng dành một ngày thăm xã Hồng Ca, tiếp xúc với người dân địa phương được hưởng lợi từ các chương trình và dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ.
Qua nói chuyện với người dân địa phương, ông Zoellick nhận xét những dự án vùng núi phía Bắc do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã “mở rộng cơ hội cho những người nghèo nhất” và Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về chương trình điện khí hóa nông thôn, theo đó 92% các hộ gia đình toàn quốc đã có điện.
Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN thảo luận những vấn đề nóng của khu vực và thế giới  (08/08/2007)
Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN thảo luận những vấn đề nóng của khu vực và thế giới  (08/08/2007)
Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – In-đô-nê-xi-a  (08/08/2007)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay