Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xây dựng các làng du lịch nông nghiệp, nông thôn thông minh ở Hà Nội
TCCS - Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 4-3-2022, về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, trong thời gian tới, Hà Nội xác định đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xây dựng các làng du lịch nông nghiệp, nông thôn thông minh để xây dựng nông thôn mới bền vững.
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua du lịch nông nghiệp
Phát triển du lịch nông nghiệp đang là hướng đi giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Tại thành phố Hà Nội, khai thác du lịch nông nghiệp hiện nay được nhiều tổ chức, cá nhân và một số địa phương quan tâm, chú trọng đầu tư khai thác các yếu tố từ sản xuất nông nghiệp để phát triển du lịch. Trên địa bàn Thủ đô đã hình thành nhiều mô hình trang trại sinh thái nông nghiệp gắn với du lịch, giáo dục; tiêu biểu như: Khu du lịch sinh thái Bản Rõm xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn; mô hình du lịch sinh thái quen thuộc như: Làng văn hóa ẩm thực Nắng sông Hồng, Khu du lịch sinh thái Bảo Sơn… Ngoài ra tại các huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thạch Thất xuất hiện ngày càng nhiều mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp với du lịch, hấp dẫn du khách bởi những vườn cây trĩu quả, gợi nhớ về miệt vườn Tây Nam Bộ giữa lòng Hà Nội.
Ngày 4-3-2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025. Kế hoạch đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng thương mại, dịch vụ, tăng tỷ trọng đóng góp của dịch vụ du lịch vào kinh tế nông thôn, thúc đẩy liên kết, xây dựng, phát triển chuỗi giá trị du lịch, nông nghiệp, nông thôn hiệu quả. Bên cạnh đó, kế hoạch còn nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân, sự tham gia tích cực từ cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại Hà Nội để xây dựng, phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về lĩnh vực du lịch có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động. Khai thác, làm nổi bật những đặc trưng riêng có về du lịch nông nghiệp, nông thôn trong định hướng phát triển du lịch Thủ đô và cả nước.
Kế hoạch được triển khai trên cơ sở phát huy tối đa sự tham gia của người dân, cộng đồng và các thành phần kinh doanh du lịch, do cộng đồng bản địa quản lý, khai thác và hưởng lợi dưới sự hướng dẫn về chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, chuyên gia và đơn vị tư vấn phải gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên và phải dựa trên các sản phẩm du lịch (vật thể và phi vật thể) để tạo ra giá trị kinh tế gia tăng. Phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua du lịch nông nghiệp, nông thôn với loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần thực hiện hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững. Phát triển hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao của Hà Nội đáp ứng nhu cầu thị trường; thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp nông thôn trong hoạt động du lịch.
Chuyển đổi số để thực hiện hiệu quả
Theo kế hoạch, mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố có từ 1 đến 3 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Hà Nội còn xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, làng du lịch thông minh, du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây.
Ngành du lịch đã và đang tiến hành chuyển đổi số, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế số. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và du lịch đã đem lại nhiều tiện ích cho ngành du lịch cũng như du khách, hướng tới một ngành kinh tế thông minh. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số trong phát triển du lịch là xu thế tất yếu, giúp các ngành kinh tế triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra. Theo đó, trước mắt, thành phố Hà Nội sẽ tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa bàn; thu thập thông tin, số liệu về tài nguyên, thị trường du lịch nông nghiệp nông thôn Hà Nội để phân tích, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn của thành phố. Nghiên cứu xây dựng phần mềm công nghệ thông tin để thu thập các cơ sở dữ liệu về điều tra, đánh giá hiện trạng du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ công tác quy hoạch, quản lý mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với nông thôn mới. Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng được thành phố Hà Nội triển khai, đó là tập trung đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xây dựng các làng du lịch nông nghiệp, nông thôn thông minh, tạo sự nối kết, khơi dậy sức mạnh nội sinh của cộng đồng cư dân tại chỗ và liên kết bên ngoài. Xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, quảng bá sản phẩm du lịch và nông nghiệp (phần mềm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề; phần mềm quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm); xây dựng các website, chợ giao dịch điện tử, mô hình làng du lịch thông minh, số hóa trung tâm thông tin (điểm check-in, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin về điểm du lịch và cung ứng dịch vụ âm thực...) trong liên kết với các điểm du lịch lân cận theo tour, tuyến.
Trên cơ sở các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch nói chung và du lịch nông nghiệp, nông thôn nói riêng, thành phố yêu cầu xác định các điểm đến du lịch nông thôn hiện có, đã được đầu tư, hỗ trợ và dự kiến phát triển những điểm đến du lịch nông thôn mới; đánh giá ưu điểm cũng như những khó khăn, vướng mắc, hạn chế của các điểm đến để kịp thời xác định nội dung hỗ trợ bảo đảm phù hợp, hiệu quả. Về phía doanh nghiệp du lịch và các tổ chức khác, cần đầu tư chuyển đổi số, nâng cao tăng cường năng lực, kết nối cho người nông dân phát triển du lịch nông thôn./.
Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo  (17/11/2022)
Quảng Ninh triển khai đồng bộ các giải pháp để chuyển đổi số toàn diện  (12/11/2022)
Chuyển đổi số y tế ở tỉnh Quảng Ninh: Lĩnh vực ưu tiên hàng đầu  (05/11/2022)
Phát triển xuất bản số ở Việt Nam  (27/10/2022)
Tỉnh Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số  (20/10/2022)
Bí quyết sinh tồn cho doanh nghiệp trong thế giới “đa đám mây”  (19/10/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam