Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 12 đến 18-11-2018)
21:55, ngày 20-11-2018
TCCSĐT - Đồng bảng Anh sụt giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 15-11 sau khi một số quan chức chủ chốt trong Chính phủ Anh xin từ chức nhằm gây áp lực đối với Thủ tướng Theresa May về kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính phủ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính phủ năm 2018 giữa các bộ, địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh giảm dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn trái phiếu chính phủ năm 2018 là 1.630,544 tỷ đồng (trong đó Bộ Giao thông Vận tải giảm 1.047,544 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm 220 tỷ đồng và địa phương giảm 363 tỷ đồng). Điều chỉnh tăng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn trái phiếu chính phủ năm 2018 là 1.364,458 tỷ đồng cho một số bộ, địa phương.
Cụ thể, bổ sung 609,113 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên thuộc Nghị quyết số 916/NQ-UBTVQH13, Nghị quyết số 1096/NQ-UBTVQH13, Nghị quyết số 414/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bổ sung 686,424 tỷ đồng để thực hiện 6 dự án cấp bách về giao thông theo số vốn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung tại Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 ngày 29-12-2017.
Bổ sung 68,921 tỷ đồng cho tỉnh Kiên Giang để thực hiện 2 dự án giao thông theo Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH13 ngày 20-01-2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết nêu rõ cho phép kéo dài thời gian giải ngân đối với số vốn này (1.364,458 tỷ đồng) đến hết ngày 31-12-2019. Quá thời hạn này, số vốn chưa giải ngân hết sẽ hủy dự toán theo quy định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh tăng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn nước ngoài năm 2018 là 266,086 tỷ đồng để bổ sung dự toán cho các dự án ODA đang thiếu vốn năm 2018; giao Chính phủ quyết định việc bổ sung dự toán cho các dự án ODA cụ thể trong phạm vi số vốn này.
Chính phủ chịu trách nhiệm chỉ đạo các bộ, địa phương liên quan triển khai thực hiện quy định của Nghị quyết này.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều chỉnh giá điện vào thời điểm phù hợp, kiểm soát lạm phát dưới 4%
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành về xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2019. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh giá điện vào thời điểm phù hợp, trên cơ sở bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019 dưới 4%.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê, dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11-2018 không tăng hoặc tăng trưởng âm, cộng với tình hình diễn biến của tháng 12, khả năng CPI được kiểm soát dưới 4% là hiện thực.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2018 dưới 4% là hoàn toàn khả thi, đồng thời giao Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng Thông tư hướng dẫn việc điều chỉnh mức lương cơ sở trong giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời điểm áp dụng cụ thể trong năm 2018.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý từ nay đến hết năm 2018, các bộ, địa phương không được phép chủ quan, cần bám sát diễn biến giá cả trong nước, thế giới để điều hành tốt cung, cầu, bình ổn giá, nhất là vào dịp lễ Noel, Tết Dương lịch... Đồng thời, ngay từ bây giờ cần chủ động tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2019 theo mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%, bám sát diễn biến giá cả thế giới và điều chỉnh giá dịch vụ công, vật tư thiết yếu như điện, than, y tế, giáo dục,... phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Về giá điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, giá điện không điều chỉnh tăng trong năm 2018 nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội.
Để bảo đảm EVN kinh doanh có lãi, tăng cường tiềm lực tài chính đầu tư vào phát điện, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng kịch bản điều hành giá bán lẻ điện của năm 2019 trên cơ sở Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Quyết định số 34/2017/QĐ-TTgvề khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020 và thực tiễn sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Sau khi nghe các bộ, ngành góp ý, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu thực hiện đúng Nghị quyết của Chính phủ không tăng giá điện trong năm 2018; Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hiệp hội Tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan khác theo quy định của pháp luật, chỉ đạo EVN sớm rà soát công bố công khai giá thành điện năm 2017 ngay trong tháng 11-2018, làm cơ sở để xây dựng kịch bản điều hành giá điện năm 2019, có tính đến việc thực hiện giá khí trong bao tiêu theo giá thị trường, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ, biến động vật tư đầu vào (than, dầu) và chỉ bảo đảm mức lợi nhuận tối thiểu khoảng 3% cho EVN.
Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh giá điện vào thời điểm phù hợp, trên cơ sở bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019 dưới 4%.
Ba vấn đề lớn có thể đe dọa sự ổn định tài chính ở châu Âu
Tuần lễ Tài chính Euro (Euro Finance Week) lần thứ 21 diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16-11 tại thành phố Frankfurt (Đức) là sự kiện lớn nhất của ngành tài chính-ngân hàng ở châu Âu trong năm nay. Với khoảng 300 diễn giả, 25 hội nghị chuyên đề cùng các sự kiện kết nối, thu hút khoảng 4.000 chuyên gia và nhà quản lý hàng đầu trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tuần lễ Tài chính Euro 2018 đã làm nổi bật những thách thức nghiêm trọng nhất mà ngành này đang phải đối mặt, ở từng quốc gia cũng như trên bình diện châu Âu.
Mặc dù kinh tế khu vực châu Âu tăng trưởng tốt trong những năm qua, song những rủi ro xuất phát từ chu kỳ tài chính vĩ mô của Mỹ, tình trạng căng thẳng gia tăng tại các thị trường đang nổi liên quan tới đồng USD mạnh hơn và tranh chấp thương mại leo thang, cùng mối lo về khả năng xử lý nợ của các nền kinh tế được xem là 3 vấn đề lớn có thể đe dọa sự ổn định tài chính ở châu Âu. Bên cạnh đó, nhiều nguy cơ đang kìm hãm hoạt động của các ngân hàng và công ty bảo hiểm châu Âu.
Một trong những thách thức được đề cập nhiều tại Tuần lễ Tài chính Euro 2018 là vấn đề tấn công mạng. Trong vài năm gần đây, các cuộc tấn công mạng không ngừng gia tăng, và một phần rất đáng kể nhắm vào hệ thống tài chính-ngân hàng, vốn là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng nhanh chóng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế trên quy mô lớn. Hơn một nửa số ngân hàng hàng đầu ở Đức nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với những "nguy hiểm đến từ thế giới mạng."
Theo dòng chảy phát triển, "chuyến tàu" số hóa đang là xu thế thời đại mà không một nước châu Âu nào muốn mình bị "bỏ lại trên sân ga".
Trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, những thay đổi đã diễn ra mạnh mẽ trong nhiều năm qua, và tiếp tục được thúc đẩy ở nhiều lĩnh vực mới, ví dụ như đồng tiền kỹ thuật số. Các đồng tiền ảo dạng như Bitcoin, Ethereum hay Litecoin... đang làm đảo lộn và trở thành đối thủ cạnh tranh với hoạt động tài chính-ngân hàng truyền thống.
Điều này buộc các nhà hoạch định chính sách phải có những bước đi cần thiết để thích nghi với nền kinh tế kỹ thuật số mới. Việc tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng được các chuyên gia cho rằng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phân tích và quản trị trong tình hình mới.
Đối với ngành tài chính-ngân hàng, lãi suất là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Hiện Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn áp dụng chính sách lãi suất bằng 0, song tăng lãi suất là xu hướng tất yếu, và giới chuyên gia đều nhận định rằng điều đó sẽ sớm xảy ra trong thời gian tới.
Việc tăng lãi suất luôn có tính hai mặt, và điều này dự báo sẽ khiến thị trường tài chính - ngân hàng ở châu Âu biến động, ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế khác. Chính sách lãi suất tiền gửi âm như hiện nay, với rất nhiều quy định nghiêm ngặt, sẽ kết thúc, mang lại niềm vui cho các ngân hàng thương mại. Khi chính sách được nới lỏng, các ngân hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ tiền gửi của khách hàng.
Ở chiều ngược lại, những người đi vay tiền sẽ đối mặt với lãi suất cao hơn. Trên bình diện toàn cầu, các thị trường mới nổi sẽ phải chịu sức ép lớn hơn từ lãi suất cao của đồng euro cũng như đồng USD. Vốn từ đồng euro vì thế sẽ đắt hơn so với hiện tại.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ gia tăng, điều này sẽ gây áp lực lớn lên các nền kinh tế châu Âu.
Tỷ giá hối đoái của đồng euro đối với các đồng nội tệ khác cũng sẽ cao hơn, ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của các quốc gia thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đặc biệt là Đức. Trong trường hợp này, các ngân hàng cũng lâm vào tình thế khó xử, khi phải vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận, song vẫn phải làm sao không gây ra quá nhiều gánh nặng cho các khách hàng.
Nội bộ Liên minh châu Âu (EU) cũng tồn tại những bất đồng liên quan vấn đề tài chính, ví dụ như kế hoạch ngân sách của Italy. Chính phủ của Thủ tướng Giuseppe Conte cương quyết bảo vệ kế hoạch ngân sách 2019 với chương trình chi tiêu khổng lồ dẫn đến mức thâm hụt Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể tăng lên 2,4%, cao gấp 3 lần so với mức 0,8% như chính quyền tiền nhiệm từng cam kết, bất chấp những cảnh báo từ EU về nguyên tắc các quốc gia thành viên có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định chung về tài chính.
Cũng ở Frankfurt, khi các thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của kinh tế Đức đã chậm lại trong quý III-2018, giảm 0,2% - lần đầu tiên giảm kể từ năm 2015, các chuyên gia tài chính - ngân hàng cũng bắt đầu cảm thấy lo ngại. Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, và việc kinh tế Đức "giảm tốc" sẽ ảnh hưởng đến cả khu vực.
Trong dự báo mới nhất, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng xu thế thương mại toàn cầu không rõ ràng cùng với những căng thẳng thương mại gia tăng sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm 2019 và những năm sau đó.
Trong khi đang phải cùng lúc đối mặt với quá nhiều thách thức từ cả truyền thống lẫn phi truyền thống, cả xuất phát từ bên trong và từ ngoài vào, thì bản thân các quốc gia thành viên EU lại rất khó khăn trong việc tìm được một tiếng nói chung trong vấn đề tài chính-ngân hàng.
Điều đó dự báo sẽ tác động tiêu cực tới sự ổn định tài chính và hoạt động của hệ thống ngân hàng châu Âu trong thời gian tới, khi "bóng ma" khủng hoảng tài chính theo chu kỳ 10 năm đang có dấu hiệu quay trở lại.
Đồng bảng Anh lao dốc cùng diễn biến liên quan đến Brexit
Đồng bảng Anh sụt giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 15-11 sau khi một số quan chức chủ chốt trong Chính phủ Anh xin từ chức nhằm gây áp lực đối với Thủ tướng Theresa May về kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Ngoài ra, thông tin về việc Thủ tướng May sẽ có buổi họp báo sau khi nữ chính khách này phải mất nhiều giờ để bảo vệ dự thảo thỏa thuận này trước sự “tấn công” của các bên tại Quốc hội, song dường như có rất ít ý kiến ủng hộ, cũng góp phần khiến thị trường thêm quan ngại.
Trong phiên giao dịch ngày 15-11, đồng bảng Anh đã giảm 2% so với đồng USD và giao dịch ở mức 1,2778 USD/1 bảng. Trong khi đó, giá cổ phiếu các ngân hàng Anh cũng đồng loạt sụt giảm, trong đó cổ phiếu Lloyds và Barclays mất hơn 4%, cổ phiếu RBS lao dốc gần 10%.
Theo giới đầu tư, đồng bảng Anh đã chịu sức ép lớn từ khi mở cửa phiên giao dịch sau động thái từ chức của một loạt bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Brexit Dominic Raab, và mới đây nhất là của Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền Rehman Chishti. Điều này đẩy tiến trình Brexit lún sâu vào tình trạng bấp bênh và dấy lên nguy cơ xảy ra kịch bản "Brexit" cứng.
Nhà phân tích Chris Beauchamp nhận định nguy cơ thỏa thuận Anh - EU dường như bắt đầu trở thành "một kế hoạch thất bại" đang gây áp lực đối với đồng bảng Anh, đặc biệt sau làn sóng từ chức của các bộ trưởng chủ chốt.
Một số nhà phân tích khác cũng lo ngại hàng loạt bộ trưởng khác cũng đưa ra quyết định tương tự và có thể diễn ra một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với vị trí Thủ tướng của bà May.
Chưa đầy 1 ngày sau khi Thủ tướng May thông báo đội ngũ bộ trưởng hàng đầu của bà đã nhất trí với các điều khoản trong bản dự thảo thỏa thuận Brexit, Bộ trưởng Raab và Bộ trưởng Việc làm và hưu trí Esther McVey đã đệ đơn từ chức do bất đồng quan điểm.
Trong tuyên bố của mình, Bộ trưởng Raab nhấn mạnh: "Với lương tâm của mình, tôi không thể ủng hộ các điều khoản được đề xuất" cho việc Anh rời khỏi EU. Ông Raab là Bộ trưởng phụ trách Brexit thứ hai từ chức trong năm nay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Việc làm và hưu trí McVey đã đệ đơn từ chức chỉ một giờ sau đó với lý do thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May không tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu ý dân hồi năm 2016.
Sự ra đi của hai bộ trưởng trên cùng với các quan chức cấp cao khác đã làm cho bộ máy chính phủ vốn bị chia rẽ của Thủ tướng May rơi vào khủng hoảng. Bất ổn chính trị đang đe dọa thỏa thuận Brexit mà bà May đã mất rất nhiều công sức mới đàm phán được với EU.
Bản dự thảo này bao gồm ý tưởng thiết lập một "lưới an ninh" nhằm tránh khả năng tái lập đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh với Cộng hòa Ireland; toàn bộ Vương quốc Anh sẽ ở lại trong liên minh thuế quan với EU và một liên kết đặc biệt cũng sẽ được quy định thêm cho Bắc Ireland trong giai đoạn chuyển tiếp dự kiến kéo dài đến khi các cuộc thảo luận về mối quan hệ thương mại trong tương lai giữa hai bên được hoàn tất.
Hiện bản dự thảo thỏa thuận Brexit cần được Quốc hội Anh thông qua. Tuy nhiên, đây được dự báo là một tiến trình đặc biệt khó khăn. Khoảng 40 nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền tuyên bố sẵn sàng bỏ phiếu chống bản dự thảo thỏa thuận. Để thông qua được thỏa thuận, Thủ tướng May cần được sự ủng hộ của ít nhất 320 trong số 650 nghị sỹ tại Hạ viện.
Trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là tới thời điểm Anh rời khỏi EU vào tháng 3-2019, song một loạt quyết định từ chức của các quan chức cấp cao đã đặt chiến lược Brexit của Thủ tướng May vào thế bấp bênh.
Không những vậy, nữ Thủ tướng này còn có nguy cơ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do lãnh đạo của nhóm nghị sỹ có quan điểm cứng rắn ủng hộ Brexit, ông Jacob Rees Mogg, đề xuất.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trên sẽ được tiến hành nếu 48 nghị sỹ đảng Bảo thủ viết thư có nội dung tương tự. Thủ tướng May có nguy cơ phải từ chức nếu 158 trong số 315 nghị sỹ bỏ phiếu chống lại bà.
Nếu bà vượt qua được cuộc bỏ phiếu, bà sẽ duy trì chức Thủ tướng và không bị đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm trong một năm. Ngược lại, bà sẽ phải từ chức và không thể tham gia tái tranh cử.
Mỹ tiếp tục thâm hụt ngân sách nặng nề, lên tới hơn 100 tỷ USD
Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên đến hơn 100 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua, tháng đầu tiên của năm tài khóa 2019. Trong báo cáo được công bố ngày 13-11, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong tháng vừa qua, mức thâm hụt của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã tăng 59% so với 63 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi tiêu của chính phủ đã tăng trên 18% so với năm ngoái, trong khi tổng thu chỉ tăng hơn 7%. Ba lĩnh vực có tổng chi cao nhất trong tháng 10 là an sinh xã hội (84 tỷ USD), quốc phòng (69 tỷ USD) và chăm sóc y tế (53 tỷ USD).
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cũng cho thấy tổng số tiền lãi phải trả cho nợ công trong tháng 10 là 32 tỷ USD, cao hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ trên dự tính thâm hụt ngân sách có thể sẽ lên mức 1.085 tỷ USD cho cả tài khóa, mức cao nhất kể từ tài khóa 2012. Báo cáo trước đó của Bộ Tài chính cho biết thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2018 kết thúc vào ngày 30-9 chỉ là 779 tỷ USD.
Trong tài khóa này, ngân sách Mỹ thu về 3.300 tỷ USD, song bội chi tới 4.100 tỷ USD. Điều này đã khiến mức thấp hụt ngân sách tăng 17% - mức cao nhất kể từ năm 2012. Tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thâm hụt ngân sách Mỹ trong tài khóa 2018 tăng tới 9%, tăng mạnh so với mức 3,5% ghi nhận trong tài khóa 2017. Trong khi đó, mức thâm hụt ngân sách trung bình trong 40 năm qua của Mỹ là 3,2% GDP.
Thâm hụt ngân sách gia tăng một phần vì kế hoạch cắt giảm thuế trị giá 1.500 tỷ USD trong 10 năm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo đó cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Tháng 12-2017, dự luật cải cách thuế lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây của Mỹ đã được Quốc hội nước này thông qua. Đây được xem là thắng lợi pháp lý quan trọng nhất mà ông Trump đạt được trong 11 tháng sau khi nhậm chức, giúp ông hiện thực hóa cam kết trong các chiến dịch tranh cử.
Theo luật này, các doanh nghiệp của Mỹ đã được giảm mạnh từ mức 35% còn 21%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được khấu trừ ngay lập tức tiền thuế đối với nhiều khoản đầu tư mới. Chính phủ Mỹ cho rằng việc cắt giảm thuế về lâu dài sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Mỹ, từ đó đưa đến nguồn thu lớn hơn.
Tuy nhiên, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) đã cảnh báo thâm hụt ngân sách đang gia tăng có thể đẩy nợ công của Mỹ tăng mạnh trong vòng 30 năm tới, nếu không thay đổi các quy định pháp luật hiện hành.
Theo cơ quan này, quy mô nợ công của Mỹ có thể chạm mức 100% GDP vào cuối thập kỷ tới và tăng lên 152% GDP vào năm 2048, chạm mức cao nhất trong lịch sử nước này./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính phủ năm 2018 giữa các bộ, địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh giảm dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn trái phiếu chính phủ năm 2018 là 1.630,544 tỷ đồng (trong đó Bộ Giao thông Vận tải giảm 1.047,544 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm 220 tỷ đồng và địa phương giảm 363 tỷ đồng). Điều chỉnh tăng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn trái phiếu chính phủ năm 2018 là 1.364,458 tỷ đồng cho một số bộ, địa phương.
Cụ thể, bổ sung 609,113 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên thuộc Nghị quyết số 916/NQ-UBTVQH13, Nghị quyết số 1096/NQ-UBTVQH13, Nghị quyết số 414/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bổ sung 686,424 tỷ đồng để thực hiện 6 dự án cấp bách về giao thông theo số vốn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung tại Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 ngày 29-12-2017.
Bổ sung 68,921 tỷ đồng cho tỉnh Kiên Giang để thực hiện 2 dự án giao thông theo Nghị quyết số 726/NQ-UBTVQH13 ngày 20-01-2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết nêu rõ cho phép kéo dài thời gian giải ngân đối với số vốn này (1.364,458 tỷ đồng) đến hết ngày 31-12-2019. Quá thời hạn này, số vốn chưa giải ngân hết sẽ hủy dự toán theo quy định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh tăng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn nước ngoài năm 2018 là 266,086 tỷ đồng để bổ sung dự toán cho các dự án ODA đang thiếu vốn năm 2018; giao Chính phủ quyết định việc bổ sung dự toán cho các dự án ODA cụ thể trong phạm vi số vốn này.
Chính phủ chịu trách nhiệm chỉ đạo các bộ, địa phương liên quan triển khai thực hiện quy định của Nghị quyết này.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều chỉnh giá điện vào thời điểm phù hợp, kiểm soát lạm phát dưới 4%
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành về xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2019. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh giá điện vào thời điểm phù hợp, trên cơ sở bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019 dưới 4%.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê, dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11-2018 không tăng hoặc tăng trưởng âm, cộng với tình hình diễn biến của tháng 12, khả năng CPI được kiểm soát dưới 4% là hiện thực.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2018 dưới 4% là hoàn toàn khả thi, đồng thời giao Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng Thông tư hướng dẫn việc điều chỉnh mức lương cơ sở trong giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời điểm áp dụng cụ thể trong năm 2018.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý từ nay đến hết năm 2018, các bộ, địa phương không được phép chủ quan, cần bám sát diễn biến giá cả trong nước, thế giới để điều hành tốt cung, cầu, bình ổn giá, nhất là vào dịp lễ Noel, Tết Dương lịch... Đồng thời, ngay từ bây giờ cần chủ động tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2019 theo mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%, bám sát diễn biến giá cả thế giới và điều chỉnh giá dịch vụ công, vật tư thiết yếu như điện, than, y tế, giáo dục,... phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Về giá điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, giá điện không điều chỉnh tăng trong năm 2018 nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội.
Để bảo đảm EVN kinh doanh có lãi, tăng cường tiềm lực tài chính đầu tư vào phát điện, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng kịch bản điều hành giá bán lẻ điện của năm 2019 trên cơ sở Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Quyết định số 34/2017/QĐ-TTgvề khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020 và thực tiễn sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Sau khi nghe các bộ, ngành góp ý, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu thực hiện đúng Nghị quyết của Chính phủ không tăng giá điện trong năm 2018; Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hiệp hội Tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan khác theo quy định của pháp luật, chỉ đạo EVN sớm rà soát công bố công khai giá thành điện năm 2017 ngay trong tháng 11-2018, làm cơ sở để xây dựng kịch bản điều hành giá điện năm 2019, có tính đến việc thực hiện giá khí trong bao tiêu theo giá thị trường, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ, biến động vật tư đầu vào (than, dầu) và chỉ bảo đảm mức lợi nhuận tối thiểu khoảng 3% cho EVN.
Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh giá điện vào thời điểm phù hợp, trên cơ sở bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2019 dưới 4%.
Ba vấn đề lớn có thể đe dọa sự ổn định tài chính ở châu Âu
Tuần lễ Tài chính Euro (Euro Finance Week) lần thứ 21 diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16-11 tại thành phố Frankfurt (Đức) là sự kiện lớn nhất của ngành tài chính-ngân hàng ở châu Âu trong năm nay. Với khoảng 300 diễn giả, 25 hội nghị chuyên đề cùng các sự kiện kết nối, thu hút khoảng 4.000 chuyên gia và nhà quản lý hàng đầu trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tuần lễ Tài chính Euro 2018 đã làm nổi bật những thách thức nghiêm trọng nhất mà ngành này đang phải đối mặt, ở từng quốc gia cũng như trên bình diện châu Âu.
Mặc dù kinh tế khu vực châu Âu tăng trưởng tốt trong những năm qua, song những rủi ro xuất phát từ chu kỳ tài chính vĩ mô của Mỹ, tình trạng căng thẳng gia tăng tại các thị trường đang nổi liên quan tới đồng USD mạnh hơn và tranh chấp thương mại leo thang, cùng mối lo về khả năng xử lý nợ của các nền kinh tế được xem là 3 vấn đề lớn có thể đe dọa sự ổn định tài chính ở châu Âu. Bên cạnh đó, nhiều nguy cơ đang kìm hãm hoạt động của các ngân hàng và công ty bảo hiểm châu Âu.
Một trong những thách thức được đề cập nhiều tại Tuần lễ Tài chính Euro 2018 là vấn đề tấn công mạng. Trong vài năm gần đây, các cuộc tấn công mạng không ngừng gia tăng, và một phần rất đáng kể nhắm vào hệ thống tài chính-ngân hàng, vốn là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng nhanh chóng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế trên quy mô lớn. Hơn một nửa số ngân hàng hàng đầu ở Đức nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với những "nguy hiểm đến từ thế giới mạng."
Theo dòng chảy phát triển, "chuyến tàu" số hóa đang là xu thế thời đại mà không một nước châu Âu nào muốn mình bị "bỏ lại trên sân ga".
Trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, những thay đổi đã diễn ra mạnh mẽ trong nhiều năm qua, và tiếp tục được thúc đẩy ở nhiều lĩnh vực mới, ví dụ như đồng tiền kỹ thuật số. Các đồng tiền ảo dạng như Bitcoin, Ethereum hay Litecoin... đang làm đảo lộn và trở thành đối thủ cạnh tranh với hoạt động tài chính-ngân hàng truyền thống.
Điều này buộc các nhà hoạch định chính sách phải có những bước đi cần thiết để thích nghi với nền kinh tế kỹ thuật số mới. Việc tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng được các chuyên gia cho rằng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phân tích và quản trị trong tình hình mới.
Đối với ngành tài chính-ngân hàng, lãi suất là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Hiện Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn áp dụng chính sách lãi suất bằng 0, song tăng lãi suất là xu hướng tất yếu, và giới chuyên gia đều nhận định rằng điều đó sẽ sớm xảy ra trong thời gian tới.
Việc tăng lãi suất luôn có tính hai mặt, và điều này dự báo sẽ khiến thị trường tài chính - ngân hàng ở châu Âu biến động, ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế khác. Chính sách lãi suất tiền gửi âm như hiện nay, với rất nhiều quy định nghiêm ngặt, sẽ kết thúc, mang lại niềm vui cho các ngân hàng thương mại. Khi chính sách được nới lỏng, các ngân hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ tiền gửi của khách hàng.
Ở chiều ngược lại, những người đi vay tiền sẽ đối mặt với lãi suất cao hơn. Trên bình diện toàn cầu, các thị trường mới nổi sẽ phải chịu sức ép lớn hơn từ lãi suất cao của đồng euro cũng như đồng USD. Vốn từ đồng euro vì thế sẽ đắt hơn so với hiện tại.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ gia tăng, điều này sẽ gây áp lực lớn lên các nền kinh tế châu Âu.
Tỷ giá hối đoái của đồng euro đối với các đồng nội tệ khác cũng sẽ cao hơn, ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của các quốc gia thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đặc biệt là Đức. Trong trường hợp này, các ngân hàng cũng lâm vào tình thế khó xử, khi phải vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận, song vẫn phải làm sao không gây ra quá nhiều gánh nặng cho các khách hàng.
Nội bộ Liên minh châu Âu (EU) cũng tồn tại những bất đồng liên quan vấn đề tài chính, ví dụ như kế hoạch ngân sách của Italy. Chính phủ của Thủ tướng Giuseppe Conte cương quyết bảo vệ kế hoạch ngân sách 2019 với chương trình chi tiêu khổng lồ dẫn đến mức thâm hụt Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể tăng lên 2,4%, cao gấp 3 lần so với mức 0,8% như chính quyền tiền nhiệm từng cam kết, bất chấp những cảnh báo từ EU về nguyên tắc các quốc gia thành viên có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định chung về tài chính.
Cũng ở Frankfurt, khi các thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của kinh tế Đức đã chậm lại trong quý III-2018, giảm 0,2% - lần đầu tiên giảm kể từ năm 2015, các chuyên gia tài chính - ngân hàng cũng bắt đầu cảm thấy lo ngại. Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, và việc kinh tế Đức "giảm tốc" sẽ ảnh hưởng đến cả khu vực.
Trong dự báo mới nhất, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng xu thế thương mại toàn cầu không rõ ràng cùng với những căng thẳng thương mại gia tăng sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm 2019 và những năm sau đó.
Trong khi đang phải cùng lúc đối mặt với quá nhiều thách thức từ cả truyền thống lẫn phi truyền thống, cả xuất phát từ bên trong và từ ngoài vào, thì bản thân các quốc gia thành viên EU lại rất khó khăn trong việc tìm được một tiếng nói chung trong vấn đề tài chính-ngân hàng.
Điều đó dự báo sẽ tác động tiêu cực tới sự ổn định tài chính và hoạt động của hệ thống ngân hàng châu Âu trong thời gian tới, khi "bóng ma" khủng hoảng tài chính theo chu kỳ 10 năm đang có dấu hiệu quay trở lại.
Đồng bảng Anh lao dốc cùng diễn biến liên quan đến Brexit
Đồng bảng Anh sụt giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 15-11 sau khi một số quan chức chủ chốt trong Chính phủ Anh xin từ chức nhằm gây áp lực đối với Thủ tướng Theresa May về kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Ngoài ra, thông tin về việc Thủ tướng May sẽ có buổi họp báo sau khi nữ chính khách này phải mất nhiều giờ để bảo vệ dự thảo thỏa thuận này trước sự “tấn công” của các bên tại Quốc hội, song dường như có rất ít ý kiến ủng hộ, cũng góp phần khiến thị trường thêm quan ngại.
Trong phiên giao dịch ngày 15-11, đồng bảng Anh đã giảm 2% so với đồng USD và giao dịch ở mức 1,2778 USD/1 bảng. Trong khi đó, giá cổ phiếu các ngân hàng Anh cũng đồng loạt sụt giảm, trong đó cổ phiếu Lloyds và Barclays mất hơn 4%, cổ phiếu RBS lao dốc gần 10%.
Theo giới đầu tư, đồng bảng Anh đã chịu sức ép lớn từ khi mở cửa phiên giao dịch sau động thái từ chức của một loạt bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Brexit Dominic Raab, và mới đây nhất là của Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền Rehman Chishti. Điều này đẩy tiến trình Brexit lún sâu vào tình trạng bấp bênh và dấy lên nguy cơ xảy ra kịch bản "Brexit" cứng.
Nhà phân tích Chris Beauchamp nhận định nguy cơ thỏa thuận Anh - EU dường như bắt đầu trở thành "một kế hoạch thất bại" đang gây áp lực đối với đồng bảng Anh, đặc biệt sau làn sóng từ chức của các bộ trưởng chủ chốt.
Một số nhà phân tích khác cũng lo ngại hàng loạt bộ trưởng khác cũng đưa ra quyết định tương tự và có thể diễn ra một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với vị trí Thủ tướng của bà May.
Chưa đầy 1 ngày sau khi Thủ tướng May thông báo đội ngũ bộ trưởng hàng đầu của bà đã nhất trí với các điều khoản trong bản dự thảo thỏa thuận Brexit, Bộ trưởng Raab và Bộ trưởng Việc làm và hưu trí Esther McVey đã đệ đơn từ chức do bất đồng quan điểm.
Trong tuyên bố của mình, Bộ trưởng Raab nhấn mạnh: "Với lương tâm của mình, tôi không thể ủng hộ các điều khoản được đề xuất" cho việc Anh rời khỏi EU. Ông Raab là Bộ trưởng phụ trách Brexit thứ hai từ chức trong năm nay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Việc làm và hưu trí McVey đã đệ đơn từ chức chỉ một giờ sau đó với lý do thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May không tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu ý dân hồi năm 2016.
Sự ra đi của hai bộ trưởng trên cùng với các quan chức cấp cao khác đã làm cho bộ máy chính phủ vốn bị chia rẽ của Thủ tướng May rơi vào khủng hoảng. Bất ổn chính trị đang đe dọa thỏa thuận Brexit mà bà May đã mất rất nhiều công sức mới đàm phán được với EU.
Bản dự thảo này bao gồm ý tưởng thiết lập một "lưới an ninh" nhằm tránh khả năng tái lập đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh với Cộng hòa Ireland; toàn bộ Vương quốc Anh sẽ ở lại trong liên minh thuế quan với EU và một liên kết đặc biệt cũng sẽ được quy định thêm cho Bắc Ireland trong giai đoạn chuyển tiếp dự kiến kéo dài đến khi các cuộc thảo luận về mối quan hệ thương mại trong tương lai giữa hai bên được hoàn tất.
Hiện bản dự thảo thỏa thuận Brexit cần được Quốc hội Anh thông qua. Tuy nhiên, đây được dự báo là một tiến trình đặc biệt khó khăn. Khoảng 40 nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền tuyên bố sẵn sàng bỏ phiếu chống bản dự thảo thỏa thuận. Để thông qua được thỏa thuận, Thủ tướng May cần được sự ủng hộ của ít nhất 320 trong số 650 nghị sỹ tại Hạ viện.
Trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là tới thời điểm Anh rời khỏi EU vào tháng 3-2019, song một loạt quyết định từ chức của các quan chức cấp cao đã đặt chiến lược Brexit của Thủ tướng May vào thế bấp bênh.
Không những vậy, nữ Thủ tướng này còn có nguy cơ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do lãnh đạo của nhóm nghị sỹ có quan điểm cứng rắn ủng hộ Brexit, ông Jacob Rees Mogg, đề xuất.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trên sẽ được tiến hành nếu 48 nghị sỹ đảng Bảo thủ viết thư có nội dung tương tự. Thủ tướng May có nguy cơ phải từ chức nếu 158 trong số 315 nghị sỹ bỏ phiếu chống lại bà.
Nếu bà vượt qua được cuộc bỏ phiếu, bà sẽ duy trì chức Thủ tướng và không bị đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm trong một năm. Ngược lại, bà sẽ phải từ chức và không thể tham gia tái tranh cử.
Mỹ tiếp tục thâm hụt ngân sách nặng nề, lên tới hơn 100 tỷ USD
Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên đến hơn 100 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua, tháng đầu tiên của năm tài khóa 2019. Trong báo cáo được công bố ngày 13-11, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong tháng vừa qua, mức thâm hụt của nền kinh tế đầu tàu thế giới đã tăng 59% so với 63 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi tiêu của chính phủ đã tăng trên 18% so với năm ngoái, trong khi tổng thu chỉ tăng hơn 7%. Ba lĩnh vực có tổng chi cao nhất trong tháng 10 là an sinh xã hội (84 tỷ USD), quốc phòng (69 tỷ USD) và chăm sóc y tế (53 tỷ USD).
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cũng cho thấy tổng số tiền lãi phải trả cho nợ công trong tháng 10 là 32 tỷ USD, cao hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ trên dự tính thâm hụt ngân sách có thể sẽ lên mức 1.085 tỷ USD cho cả tài khóa, mức cao nhất kể từ tài khóa 2012. Báo cáo trước đó của Bộ Tài chính cho biết thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2018 kết thúc vào ngày 30-9 chỉ là 779 tỷ USD.
Trong tài khóa này, ngân sách Mỹ thu về 3.300 tỷ USD, song bội chi tới 4.100 tỷ USD. Điều này đã khiến mức thấp hụt ngân sách tăng 17% - mức cao nhất kể từ năm 2012. Tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thâm hụt ngân sách Mỹ trong tài khóa 2018 tăng tới 9%, tăng mạnh so với mức 3,5% ghi nhận trong tài khóa 2017. Trong khi đó, mức thâm hụt ngân sách trung bình trong 40 năm qua của Mỹ là 3,2% GDP.
Thâm hụt ngân sách gia tăng một phần vì kế hoạch cắt giảm thuế trị giá 1.500 tỷ USD trong 10 năm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo đó cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Tháng 12-2017, dự luật cải cách thuế lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây của Mỹ đã được Quốc hội nước này thông qua. Đây được xem là thắng lợi pháp lý quan trọng nhất mà ông Trump đạt được trong 11 tháng sau khi nhậm chức, giúp ông hiện thực hóa cam kết trong các chiến dịch tranh cử.
Theo luật này, các doanh nghiệp của Mỹ đã được giảm mạnh từ mức 35% còn 21%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được khấu trừ ngay lập tức tiền thuế đối với nhiều khoản đầu tư mới. Chính phủ Mỹ cho rằng việc cắt giảm thuế về lâu dài sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Mỹ, từ đó đưa đến nguồn thu lớn hơn.
Tuy nhiên, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) đã cảnh báo thâm hụt ngân sách đang gia tăng có thể đẩy nợ công của Mỹ tăng mạnh trong vòng 30 năm tới, nếu không thay đổi các quy định pháp luật hiện hành.
Theo cơ quan này, quy mô nợ công của Mỹ có thể chạm mức 100% GDP vào cuối thập kỷ tới và tăng lên 152% GDP vào năm 2048, chạm mức cao nhất trong lịch sử nước này./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind  (20/11/2018)
Các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ  (20/11/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Ấn Độ Nath Kovind  (20/11/2018)
Tuyên bố chung nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Ấn Độ  (20/11/2018)
Họp Quốc hội: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật  (20/11/2018)
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm