Bộ trưởng Công Thương: ‘Bước tiến ở đây không đơn thuần chỉ là con số'
Xuất khẩu vượt xa dự báo
- Nhìn lại bức tranh năm 2017, Bộ trưởng có thể nói thêm về những dấu ấn đã đạt được?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Trong Hội nghị tổng kết cuối năm của ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã thông báo đây là năm đầu tiên mà 13 chỉ tiêu vĩ mô của đất nước đều đạt được kết quả trọn vẹn, trong đó có những chỉ tiêu vô cùng quan trọng như: GDP đạt 6,81% so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là 6,7%.
Bên cạnh đó, hàng loạt chỉ số khác cũng rất có ý nghĩa trong lĩnh vực công thương như: tăng trưởng xuất khẩu đạt 21,3%, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên vượt lên 214 tỷ USD với trên 29 thị trường bán kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Mục tiêu kép của xuất nhập khẩu cũng rất ấn tượng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng ta suất siêu với con số lên tới 2,76 tỷ USD. Đặc biệt, chúng ta đã được chứng kiến sự trỗi dậy, vươn mình của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước với mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 13% và nhóm ngành hàng nông sản, thủy sản có múc tăng trưởng rất tốt.
Điều này cho thấy sự cải thiện rất đáng kể về năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước cũng như khả năng tiếp cận thị trường. Trong đó, phải kể đến những nỗ lực của chúng ta trong khai thác và phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam mới ký kết.
Ngoài ra, chúng ta cũng nhìn thấy, trong lĩnh vực công nghiệp, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tốc độ cao đạt 14,5% đã góp phần giúp cho công nghiệp đạt 9,7% trong năm 2017, vượt xa con số cùng kỳ năm trước 7,4%. Đó là những nhân tố rất cơ bản đóng góp cho GDP cả nước tăng trưởng 6,81%.
Nếu chỉ nói đơn thuần ở những con số, nhưng theo đánh giá của tôi, điều này chưa bộc lộ, toát hết lên được ý nghĩa của một năm nỗ lực rất lớn của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị của chúng ta.
Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến sự quyết liệt trong điều hành của Chính phủ với mục tiêu rất nhất quán về tăng trưởng cúng như gắn với những nỗ lực để thực hiện các cải cách như cải cách hành chính, thể chế, cải cách môi trường kinh doanh... và có thể nói đã có một sự đồng hành từ nhận thức đến triển khai ở các lĩnh vực, một số bộ ngành.
Quyết liệt trong cải cách hành chính
- Vấn đề cải cách hành chính cũng là một điểm nổi bật của ngành, Bộ trưởng có thể nói thêm về sự quyết liệt này?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Với nỗ lực rất lớn, lần đầu tiên “siêu bộ” Công Thương đã chủ động cắt giảm từ 35 đơn vị đầu mối trong bộ xuống còn 30 đơn vị. Và đặc biệt, để giảm bớt mức độ cách biệt trong thủ tục hành chính, Bộ đã giảm tới 72 phòng trong các Cục, Vụ tức là giảm đến 35%.
Trong quyết định 4846 của Bộ Công Thương, chúng tôi đã quyết tâm và triển khai thực hiện khi cắt giảm tới 123 thủ tục hành chính, chưa kể đến việc đưa các thủ tục hành chính sang dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 2-4 với mức độ ngày càng tăng hơn nữa, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thuận tiện, hiệu quả, minh bạch, công khai đối với người dân doanh nghiệp.
Điểm chốt cuối cùng là câu chuyện 3610A trong việc cắt giảm những quyết định kinh doanh để việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ đặt ra trong môi trường kiến tạo để hỗ trợ cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường và với việc cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh chiếm 55% điều kiện kinh doanh mà ngành Công Thương đang quản lý.
Có thể thấy, bước tiến ở đây không đơn thuần là con số, quan trọng là trong phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước thì cách tiếp cận mới với những điều kiện kinh doanh tạo thuận lợi cho việc khai thác thị trường của các doanh nghiệp.
Từ đây, tạo cho chúng ta một định hướng, một nhận thức rõ ràng về cơ chế và hình thức quản lý nhà nước, tức là một nhà nước từ quản lý của tiền kiểm chúng ta sẽ chuyển mạnh sang hậu kiểm với việc xây dựng hệ thống các quy chuẩn tiêu chuẩn, vẫn đảm bảo được hiệu lực quản lý nhà nước nhưng theo nghĩa giải phóng nguồn lực sản xuất, tạo điều kiện ổn định, đảm bảo những yêu cầu chung chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, cũng như khía cạnh khác liên quan đến lợi ích người tiêu dùng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Vậy theo Bộ trưởng, ngành công thương sẽ làm gì với những lộ trình, bước đi trong thời gian tới để đạt các chỉ tiêu mà Chính phủ và Quốc hội giao cho ngành?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Trước tiên, chúng ta phải khẳng định rằng, quan điểm để hội nhập của chúng ta có những bước chuyển rất căn bản. Đó là một nền tảng nhất quán và xuyên suốt theo quan điểm của Đảng. Chúng ta đã cụ thể hóa nó, đưa ra một yêu cầu mới bằng “chủ động hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới”. Trong đó, hội nhập kinh tế thế giới là then chốt, đây là những câu chữ tưởng đơn giản nhưng mang ý nghĩa nội hàm rất quan trọng.
Năm 2017 đã chứng kiến bước đi của chúng ta trong tiến trình chung nhưng được đặt lên ở mức độ rất cao bằng những kỳ đàm phản của hiệp định TPP12 và sau đó là TPP11 sau khi Hoa kỳ rút ra khỏi TPP, đồng thời chúng ta cũng chứng kiến các hiệp định thương mại tự do EVFTA cũng đang đi vào những giai đoạn cốt lõi.
Tạo lực đẩy lớn hơn cho doanh nghiệp
- Tuy nhiên, đánh giá cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), theo Bộ trưởng đâu là giải pháp để tạo ra đòn bẩy lớn hơn cho doanh nghiệp nội?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta còn nhiều vấn đề phải đặt ra cho khâu chiến lược mang tính dài hạn lẫn trong nhiệm vụ mang tính cấp thời. Hiện, Việt Nam có độ mở rất cao tới 170% thì đòi hỏi chúng ta phải được tái cơ cấu dựa trên tiêu chí gấp với hội nhập và toàn cầu hóa.
Tôi cho rằng tái cơ cấu chúng ta từ những ngành nghề quan trọng, từ công nghiệp cho đến các ngành về nông nghiệp và xây dựng... đều phải lấy tiêu chí về hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh, đặc biệt là khả năng thích ứng và tham gia giá trị toàn cầu.
Thực tế cho thấy, nếu chúng ta không cỏ khả năng tham gia vào giá trị toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh từ năng suất lao động, giá trị gia tăng mang lại thì chắc chắn chúng ta không thể phát triển, cũng như không đảm bảo được hiệu quả của hội nhập, ảnh hưởng sâu rộng đến nền tảng của đất nước.
Những biện pháp và những giải pháp để chúng ta thực hiện quyết liệt tái cơ cấu và đẩy mạnh tăng trưởng là những nhiệm vụ hàng đầu phải đặt ra trong năm tới. Việc này không thể đi trong 1-2 năm, nhưng phải coi đó là nhiệm vụ có tính cấp thiết, cấp bách phải triển khai quyết liệt ngay từ năm 2018.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải rà soát và điều chính chính sách lại trong một loạt vấn đề. Vấn đề đầu tiên là Nghị quyết trung ương đã đặt ra vai trò quan trọng trong thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và tập thể, cũng như khu vực FDI.
Nhưng ta không xây dựng và phát triển phù hợp với từng thành phần kinh tế thì dẫn đễn đến nhiều thành phần kinh tế trong một nền kinh tế và sức lan tỏa theo hưởng tích cực sẽ khong đạt được. Thậm chí, trong nhiều khía cạnh, hiệu quả trong thu hút vốn đầu tư của nước ngoài sẽ bị phiến diện. Ta đã nhìn thấy được trong thực tế, ta chỉ thu hút được đầu tư ở nước ngoài ở trình độ thấp, thậm chí là lạc hậu và không thân thiện với môi trường, ảnh hưởng đến tính bền vững và phát triển của chính ta.
Chưa kể đến vai trò của vốn đầu tư nước ngoài có tác động như thế nào, có tích cực đến các doanh nghiệp việt nam, doanh nghiệp trong nước và tư nhân có thể tham gia vào chuỗi giá trị của toàn cầu, mà doanh nghiệp FDI có vai trò.
Và Nhà nước đã khẳng định rất rõ là, khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và kinh tế tư nhân được làm tất cả các lĩnh vực có cơ hội (trừ những lĩnh vực bị cấm) và nhà nước phải tạo cơ hội, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế này phát triển.
Công tác tổ chức hội nhập và khai thác những cơ hội của hội nhập tham gia vào chiến dịch toàn cầu hóa phải tiếp tục được nâng lên một tầm mới, bởi chúng ta đã đi một quảng đường rất xa trong bối cảnh trung của toàn cầu hóa như vậy.
Thực tế cho thấy, chúng ta không những phải thực thi kịp thời và có hiệu quả trong nước, tạo động lực mới cho tăng trưởng, mà còn phải tiếp tục cụ thể hóa nó bằng những biện pháp, chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường mới, khuôn khổ pháp lý mới.
Đây cũng là trọng tâm của Bộ Công Thương đã đặt ra trong 2018 và việc này sẽ được cụ thể hóa trong chính sách, cũng như tất cả lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mà chúng ta đã thống nhất quan điểm chính phủ không làm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân và các thành phần kinh tế khác làm, thì chúng ta phải thực hiện các chính sách thực thi làm sao cho hiệu quả cao nhất.
Ví dụ, năm 2017 vừa qua chúng ta đã chứng kiến việc thoái vốn, bán vốn rất hiệu quả như là Vinamilk và Sabeco, tạo ra nguồn thu rất lớn cho Chính phủ. Đồng thời tiếp tục giải phóng, tạo cho các nguồn lực khác phát triển các ngành kinh tế đó phát triển.
Cuối cùng, hai nút thắt rất quan trọng mà tôi cho rằng cần đẩy mạnh đó là, về nguồn nhân lực, chúng ta cần đổi mới nhanh chóng các hệ thống đào tạo để phát triển được nền kinh tế hội nhập.
Tiếp đến là phải hoàn thiện nhanh chóng về cải cách pháp lý, cải cách về hành chính để chúng ta hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Còn những chiến lược về giải pháp hạ tầng, hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế... thì vẫn nằm trong những hoạch định chung và trong nhu cầu phát triển cụ thể trong giao đoạn hiện nay.
- Mục tiêu của chúng ta trong thời gian tới là đưa xuất nhập khẩu đạt 500 tỷ USD, vậy từ phía Bộ Công Thương cần có những thay đổi gì để đặt được mục tiêu này?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tôi cho rằng, việc quan trọng là phải tái cơ cấu nền kinh tế để hướng đến mô hình tăng trưởng bền vững, tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, các cơ sở tăng năng suất lao động để mang lại giá trị gia tăng cao hơn thông qua công nghệ, những nhân tố tổng hợp khác của sản xuất, đầu tư, phát triển bền vững...
Chúng ta không thể quan điểm tiếp tục gia tăng sản xuất, những ngành hàng, sản phẩm chúng ta có lợi thế nhưng chúng ta chưa biết được điểm giới hạn của thị trường, điểm tường tận và đặc tính của thị trường, cũng như nhu cầu của thị trường, kết cấu của thị trường và tính chất cạnh tranh của thị trường đó.
Như sự điều hành của Chính phủ năm 2017 cho thấy, chúng ta phải có những phương án điều hành cụ thể cho từng ngành hàng để thực hiện chiến lược phát triển của từng ngành hàng đó, trên cơ sở hiểu biết thấu đáo vào có những quan điểm chiến lược, phù hợp với nguyên tắc thị trường và kinh tế thị trường.
Dứt khoát bằng mọi giá, phải nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng, cũng như của các sản phẩm và doanh nghiệp của chúng ta.
Như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tái cơ cấu của từng ngành kinh tế, mà chúng ta còn phải đi vào từng cái cụ thể là trong quản lý nhà nước phải có biện pháp chính sách, kể cả việc tiếp tục ban hành những hàng rào kỹ thuật, cũng như những quy định, hướng dẫn về khung pháp lý, để đặt ra các yêu cầu cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có điều kiện vươn lên, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật của mình... Nếu không làm được nhưng điều đó thì chúng ta không thể nào có điều kiện phát triển được, dù đó là thị trường ngoài nước hay ngay ở trong nước chúng ta.
Cuối cùng là làm sao tổ chức có hiệu quả các hoạt động hệ thống quản lý thị trường, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước khác để đấu tranh có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại… đây là yêu cầu đỏi hỏi rất cấp thiết không chỉ của các doanh nghiệp trong nước, thị trường mà của cả người tiêu dùng.
Nếu làm được những điều đó, thì thị trường hơn 100 triệu dân của Việt Nam trong thời gian tới sẽ là cơ sở nền tảng quan trọng không chỉ phát triển để người dân của chúng ta có điều kiện đời sống cao hơn và đảm bảo được yếu tố bền vững phát triển của chúng ta.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn./.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự họp mặt chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày  (19/02/2018)
Giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam ở Nga, Pháp, Mỹ  (19/02/2018)
Khởi sắc các hoạt động du lịch đầu Xuân  (19/02/2018)
Quan hệ đối tác nghị viện: Vì hòa bình, sáng tạo, phát triển bền vững  (19/02/2018)
Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng*  (19/02/2018)
Công nghiệp ôtô Việt Nam: Biến “giấc mơ” thành hiện thực  (19/02/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên