THAM LUẬN HỘI THẢO: Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp đáp ứng sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh
Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ninh đã và đang nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu Quảng Ninh, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Văn hóa của một doanh nghiệp là nền tảng tinh thần vững chắc của doanh nghiệp, là nguồn lực, là sức mạnh cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, Quảng Ninh có trên 17.590 doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đang quản lý trực tiếp và phối hợp quản lý 265.000 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong các cơ quan, đơn vị, danh nghiệp có tổ chức Công đoàn. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh xác định, văn hóa là nền tảng xây dựng tổ chức công đoàn và đội ngũ công nhân lao động tỉnh Quảng Ninh lớn mạnh, từ đó, tạo sức mạnh nội sinh xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đáp ứng sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Bám sát mục tiêu Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 9-3-2018, của Tỉnh ủy Quảng Ninh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn, đơn vị trực thuộc LĐLĐ tỉnh xây dựng và cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU vào chương trình công tác trọng tâm hằng năm phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn địa phương, đơn vị và nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ; trong đó tập trung: (1) Tuyên truyền nội dung xây dựng con người Quảng Ninh phát triển toàn diện; vận động, hướng dẫn đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, cơ quan, đơn vị; xây dựng con người Quảng Ninh “Năng động - Sáng tạo - Hào sảng - Lành mạnh - Văn minh - Thân thiện”; tham gia xây dựng, thực hiện văn hóa cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU. (2) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tác hại của thuốc lá…; (3) Phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ; trong đơn vị, doanh nghiệp gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (4) Nhân rộng các mô hình, các câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa thể thao ở cơ sở, thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia. (5) Phối hợp triển khai các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng xã hội học tập; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; xây dựng gia đình, thôn, khu, xã phường văn hóa. (6) Tham mưu cấp ủy, chính quyền, chuyên môn đồng cấp trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh cho đoàn viên, người lao động; quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động.
Năm 2022, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội nghị phát động Phong trào thi đua đặc biệt trong CNVCLĐ và các cấp công đoàn chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh và chào mừng Đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028. Thực hiện Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, các cấp công đoàn toàn tỉnh đã tập trung triển khai các phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”; phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2023”… Bên cạnh đó, tiếp tục đôn đốc triển khai Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, phấn đấu trong 2 năm 2022 - 2023, đội ngũ CNVCLĐ Quảng Ninh đóng góp ít nhất 12.000 sáng kiến trong công tác phòng, chống dịch, phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động và đổi mới tổ chức, hoạt động của tổ chức công đoàn, góp phần xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ tại doanh nghiệp.
Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, doanh nghiệp văn hóa đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, LĐLĐ tỉnh phối hợp tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh, tuyên dương công nhân trực tiếp có thành tích nổi bật trong lao động sản xuất; tổ chức phát động, triển khai phong trào “Doanh nghiệp giỏi”, “Doanh nhân tiêu biểu”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa”. Giai đoạn 2018 - 2022, đã có 533 lượt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu được công nhận danh hiệu “Doanh nghiệp giỏi”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa”, 218 công nhân trực tiếp tiên tiến tiêu biểu được tuyên dương cấp tỉnh; đã có 14.827 công nhân tiên tiến tiêu biểu được các địa phương, doanh nghiệp tuyên dương, khen thưởng. LĐLĐ tỉnh đã tổ chức diễn đàn“CNVCLĐ với đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh Công nghiệp - Dịch vụ hiện đại” với gần 600 CNVCLĐ tham gia, qua đó kịp thời thông tin về những chủ trương, cơ chế, định hướng của tỉnh đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động. Bên cạnh đó đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động để góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg, ngày 28-12-2021, của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2022 - 2026; Hướng dẫn số 58/HD-TLĐ, ngày 10-5-2022, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về triển khai thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg; Kế hoạch số 58/KH-UBND, ngày 28-02-2022, của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2022 - 2026; Kế hoạch số 33/KH-BCĐ, ngày 28-02-2022 và Công văn số 1265/CV-BCĐ, ngày 22-6-2022, của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Quảng Ninh về việc hướng dẫn triển khai, thực hiện Phong trào “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, LĐLĐ tỉnh đã ban hành hướng dẫn triển khai Phong trào “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2022 - 2026 trong các cấp công đoàn trên địa bàn toàn tỉnh. Căn cứ Hướng dẫn số 69/HD-TLĐ, ngày 24-11-2022, của Tổng LĐLĐ Việt Nam về triển khai thực hiện Quyết định số 1268/QĐ-TTg, ngày 19-10-2022 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030; Kế hoạch số 309/KH-UBND, ngày 30-12-2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện Chương trình“Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để triển khai có hiệu quả Chương trình, LĐLĐ tỉnh đã ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan, lôi cuốn mạnh mẽ sự tham gia của tất cả các quốc gia, dân tộc. Với tính rộng lớn và phức tạp của nó, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ công nhân lao động tỉnh Quảng Ninh; tạo ra cả thời cơ, những tác động tích cực bên cạnh cả những nguy cơ, những tác động tiêu cực đối với đời sống văn hóa tinh thần của đội ngũ công nhân lao động và sự bền vững, phát triển của văn hóa doanh nghiệp toàn tỉnh. Kiên định, thống nhất với quan điểm: văn hóa, con người là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng phục vụ cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh xác định xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần tập trung vào các nội dung: Nâng cao nhận thức sâu rộng về vai trò văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp và ý thức tự hào, tự tôn dân tộc của đội ngũ công nhân lao động. Xây dựng và phát triển nền tảng văn hóa doanh nghiệp gắn với bản sắc văn hóa của tỉnh Quảng Ninh và truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của đội ngũ công nhân vùng mỏ, làm lành mạnh đội ngũ công nhân lao động với tinh thần thượng tôn pháp luật. Nâng cao văn hóa tinh thần, tăng cường thể lực cho người lao động.
Từ đó, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đề ra các giải pháp trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” trong đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng xã hội học tập và Chuyển đổi số toàn diện trong hệ thống Công đoàn và đội ngũ CNVCLĐ toàn tỉnh theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
2. Nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, việc làm, đời sống, tư tưởng CNVCLĐ; tăng cường các giải pháp hạn chế tình trạng doanh nghiệp nợ kéo dài, trốn đóng BHXH, vi phạm chính sách pháp luật lao động. Phối hợp với sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật tại các đơn vị, doanh nghiệp. Kịp thời đề xuất, kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của đoàn viên bị xâm phạm. Tập trung chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn, người sử dụng lao động thực hiện Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn Công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các nội quy, quy chế quản lý trong đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn, giám sát ký kết hợp đồng lao động; thương lượng, đối thoại, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nâng cao hiệu quả thực hiện thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp, trong đó quan tâm nội dung việc làm, thu nhập, đời sống, bữa ăn ca của người lao động.
3. Tổ chức các hoạt động chăm lo xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho CNVCLĐ; tập huấn cho cán bộ công đoàn và công nhân lao động về xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh; kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao ở cơ sở cho cán bộ công đoàn các cấp; phát động phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phong trào người tốt việc tốt, xây dựng các gương điển hình trong công nhân lao động và cán bộ công đoàn. Tuyên truyền, vận động CNVCLĐ chấp hành kỷ luật lao động.
4. Phát huy vai trò của các tổ nòng cốt đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tổ chức Công đoàn Việt Nam, có biện pháp phù hợp phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động đình công trái pháp luật, biểu tình, gây rối, làm mất an ninh, trật tự; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp. Tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành thượng tôn pháp luật cho CNLĐ khu vực ngoài Nhà nước.
5. Triển khai theo hướng đổi mới, thiết thực, có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động, trong tâm là phong trào thi đua: “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”; phong trào “Doanh nghiệp giỏi, doanh nhân tiêu biểu”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, phấn đấu có ít nhất 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích, quan tâm đến cán bộ công đoàn cơ sở, tập thể và người lao động trực tiếp; chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hoạt động sáng tạo, hiệu quả.
6. Tiếp tục triển khai chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030”, thi đua lập thành tích chào mừng đại hội công đoàn các cấp, Đại hội Công đoàn tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, doanh nghiệp, ngành, địa phương.
7. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12-6-2021, của Bộ Chính trị, “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết người lao động. Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng đội ngũ công nhân lao động Quảng Ninh lớn mạnh, ngày càng được trí thức hóa: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao theo tinh thần Kết luận số 79-KL/TW, ngày 23-12-2013, của Bộ Chính trị “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20 về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”./.
Bảo tồn, khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao tại huyện Ba Chẽ  (30/09/2023)
Huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) gìn giữ văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới  (30/09/2023)
Phát triển công nghiệp văn hóa, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững ở Quảng Ninh hiện nay  (30/09/2023)
Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số  (30/09/2023)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp