Quảng Ninh đề xuất xây Trung tâm giao dịch nông sản châu Á - Thái Bình Dương với công suất 3 triệu tấn mỗi năm
TCCS - Ngày 28-12-2021, tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu về tình hình xuất, nhập khẩu nông sản tại vùng biên giới Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đề nghị các bộ, ngành liên quan sớm tạo điều kiện đầu tư xây dựng Trung tâm giao dịch nông, lâm, thủy sản châu Á - Thái Bình Dương tại lối mở Km3+4 Hải Yên để hỗ trợ xuất khẩu nông, lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Theo tỉnh Quảng Ninh, việc đầu tư xây Trung tâm giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản châu Á - Thái Bình Dương có tính chất như một chợ đầu mối để tập kết, giao dịch hoa quả, nông sản, lâm sản, hải sản trực tiếp sang thị trường Trung Quốc với lượng hàng hóa thông qua khoảng hơn 3 triệu tấn/năm tương đương khoảng 8.220 tấn/ngày.
Các hạng mục xây dựng chính gồm điểm tập kết, giao dịch hoa quả, nông sản, lâm sản, hải sản. Cụ thể là, khu kho bảo quản lạnh, khu kiốt giao dịch, khu nhà biên mậu, sân bãi tập kết container, bãi đỗ xe container, khu Trung tâm tổ chức triển lãm, hội nghị kết nối doanh nghiệp, khu trung tâm tài chính quốc tế, khu bãi kiểm tra hàng hóa, kiểm tra liên ngành, các công trình phụ trợ; giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh.
Dự kiến, tổng vốn đầu tư khoảng 2.760 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư hợp tác công tư - đầu tư. Liên quan đến vấn đề tồn đọng hàng hóa ở vùng biên giới do phía Trung Quốc tạm dừng thông quan để phòng, chống dịch COVID-19, tính đến 17 giờ ngày 27-12-2021, lượng hàng nông sản, hoa quả, thủy sản xuất khẩu còn tồn trên địa bàn thành phố Móng Cái là 1.565 container; trong đó, có 1.372 container hàng Việt Nam xuất khẩu, 193 container hàng hoa quả Thái Lan quá cảnh.
Mặc dù phía Việt Nam đã chủ động giao thiệp ở tất cả các cấp để giữ cho lưu thông hàng hóa được thông suốt, nhưng phía Trung Quốc vẫn hết sức quan ngại và chủ động tăng cường thêm các biện pháp và tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu.
Chính phủ, Bộ Công Thương, tỉnh Quảng Ninh cũng như thành phố Móng Cái đã tập trung đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc trước mắt cũng như lâu dài. Dự kiến, từ nay đến tết Nguyên đán, phía Trung Quốc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống, dịch COVID-19 sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất, nhập khẩu. Do đó, nhận định việc khôi phục thông quan từ nay đến 1-1-2022 sẽ chưa được triển khai.
Trước tình hình trên, Ủy ban Nhân dân thành phố Móng Cái đã thực hiện khẩn cấp một số giải pháp linh hoạt thực hiện các giải pháp nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp như: khuyến cáo doanh nghiệp đưa hàng thủy sản vào kho lạnh. Từ 24-12-2021 đến ngày 27-12-2021 đã đưa 158 container thủy sản cấp đông vào kho và hiện nay doanh nghiệp tiếp tục hạ container hoặc đưa hàng vào kho để giải phóng xe. Hiện nay, năng lực bảo quản kho lạnh của thành phố ước khoảng trên 2.500 container 40 feet (khoảng 50.000 tấn), đáp ứng nhu cầu toàn bộ số container hàng thủy sản cấp đông hiện nay là 1.167 container.
Các ngành chức năng vận động doanh nghiệp kinh doanh kho lạnh, bến bãi giảm giá dịch vụ lưu bãi, bảo quản trên tinh thần hỗ trợ các doanh nghiệp như: đồng mức 100.000 đồng/xe/ngày đêm và từ ngày 25-12-2021 tiếp tục giảm 50% và có một số doanh nghiệp đã miễn phí tiền lưu bến bãi; giảm giá bảo quản hàng thủy sản cấp đông từ 60.000 đồng/tấn/ngày còn 30.000- 35.000 đồng/tấn/ngày.
Cùng đó, cung cấp đủ các điều kiện thiết yếu phục vụ sinh hoạt cho lái xe và quản lý giá dịch vụ, không để tăng giá và lây lan mầm bệnh ra cộng đồng; tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, lái xe vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện theo sự điều hành, sắp xếp phương tiện của thành phố nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng ùn tắc cục bộ khi cửa khẩu, lối mở được khôi phục thông quan.
Thành phố Móng Cái cũng khuyến cáo doanh nghiệp đưa hàng hoa quả nội địa vào các tỉnh phía trong để tiêu thụ; chủ động có phương án di chuyển các mặt hàng hoa quả Thái Lan quá cảnh đến các cửa khẩu khác có thể xuất khẩu được hoặc quay lại nơi xuất hàng. Ngoài ra, thành lập Tổ công tác và sẵn sàng phương án hỗ trợ doanh nghiệp tiêu hủy hàng hỏng, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, sắp xếp, phân luồng phương tiện chở hàng luồng xanh và hàng thuỷ sản, hoa quả xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kế hoạch thông quan. Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch tại khu vực cửa khẩu, lối mở.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã ghi nhận sự vào cuộc tích cực của tỉnh Quảng Ninh, của thành phố Móng Cái thời gian qua, sẽ có đánh giá tình hình để có báo cáo Bộ, Chính phủ tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu./.
Hợp nhất các cơ quan báo chí, thông tin cấp tỉnh từ thực tiễn hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh  (26/12/2021)
Tỉnh Quảng Ninh: Nâng cao hiệu quả, phát huy thế mạnh trong hội nhập kinh tế quốc tế  (23/12/2021)
Quảng Ninh rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19  (22/12/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay