Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024
TCCS - Ngày 22-7-2024, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2024), tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Tham dự cuộc gặp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương và Hà Nội. Cùng dự còn có sự hiện diện của 91 đại biểu là các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu đã dành một phút tưởng niệm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, 77 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Đến nay, cả nước đã xác nhận được 9,2 triệu người có công và thân nhân người có công, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng, đồng thuận của toàn xã hội.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, cùng chăm lo, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. Từ năm 2013 đến nay, cả nước đã vận động gần 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ hộ gia đình người có công; xây dựng mới 67.700 căn nhà và sửa chữa gần 45.900 căn nhà tình nghĩa, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 12.700 tỷ đồng; tặng hơn 110.000 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách với trên 403 tỷ đồng; hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn, 2.412 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời.
Công tác xem xét, giải quyết hồ sơ tồn đọng là một trong những kết quả nổi bật trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thời gian qua, với việc đã xem xét, giải quyết dứt điểm hơn 7.000 hồ sơ tồn đọng, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với hơn 2.400 liệt sĩ, hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Đề án 150), được thực hiện chủ yếu với phương pháp giám định ADN và thực chứng. Phương pháp giám định ADN đã triển khai gần 10.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 3.000 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ. Kết quả, đã so sánh đối khớp được hơn 1.000 danh tính liệt sĩ để báo tin về cho thân nhân.
Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng gửi tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng lời thăm hỏi chân tình, tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Trong suốt 77 năm qua, nhất là trong gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, ưu đãi người có công với cách mạng. Các cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước đánh giá cao và biểu dương các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đã tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia tích cực, đóng góp vào công tác thương binh và người có công; triển khai nhiều chương trình có ý nghĩa, trong đó Hội hỗ trợ liệt sĩ đã tích cực tham gia các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, gia đình thương binh liệt sĩ, Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tiếp tục quan tâm thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để người có công, thân nhân liệt sĩ, các gia đình chính sách luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Theo Chủ tịch nước, cần tiếp tục giải quyết tốt các chế độ, chính sách, nhất là công tác giải quyết hậu quả sau chiến tranh, tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ, những trường hợp người có công còn tồn đọng hoặc chưa được hưởng đầy đủ chính sách; quan tâm cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe người cô đơn, không nơi lương tựa; phấn đấu 100% người có công phải có mức trên mức trung bình so với dân cư cùng địa bàn, được hưởng các chế độ, chính sách đầy đủ nhất; quan tâm ưu tiên để giải quyết khó khăn, xóa đói, giảm nghèo cho các đối tượng yếu thế, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo trên cả nước... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện tốt vai trò cơ quan quản lý nhà nước về thương binh, liệt sĩ và người có công. Đồng thời tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, tập trung nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần bù đắp những đau thương, mất mát, hậu quả sau chiến tranh, coi đó là bổn phận, là tình cảm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Chủ tịch nước tin tưởng rằng, với kết quả đạt được trong thời gian qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng luôn được các cấp, ngành, doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, tham gia tích cực, để những người có công với cách mạng ngày càng được chăm sóc chu đáo, cả về vật chất và tinh thần./.
Hà Phương (tổng hợp)
Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu cựu Thanh niên xung phong  (16/07/2024)
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia  (14/07/2024)
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào  (13/07/2024)
Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh  (06/07/2024)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương  (05/07/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển