Việt Nam - Australia nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện
TCCS - Ngày 7-3-2024, tại Thủ đô Canberra, ngay sau hội đàm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese họp báo, thông báo nâng cấp quan hệ hai nước Việt Nam - Australia lên đối tác chiến lược toàn diện.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Australia Anthony Albanese bày tỏ vui mừng đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Australia. Năm 2023, Australia và Việt Nam đã kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao. Thời gian qua, Australia và Việt Nam xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài, tình hữu nghị dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau cũng như tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương cởi mở, ổn định và thịnh vượng. Việc nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện sẽ đưa Australia và Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của nhau.
Việt Nam - Australia nâng cấp quan hệ lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước sâu rộng, thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực, như chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tài nguyên, bao gồm các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, thương mại đầu tư, nông nghiệp, quốc phòng, giáo dục, đào tạo… Thủ tướng Anthony Albanese bày tỏ vui mừng khi mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Australia có thêm một số trụ cột về hợp tác chống biến đổi khí hậu, môi trường và hợp tác về năng lượng, khi cả Australia và Việt Nam đều có cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hai bên cũng thiết lập cơ chế đối thoại thường niên giữa các bộ trưởng về thương mại; thỏa thuận tăng cường giám sát tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường biển; đưa chuyển đổi số, hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo thành một trụ cột mới trong mối quan hệ hai nước.
Hai bên quan tâm thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư để thúc đẩy thịnh vượng về kinh tế giữa hai nước. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Australia năm 2022 đã đạt 25,7 tỷ USD Australia, tăng 75% so với năm 2020. Australia đang thực hiện Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040. Để tăng cường quan hệ kinh tế và tăng cường đầu tư giữa hai nước, Thủ tướng Australia đã công bố tại Melbourne việc mở rộng chương trình hỗ trợ các công ty công nghệ Australia tại Việt Nam có thể tăng cường đầu tư, nghiên cứu hơn nữa những thị trường mới.
Hai bên đã trao đổi, nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; lao động, việc làm; đồng thời thảo luận về tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác để bảo vệ và thúc đẩy an ninh ổn định trong khu vực, trong đó nhất trí một thỏa thuận đối tác về gìn giữ hòa bình; đồng thời nâng tầm đối thoại về an ninh giữa Việt Nam và Australia lên cấp bộ trưởng.
Thay mặt Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng và trân trọng chúc mừng Autralia đạt thành tựu ấn tượng trong phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19, tích cực cải thiện an sinh xã hội cho người dân, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới; chúc mừng Australia tổ chức thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - Australia.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, tại cuộc hội đàm rất thành công, Việt Nam - Australia tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên mức cao nhất - quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khuôn khổ quan hệ mới này sẽ góp phần tăng cường, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Hai bên cũng nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác khu vực và quốc tế; tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt; thúc đẩy đối thoại hòa bình, xây dựng lòng tin giữa các nước; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN; thúc đẩy các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong; đồng thời mong muốn những nơi có xung đột trên thế giới sớm được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tăng cường viện trợ nhân đạo, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương của Liên hợp quốc, hướng đến bảo vệ người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Hai bên thống nhất tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân, doanh nghiệp hai nước đến sinh sống, làm việc và học tập ở mỗi nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Australia đã tạo điều kiện, hỗ trợ học sinh, sinh viên Việt Nam và hơn 350.000 người gốc Việt đang sinh sống, làm việc tại Australia; đồng thời luôn hoan nghênh và tạo thuận lợi cho các công dân, doanh nghiệp Australia sang học tập, làm việc, kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
Nhân dịp này, các cơ quan chức năng của hai nước đã ký kết 11 văn kiện hợp tác quan trọng về quốc phòng, thương mại, năng lượng, giáo dục, khoa học - công nghệ, tư pháp... Hai bên nhất trí giao các cơ quan liên quan chủ động, tích cực triển khai hiện thực hóa. Từ thỏa thuận tới hành động và hiệu quả là một quá trình, phải nghiêm túc thực hiện, sơ kết và đánh giá qua các cuộc gặp, trao đổi giữa hai bên theo các hình thức linh hoạt để làm tốt hơn./.
Hà Phương (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Australia  (08/03/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia  (06/03/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tạo động lực phát triển bứt phá trong năm 2024  (03/03/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Chủ quyền Lương thực và Lâm nghiệp Italia  (02/03/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển