Hội nghị triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2024
TCCS - Ngày 21-2-2024, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì Hội nghị với các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các đảng ủy trực thuộc Trung ương về tình hình thực hiện Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023 và việc xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2024.
Hội nghị diễn ra trong không khí sôi nổi với nhiều ý kiến phát biểu sâu sắc, thiết thực, có chất lượng nhằm góp phần vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày càng hiệu quả hơn.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đánh giá cao các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các đảng ủy trực thuộc Trung ương trong năm 2023 đã tích cực, chủ động chuẩn bị các đề án, báo cáo được phân công trong Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chất lượng nội dung các đề án, báo cáo cơ bản đáp ứng yêu cầu. Ý kiến thẩm định của các cơ quan và ý kiến tham mưu của Văn phòng Trung ương Đảng bảo đảm chất lượng, khách quan, trung thực, trong đó có nhiều ý kiến được đánh giá cao, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đúng đắn, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tuy nhiên, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023 còn có một số hạn chế, cần rút kinh nghiệm, như: Có một số đề án, báo cáo thực hiện chưa bảo đảm tiến độ, chậm hằng quý, hằng tháng, có đề án trong Chương trình phải chuyển sang năm 2024. Nhiều đề án, báo cáo chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, phải chuẩn bị lại; nhiều đề án, báo cáo gửi về Văn phòng Trung ương Đảng còn chậm muộn, chưa đáp ứng yêu cầu thời gian quy định theo Quy chế làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ảnh hưởng đến việc thẩm định, xin ý kiến các cơ quan. Ý kiến thẩm định, góp ý của một số cơ quan chất lượng còn hạn chế, chưa bám sát những nội dung cần xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thậm chí còn sơ sài; thời gian gửi về Văn phòng Trung ương Đảng thường chậm so với yêu cầu, ảnh hưởng đến công tác tham mưu, tổng hợp.
Trong năm 2024, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai yêu cầu các cơ quan liên quan cần phối hợp tốt hơn nữa trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các đề án của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các cơ quan được giao nhiệm vụ cần tập trung, chủ động xây dựng các đề án, báo cáo được phân công; một số đề án khó, phức tạp, nhạy cảm đã tồn đọng từ các năm trước cần tập trung giải quyết dứt điểm theo chương trình đã đề ra. Ưu tiên các việc trong Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các hội nghị Trung ương trong năm 2024 và các công việc quan trọng, cấp bách cần thực hiện trong năm. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương phải nêu cao trách nhiệm, bảo đảm chất lượng văn bản thẩm định, góp ý, văn bản hóa các nội dung sau hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bảo đảm tiến độ./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai chúc tết công nhân môi trường tại thành phố Đà Lạt  (10/02/2024)
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai: Mặt trận Tổ quốc góp phần to lớn cho sự hòa quyện của ý Đảng, lòng dân  (25/01/2024)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên