Việt Nam xếp hạng thứ 61/66 về Chỉ số cạnh tranh Công nghệ thông tin toàn cầu trong năm 2008
Việt Nam xếp hạng thứ 61/66 về Chỉ số cạnh tranh Công nghệ thông tin toàn cầu trong năm 20 Đó là thông tin được Liên minh Phần mềm doanh nghiệp đưa ra tại buổi họp báo công bố Chỉ số cạnh tranh Công nghệ thông tin toàn cầu được tổ chức sáng nay, 24/2 tại Hà Nội.
Đây là năm thứ hai bản nghiên cứu này được thực hiện. Bản nghiên cứu đánh giá và so sánh môi trường công nghệ thông tin của 66 quốc gia nhằm xác định những khu vực mà các quốc gia này cần chú trọng để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành công nghệ thông tin của mình. Theo bản báo cáo này, tốp 20 nền kinh tế đứng đầu về Chỉ số năng lực cạnh tranh công nghệ thông tin vẫn giữ nguyên so với năm trước, nhưng có sự thay đổi về thứ tự. Trong số này có 9 quốc gia tăng hạng và 11 quốc gia khác tụt hạng. 3 trong số 5 vị trí ở top 5 thay đổi, đó là: Đài Loan, Thuỵ Điển, Đan Mạch; top 5 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc về Đài Loan, Ô-Xtrây-li-a, Hàn Quốc, Xin-ga-po và Nhật Bản.
Những thay đổi cơ bản trong bảng xếp hạng năm nay được quyết định bởi ba lĩnh vực chính: môi trường nghiên cứu và phát triển, vốn nhân lực và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Các nền kinh tế đã cải thiện trong các lĩnh vực này không chỉ cải thiện vị trí của mình mà còn tăng cường khả năng của chính họ trong lĩnh vực công nghệ, điều này mang tính quyết định trong việc xác định các thách thức về kinh tế, xã hội.
Bản nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, năm 2008, Đài Loan vươn lên vị trí thứ hai của bảng xếp hạng nhờ thế mạnh về nghiên cứu và phát triển và nuôi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ. Mỹ đứng đầu trên bảng xếp hạng; Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch xếp lần lượt tại các vị trí thứ ba, thứ tư và thứ năm.
Theo bản báo cáo, ngành công nghiệp phần mềm nội địa của Việt Nam đang bắt đầu phát triển và hấp dẫn các công ty của Tây Âu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải duy trì những lực đẩy bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng về lâu dài, làm nền móng cho sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin còn non trẻ.
Thông tin thêm về Liên minh Phần mềm
Doanh nghiệp và Cơ quan Tình báo Kinh tế
* Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động hướng tới xây dựng một thế giới số an toàn và hợp pháp. Các thành viên của Liên minh này bao gồm trên 30 công ty về lĩnh vực công nghệ thông tin như Adobe, HP, IBM, Dell, Microsoft,… * Cơ quan Tình báo Kinh tế là đơn vị thông tin kinh tế của Tập đoàn The Economist, Nhà xuất bản tạp chí The Economist, thông qua mạng lưới toàn cầu với 650 chuyên gia phân tích nhằm đánh giá và dự báo các điều kiện kinh tế, thương mại và chính trị tại 200 quốc gia. |
Hỗ trợ cải thiện điều kiện an toàn lao động  (24/02/2009)
Hỗ trợ cải thiện điều kiện an toàn lao động  (24/02/2009)
Bình Định: Quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy  (24/02/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên