Hội nghị quán triệt, triển khai chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới
TCCS - Ngày 6-7-2023, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 25-5-2023, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đồng chủ trì hội nghị.
Hội nghị được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cùng dự có đại diện các ban, bộ, ngành trung ương; đại diện các cơ quan của Quốc hội; Chính phủ; các thành viên Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, mọi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trước nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Phải nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về giao thông, nhất là đối với cán bộ, đảng viên, cán bộ được giao trách nhiệm trực tiếp. Cán bộ giữ vị trí càng cao, phải càng gương mẫu. Có như vậy mới có thêm động lực, tạo thêm thuận lợi cho trật tự, an toàn giao thông, đáp ứng yêu cầu của Đảng, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Theo đồng chí Trương Thị Mai, điều đáng ghi nhận qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, đó là các cấp ủy, tổ chức Đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng bộ tốt hơn trong triển khai thực hiện. Huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, sự đồng thuận trong nhân dân được nâng cao hơn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đầu tư hạ tầng giao thông. Nhiều mô hình mới, cách làm hay, có hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình đã góp phần tích cực cho việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Trên cơ sở đó, tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết, số người bị thương so với 10 năm trước đây, giảm 37% số vụ, 29% số người chết và 44% số người bị thương. Đặc biệt, gần đây, lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng được giao nhiệm vụ kiên quyết đẩy mạnh việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giao thông. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, trung bình, mỗi ngày xử lý trên dưới 2.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn và tăng cường xử lý phương tiện giao thông vận tải quá khổ, vi phạm trọng tải, tốc độ. Việc kiểm tra, xử lý này góp phần nâng cao hình ảnh chấp pháp của lực lượng được giao nhiệm vụ, góp phần giảm 14,8% số vụ tai nạn giao thông, 16,07% số người chết, 7,19% người bị thương so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, vẫn đang là nỗi lo lắng của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân. Tỷ lệ tai nạn giao thông giảm chưa thật bền vững. Ý thức chấp hành pháp luật trong tham gia giao thông vẫn còn là vấn đề lâu dài. Tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội vẫn đang là thách thức lớn. Đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, phải tiếp tục quyết tâm, có giải pháp mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới để đạt được mục tiêu, yêu cầu đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Phát huy tốt hơn sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, lan tỏa mạnh mẽ hơn tinh thần, nội dung của chỉ thị và phải tạo được sự chuyển biến tích cực, góp phần mang lại sự bình yên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho nhân dân. Những nhiệm vụ, giải pháp trong chỉ thị phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong chương trình của Quốc hội, hai luật sẽ được trình thông qua đó là Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị bổ sung chính sách của Nhà nước đối với trật tự, an toàn giao thông và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, trách nhiệm quản lý nhà nước, xây dựng quy hoạch mạng lưới giao thông. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, sự tham gia của các cơ sở giáo dục - đào tạo, các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, ứng dụng khoa học - công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế; nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phối hợp hành động giữa các lực lượng.
Đề cập đến vấn nạn ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo liên tục, phối hợp chặt chẽ đồng bộ, cũng như nguồn lực để thực hiện. Các địa phương phải thực hiện nghiêm việc di dời trụ sở, trường học, bệnh viện, khu sản xuất lớn ra ngoài khu vực trung tâm, phát triển phương tiện giao thông vận tải công cộng, điều chỉnh quy mô dân số hợp lý, nâng cao năng lực điều hành giao thông, ý thức chấp hành pháp luật.
Với trách nhiệm trước nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước, Thường trực Ban Bí thư mong muốn các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, nêu cao trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, vận động xã hội cùng nhau xây dựng đạo đức và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Trong đó, yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm và gương mẫu trước nhân dân trong vấn đề này. Các lực lượng được giao nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân. Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ phải toàn tâm, toàn ý để mang lại hiệu quả trong quá trình bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Quán triệt một số nội dung cơ bản của chỉ thị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt 4 mục tiêu, yêu cầu, 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Chỉ thị là sự kế thừa, bổ sung và phát triển quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các giai đoạn trước đây, phù hợp với tình hình mới./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Ban Tổ chức Trung ương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023  (30/06/2023)
Ban Bí thư thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên  (28/06/2023)
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai: Quan tâm hơn nữa đến đội ngũ người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số  (28/06/2023)
Đồng chí Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản giữ chức Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật  (21/06/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển