Khẳng định những đóng góp to lớn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
TCCS - Ngày 6-6-2023, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ phối hợp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.
GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cùng các đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị; Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị; Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị; GS, TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đồng chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ, cùng hơn 200 đại biểu đến từ các ban, bộ, ngành trung ương và tỉnh Quảng Trị, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhân chứng lịch sử, lão thành cách mạng.
Hội thảo nhằm làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khẳng định giá trị lịch sử của Khu di tích, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, ý chí kiên cường của dân tộc đối với các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ; đồng thời, cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch; khơi dậy và phát huy sức mạnh nội sinh để xây dựng đất nước và tỉnh Quảng Trị ngày càng giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc.
Hội thảo là hoạt động quan trọng kỷ niệm 50 năm Ngày ra mắt trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (6-6-2023 - 6-6-2023) và hướng tới kỷ niệm 50 năm chuyến thăm lịch sử của lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến vùng giải phóng miền Nam Việt Nam (9-1973 - 9-2023).
Phát biểu đề dẫn hội thảo, GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, cho biết, cách đây nửa thế kỷ, sau khi tỉnh Quảng Trị được giải phóng (1-5-1972), đặc biệt là sau khi Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27-1-1973), nhằm đáp ứng yêu cầu mới của công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chọn vùng đất thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị làm nơi đặt trụ sở.
Ngày 6-6-1973, trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động. Từ khi đặt trụ sở tại Quảng Trị, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thể hiện đầy đủ, toàn diện vai trò của một chính quyền thực sự dân chủ, nhân dân dưới sự lãnh đạo của Trung ương cục miền Nam nói riêng, của Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung; đã triển khai đồng bộ, chặt chẽ mọi hoạt động trên các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao, góp phần lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Cũng trong những năm 1973 - 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã cử nhiều đoàn ngoại giao đi thăm các nước và tham dự nhiều hội nghị quốc tế nhằm vận động các nước ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, khẳng định vai trò to lớn của Chính phủ Cách mạng lâm thời trên mặt trận ngoại giao, nâng cao vị thế, uy tín của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên trường quốc tế.
Với sự chủ động, tích cực trong hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong những năm 1973 - 1975, chúng ta đã xây dựng được một Mặt trận quốc tế rộng rãi ủng hộ Việt Nam - là đòn tiến công chính trị mạnh mẽ phối hợp với tiến công quân sự và đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Về đối nội, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vừa xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, gia tăng ảnh hưởng của Chính phủ ngay trong và sau khi Hiệp định Paris được ký kết, đồng thời đã kiên quyết, mạnh mẽ vạch trần đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Paris, gây tội ác với nhân dân miền Nam.
Ngay trong ngày 6-6-1973, khi trụ sở vừa khánh thành, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, chủ động đề ra nhiều chủ trương, chính sách trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh nhằm xây dựng, củng cố vùng giải phóng và các lực lượng cách mạng vững mạnh về mọi mặt.
Những kết quả mà quân và dân miền Nam đạt được trong những năm 1973 - 1975, cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tạo nên một diện mạo nổi bật, những dấu ấn đậm nét, nhất là trong việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, góp phần tạo thế và lực, tạo tiền đề thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30-4-1975.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, sự kiện trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị khánh thành và đi vào hoạt động vẫn là dấu ấn đậm nét trong hành trình kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân Quảng Trị.
Hội thảo đã nhận được hơn 40 tham luận cùng các ý kiến trao đổi thảo luận tại hội thảo tập trung vào 4 vấn đề chủ yếu: Khẳng định tính tất yếu về sự ra đời và những đóng góp to lớn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; làm rõ những dấu ấn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị; làm rõ những đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đối với những hoạt động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; phát huy truyền thống cách mạng và giá trị Khu di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, xây dựng tỉnh Quảng Trị văn minh, giàu đẹp.
Phát biểu tổng kết và bế mạc hội thảo, đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đánh giá hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong những năm 1969 - 1975, đặc biệt là trong gần 3 năm Chính phủ Lâm thời đóng trụ sở tại miền đất Cam Lộ, Quảng Trị. Đồng chí Lê Quang Tùng đã nhấn mạnh thêm một số vấn đề được trao đổi, thảo luận tại hội thảo, bao gồm:
Thứ nhất, hội thảo đã làm rõ bối cảnh lịch sử, những yếu tố địa chính trị, kinh tế, quân sự và giá trị truyền thống của vùng đất và con người Quảng Trị dẫn đến việc thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được lựa chọn đóng Trụ sở Chính phủ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Thứ hai, hội thảo tiếp tục khẳng định chủ trương đúng đắn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị trong việc quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và khẳng định vai trò và những hoạt động của Chính phủ lâm thời trên các lĩnh vực chủ yếu.
Thứ ba, hội thảo đã nêu bật những đóng góp của quân và dân tỉnh Quảng Trị trong việc bảo vệ Trụ sở của Chính phủ trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thứ tư, tỉnh Quảng Trị phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường; khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Đồng chí Lê Quang Tùng khẳng định thành công của hội thảo sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử; là dịp để củng cố, bồi đắp thêm về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần tiếp thêm sức mạnh, nghị lực và quyết tâm phấn đấu xây dựng, phát triển quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc./.
Đề cương về văn hóa Việt Nam - văn kiện mang tầm cương lĩnh của Đảng ta về văn hóa  (28/02/2023)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự Cuộc gặp quốc tế lần thứ nhất các tạp chí, báo chí lý luận chính trị của các chính đảng, phong trào cánh tả tại Cuba  (18/02/2023)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự Cuộc gặp quốc tế lần thứ nhất các tạp chí, báo chí lý luận chính trị của các chính đảng, phong trào cánh tả tại Cuba  (18/02/2023)
Cơ sở xây dựng triết lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045  (27/01/2023)
Kỳ họp thứ sáu Hội đồng Lý luận Trung ương  (16/12/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển