Công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên khu vực miền Trung - Tây Nguyên
TCCS - Ngày 19-5-2023, tại tỉnh Bình Định diễn ra Hội thảo công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo hội thảo.
Cùng chủ trì hội thảo có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định.
Tham dự hội thảo có các đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn; đại diện lãnh đạo một số trường thuộc 4 tỉnh: Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đắk Lắk,...
Phát biểu khai mạc và đề dẫn tại hội thảo, đồng chí Hoàng Đăng Quang cho biết, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm phát triển đảng viên, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những thanh niên, học sinh, sinh viên ưu tú nhằm tăng cường xây dựng đội ngũ đảng viên trẻ về tuổi đời, có trình độ, trí tuệ, phẩm chất đạo đức tốt, góp phần tạo nguồn cán bộ kế cận bổ sung vào đội ngũ trí thức của đất nước, bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng. Qua các nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn coi phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức đảng, đặc biệt là trong các trường học.
Mục đích của hội thảo lần này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích đúng thực trạng tình hình và tìm những nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đặt ra. Theo đồng chí Hoàng Đăng Quang, với tinh thần cầu thị, những ý kiến tham luận của các đại biểu sẽ được tiếp thu một cách đầy đủ, đây là những vấn đề có giá trị lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng hội thảo.
Giai đoạn 2020 - 2022, tổng số đảng viên được kết nạp là học sinh của khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 4.912 đảng viên. Trong đó, đảng viên nữ chiếm hơn 58%; đảng viên người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 4,5%; đảng viên theo tôn giáo chiếm 0,2%; đảng viên là cán bộ đoàn chiếm hơn 36%; đảng viên là học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế chiếm hơn 38%. Tổng số đảng viên được kết nạp là sinh viên của cả nước có 2.380 đảng viên. Trong đó, đảng viên nữ chiếm hơn 62%; đảng viên người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 6%; đảng viên theo tôn giáo chiếm hơn 1,4%; đảng viên là cán bộ đoàn chiếm hơn 34%; đảng viên có thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học chiếm hơn 67%. Độ tuổi đảng viên 18 - 22 tuổi là 663 đảng viên; độ tuổi đảng viên trên 22 tuổi là 110.
Phát biểu tham luận tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho rằng, muốn có nguồn phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên thì cần phải tìm hiểu, chọn lọc thật kỹ lưỡng những gương đoàn viên tích cực, điển hình. Khi phát hiện rồi, phải có chương trình bồi dưỡng riêng cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng giai đoạn. Đồng chí kiến nghị cần phải xem xét, thay đổi cách đánh giá độ tuổi kết nạp, nên tính theo năm và bỏ cách tính theo tháng.
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy đề xuất, các cấp bộ đoàn phải nghiêm túc trong quá trình chọn lựa đoàn viên, thanh niên ưu tú, có như thế mới nâng cao được chất lượng đảng viên khi kết nạp; thường xuyên tham mưu, đôn đốc, nhắc nhở cấp ủy ghi nhớ danh sách đoàn viên ưu tú được lựa chọn để bồi dưỡng, kết nạp kịp thời khi đủ điều kiện theo quy định, tránh việc chọn xong rồi “bỏ lửng”…
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu ra 12 ý kiến tham luận, tập trung làm rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc kết nạp đảng viên cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, phân tích, đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được; những khó khăn, vướng mắc trong tạo nguồn kết nạp đảng viên tại các cơ quan, nhà trường. Từ đó, đề ra giải pháp, hướng tháo gỡ.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Trương Thị Mai ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên thời gian qua đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm đối với công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên.
Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị, thời gian tới, các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên cần nâng cao hơn nữa khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu; phải cụ thể hóa, đặt ra chỉ tiêu, giao chỉ tiêu, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện; cần quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ thanh niên đi vào con đường trong sáng, lành mạnh, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành để được đứng vào hàng ngũ của Đảng càng sớm càng tốt. Phải xem công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên là quá trình xuyên suốt, liên tục, phải lấp đầy “khoảng trống” nếu không sẽ bị đứt gãy; phải làm sao để quy trình kết nạp phù hợp với đặc điểm, tính chất của thanh niên, chọn điểm rơi hợp lý và coi đây là nhiệm vụ quan trọng.../.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai: Quan hệ Việt Nam - Cuba là tài sản chung vô giá, cần được gìn giữ  (18/05/2023)
Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thăm và làm việc tại Trung Quốc  (29/04/2023)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao quyết định phân công đồng chí Trương Thị Mai giữ chức Thường trực Ban Bí thư  (06/03/2023)
Khai thác, phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế bền vững ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên hiện nay  (01/02/2023)
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng: Công tác dân vận phải bám sát cơ sở, tạo niềm tin trong dân  (06/01/2023)
Tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào  (10/11/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển