Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Lựa chọn bốn chuyên đề giám sát trong năm 2024
TCCS - Ngày 11-4-2023, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 22 sau hai ngày làm việc để cho ý kiến về một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5.
Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ khối lượng công việc từ nay đến Kỳ họp thứ 5 là rất lớn, nhất là công tác lập pháp, trong khi thời gian còn rất ngắn. Do đó, các cơ quan của Quốc hội bám sát chương trình chủ động tiến hành các hoạt động của mình và đôn đốc các cơ quan, tổ chức thực hiện; đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc khẩn trương, nỗ lực cao nhất, phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau hai ngày làm việc rất khẩn trương, tích cực, Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ các chương trình đề ra với 8 nội dung; trong đó có 3 nội dung thảo luận cho ý kiến trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 5 gồm:
- Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
- Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.
- Cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 4; cho ý kiến về nội dung chương trình, cách thức tổ chức Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến quyết định 4 nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể là:
1- Quyết định về việc cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2- Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân.
3- Cho ý kiến về báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội.
4- Xem xét cho ý kiến báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3-2023.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp thứ 22 rất quan trọng để chuẩn bị cho các nội dung của Kỳ họp thứ 5 với khối lượng công việc, nhất là công tác lập pháp, rất lớn và quỹ thời gian còn rất ngắn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội bám sát chương trình dự kiến đã được thông qua để tiến hành các hoạt động của từng cơ quan và đôn đốc các cơ quan, tổ chức thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tại Phiên họp 22 này, các cơ quan vẫn chưa khắc phục được tình trạng chậm gửi tài liệu đến các cơ quan của Quốc hội. Một số nội dung đã có dự kiến trong chương trình phiên họp nhưng do các cơ quan không kịp gửi hồ sơ, tài liệu nên phải rút khỏi chương trình. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan rút kinh nghiệm về vấn đề này.
Sau Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4-2023 trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 12-4-2023, tiếp tục cho ý kiến đối với một số dự án luật để bổ sung vào Chương trình xây dựng pháp luật của năm 2023, 2024; cho ý kiến với các dự án luật sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 tới.
Liên quan đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nếu cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức riêng một buổi, thậm chí một ngày sau phiên họp chuyên đề về pháp luật để có thời gian chỉnh lý, bổ sung sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, kết luận của Chính phủ cũng như tiếp thu những ý kiến đóng góp của các cơ quan hữu quan, nhất là ý kiến của nhân dân. Qua đó thống nhất lộ trình và bảo đảm thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục quán triệt nguyên tắc chung là khẩn trương, nỗ lực cao nhất, phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng với Chính phủ, các cơ quan hữu quan. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chỉ khi các nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, hồ sơ đầy đủ thì mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến để trình Quốc hội, như vậy mới bảo đảm được chất lượng. Những việc chưa thực sự cấp bách hoặc chưa bảo đảm chất lượng thì cần tiếp tục hoàn thiện để Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tại phiên họp thường kỳ tháng 5-2023./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp Đoàn các nghị sĩ Hoa Kỳ  (09/04/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hoàn thiện thể chế về văn hóa phải được tiến hành đồng bộ, kịp thời  (31/03/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển