Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
TCCS - Ngày 9-3-2023, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” họp Phiên thứ hai. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Nhiều thành viên Ban Chỉ đạo phát biểu tại phiên họp đánh giá, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW và các chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. Những thành tựu đó đóng góp quan trọng để đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, có lúc, có nơi, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; tiềm năng sáng tạo của nhân dân chưa được khai thác hiệu quả. Một số chủ chương, chính sách được ban hành nhưng triển khai không tốt, gây bức xúc cho người dân. Chính vì vậy, Nghị quyết 23-NQ/TW phải được tổng kết một cách toàn diện, từ đó tiếp tục thống nhất chủ trương, quan điểm và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện Ban Chỉ đạo đã xây dựng báo cáo và có 5 lần chỉnh sửa, bổ sung để sớm trình Bộ Chính trị cho ý kiến.
Tại phiên họp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung cốt lõi, là tư tưởng mang tầm chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đây là vấn đề càng làm, càng nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn nhiều thì càng minh chứng sự đúng đắn và càng được nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn.
Chủ tịch nước nêu rõ, Ban Chỉ đạo đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình tiếp thu, góp ý để hoàn thiện báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết; đặt ra yêu cầu xây dựng các văn kiện này phải có chất lượng cao, cô đọng, sát thực tiễn; đặc biệt là phải thể hiện sâu sắc hơn mối quan hệ gắn bó giữa các giai tầng trong xã hội, bởi chính sự gắn bó này làm nên sức mạnh của dân tộc.
Nêu một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới; trong đó, xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự là trung tâm, hạt nhân của đoàn kết. Cùng với đó, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền thì bộ máy nhà nước phải trong sạch, vững mạnh. Mỗi cán bộ phải gần dân, sát cơ sở, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm cho mọi người dân đều được tiếp cận một cách minh bạch, công bằng với các điều kiện phát triển. Đây chính là yếu tố vững chắc để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền tảng để đưa đất nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp Phó Thủ tướng Campuchia  (05/03/2023)
Huyện Tiên Yên phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân  (15/11/2022)
Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Quảng Ninh: Phát huy vai trò trung tâm trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc  (14/11/2022)
Gắn kết chặt chẽ và xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (10/05/2022)
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới  (08/03/2022)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc  (15/11/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển