Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Bước vào năm mới với năng lượng mới, khí thế mới
TCCS - Ngày 27-1-2023 (tức mùng 6 tháng giêng), Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ để đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ sau tết.
Dự cuộc họp có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các bộ trưởng, thủ trưởng, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá, Tết Quý Mão năm 2023 đã được tổ chức vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toànt tiết kiệm. Theo đó, trong dịp tết Nguyên đán, công tác phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức thực hiện nghiêm túc. Từ ngày 20 đến ngày 26-1-2023, không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Các đối tượng chính sách, đoàn viên, lao động nghèo, các hộ dân gặp khó khăn đều được chăm lo tết, với tổng số ước tính kinh phí trợ giúp tết của 63 địa phương khoảng 9.500 tỷ đồng, hỗ trợ trên 25 triệu lượt đối tượng.
Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ tết đã được các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh triển khai tích cực từ sớm. Nguồn cung các mặt hàng dồi dào, giá không có biến động lớn; không để xảy ra thiếu hàng sốt giá, nhất là đối với xăng dầu. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong những ngày tết không có diễn biến phức tạp.
Tình hình cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia trong dịp tết an toàn, ổn định. Tuy có xảy ra một số sự cố nhỏ nhưng đã được khắc phục nhanh chóng, bảo đảm cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong dịp tết. Công tác vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và thông tin liên lạc được bảo đảm, tuy có xảy ra ùn ứ giao thông tại một số thời điểm. Sau 7 ngày nghỉ tết Nguyên đán Quý Mão, toàn quốc xảy ra 152 vụ tai nạn giao thông, làm chết 89 người và 111 người bị thương. So với cùng kỳ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giảm 12 vụ, giảm 3 người chết, nhưng tăng 8 người bị thương.
Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và thông tin tuyên truyền được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, chất lượng nghệ thuật cao, tạo nên sắc màu văn hóa đa dạng, hấp dẫn. Các di tích đã được các cơ quan, địa phương chủ động chỉnh trang cảnh quan, tổ chức các hoạt động vui xuân phục vụ du khách.
Công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được tăng cường nên quốc phòng, an ninh được giữ vững, ổn định, không có vụ việc phức tạp xảy ra; tình hình sử dụng pháo trái phép giảm, song vẫn xảy ra tại một số địa phương.
Ngay sau nghỉ tết, hoạt động phát động tết trồng cây và ra quân sản xuất đầu năm được tổ chức rộng khắp.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với ý kiến của các đại biểu; nhấn mạnh tết Nguyên đán 2023 đã được tổ chức đạt mục tiêu mà Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, với một tết an vui, sum vầy, vui tươi, lành mạnh, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm.
Công tác chăm lo, tổ chức vui Xuân - đón tết được thực hiện đồng bộ, đúng, đủ, kịp thời ở tất cả các địa phương; mọi người, mọi nhà đều có tết; an ninh, an toàn, an dân được bảo đảm; tạo ra năng lượng mới, khí thế mới cho cả dân tộc bước vào năm mới 2023. Trong đó có một số nét mới là việc nhiều hoàn cảnh cơ nhỡ được các lực lượng công an, quân đội giúp đỡ; các bữa ăn không đồng được tổ chức tại các bệnh viện; nạn bia rượu được hạn chế...
Về nhiệm vụ trọng tâm sau tết và trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương, bắt tay ngay vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế - xã hội; không tổ chức các hoạt động du xuân, chúc tết làm ảnh hưởng đến công việc, thời giờ làm việc.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cần tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 6-1-2023, của Chính phủ; tạo khí thế phấn khởi, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ đầu năm để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu Quốc gia; triển khai xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Bộ, ngành liên quan rà soát lại việc phân bổ chi từ nguồn tăng thu ngân sách theo hướng tập trung giải quyết những vấn đề cần thiết, như chi cho tiền lương, an ninh, quốc phòng, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội.
Các bộ, ngành, cơ quan, nhất là người đứng đầu phát huy tinh thần trách nhiệm, bắt tay ngay vào công việc từ những ngày đầu, tháng đầu; khắc phục hạn chế, vướng mắc, nhất là khắc phục các khó khăn do tác động từ bên ngoài; đồng thời tạo hành lang pháp lý để giải phóng nguồn lực cho phát triển, trong đó có việc sửa nghị định về kinh doanh xăng dầu.
Các bộ trưởng, trưởng ngành có hình thức và đề xuất hình thức khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức tết Nguyên đán 2023.
Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng, với khí thế mới, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 sẽ cao hơn năm 2022./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội  (28/01/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra dự án đường bộ cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ  (25/01/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cao Bằng cần tập trung phát triển kinh tế vùng biên, kinh tế cửa khẩu  (16/01/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Mọi chủ trương, đường lối đều vì lợi ích của nhân dân  (15/01/2023)
Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đạt kết quả toàn diện, thực chất  (12/01/2023)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bất thường  (30/12/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên