Bế mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX: Chung sức xây dựng Giáo hội vững mạnh trong lòng dân tộc
TCCS - Ngày 29-11-2022, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã bế mạc sau hai ngày làm việc chính thức với việc thông qua Nghị quyết Đại hội IX; ghi nhận những ý kiến phát biểu, tham luận góp ý xây dựng chương trình hoạt động phật sự ngày một hiệu quả và khắc phục những mặt còn hạn chế trong nhiệm kỳ VIII, phân tích các mục tiêu đề ra, thông qua việc tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ 7 phù hợp với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Đại hội đã kêu gọi tăng, ni, cư sĩ, phật tử trong nước và nước ngoài tinh tiến tu tập, thực hành lời dạy của Đức Phật, luôn nêu cao khẩu hiệu “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển” để chung sức, chung lòng xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển, vững mạnh trong lòng dân tộc.
Đại hội cũng kêu gọi tăng, ni, cư sĩ, phật tử trong nước và nước ngoài tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động phật sự ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong hệ thống chính trị chung tay xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, hưởng ứng mạnh mẽ các chương trình hành động, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, truyền thống dân tộc; đưa kết quả của 4 đề án văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Phát biểu bế mạc đại hội, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, dân chủ và trí tuệ, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã hoàn thành xuất sắc toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Đại hội đã thảo luận thẳng thắn, sôi nổi và thông qua các văn kiện của Đại hội, Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII, thống nhất chương trình, mục tiêu, phương hướng hoạt động Phật sự gồm 12 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ IX. Đại hội đã biểu quyết nhất trí với bản Hiến chương sửa đổi phù hợp với thực tiễn điều hành hoạt động Phật sự và phù hợp với luật pháp nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, Đại hội đã suy tôn Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, suy tôn Hội đồng Chứng minh; suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục giữ ngôi vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ 2022 - 2027; thực hiện nghi thức tấn phong 3.342 tăng, ni lên hàng giáo phẩm hòa thượng, ni trưởng, thượng tọa, ni sư.
Đại hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội lần thứ IX làm kim chỉ nam cho các hoạt động phật sự xuyên suốt của các ban, viện trung ương, ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong 5 năm tới, làm tiền đề cho những chặng đường phát triển tiếp theo cùng với sự đi lên của đất nước. “Đại hội đã biểu thị sự thống nhất và ý chí hành động, quyết tâm để toàn thể tăng, ni, phật tử trong nước và nước ngoài trong những năm tới thực hiện thành công mục tiêu chương trình tổng quát Đại hội đã đề ra”, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết.
Để thực hiện thành công các mục tiêu quan trọng đó, Đại hội đã thảo luận và đưa ra các phương thức, biện pháp thực hiện có giá trị định hướng và mang tính chỉ đạo trong suốt quá trình triển khai tổ chức thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển 5 năm tới, với tầm nhìn đến năm 2045.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu khẳng định, với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội đã tập trung vào các mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự được giao nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội. Hội đồng Trị sự khóa IX thực sự là tập thể đoàn kết, hòa hợp trong điều hành phật sự, với số lượng phù hợp, chất lượng được nâng cao, cơ cấu hợp lý, bảo đảm lãnh đạo toàn diện các phật sự; có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, có khả năng quy tụ, đoàn kết tăng, ni, gắn bó mật thiết với đồng bào phật tử, có tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới, lãnh đạo, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập và phát triển.
Thành công của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX mở ra chặng đường mới cho sự trưởng thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong chặng đường hơn 40 năm đồng hành cùng đất nước. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu lưu ý, ngay sau thành công của Đại hội, các ban, viện trung ương, ban trị sự tại các địa phương cần phổ biến tuyên truyền rộng rãi kết quả thành công của Đại hội, nghiên cứu phổ biến nghị quyết, văn kiện của Đại hội. Đại hội cũng nhắc nhở toàn thể tăng, ni, tín đồ phật tử phát huy tinh thần “trưởng dưỡng đạo tâm”, đoàn kết hòa hợp, luôn đặt sự nghiệp “hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh” và trang nghiêm Giáo hội lên hàng đầu, cùng nhau phát triển Giáo hội và xây dựng đất nước hùng cường./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Đổi mới, tăng cường vận động chức sắc tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình: Kết quả và những bài học kinh nghiệm  (15/09/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh  (14/05/2022)
Thông báo Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  (10/05/2022)
Bế mạc Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII  (11/03/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam