Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ 4 Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
TCCS - Ngày 25-7-2022, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo một số bộ, ngành; các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý…
Ngay sau Phiên họp thứ 3, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tập trung hoàn thiện dự thảo Đề án. Với tinh thần dân chủ, cầu thị, tiếp thu, Ban Chỉ đạo đã tổ chức hội nghị 3 vùng lấy ý kiến các thành ủy, tỉnh ủy trực thuộc Trung ương; tổ chức 8 cuộc làm việc giữa Thường trực Ban Chỉ đạo với 9 cơ quan, tổ chức có liên quan. Với các nội dung còn ý kiến khác nhau được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, lấy ý kiến góp ý của nhiều tổ chức, cá nhân liên quan bảo đảm khách quan, dân chủ, trên cơ sở khoa học, bám sát thực tiễn và định hướng phát triển của đất nước trong thời gian tới, từ đó tạo sự thống nhất cao.
Phát biểu tại phiên họp, các thành viên dự họp đều đánh giá cao Ban Chỉ đạo Đề án đã chỉ đạo xây dựng dự thảo đề án công phu, khoa học, kỹ lưỡng, huy động được trí tuệ, tâm huyết của các cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu; nêu được những nội dung cốt lõi từ các chuyên đề do các cơ quan chức năng được giao thực hiện. Dự thảo đề án đã bám sát Cương lĩnh, các văn kiện của Đảng, Hiến pháp 2013 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với nhiều nội dung có tầm nhìn xa. Bên cạnh những vấn đề, nội dung thống nhất cao, các đại biểu đề nghị tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các thiết chế và thể chế nâng cao quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tư pháp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương bảo đảm sát thực tiễn và yêu cầu phát triển…
Lắng nghe các thành viên dự họp nêu ý kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các đại biểu đã tâm huyết, trách nhiệm, làm sáng rõ hơn phương thức quản lý của Nhà nước hiện nay và dài hạn, có tầm nhìn xa; thống nhất cao về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong dự thảo đề án. Chủ tịch nước thống nhất cao với các thành viên Ban Chỉ đạo, khẳng định quá trình xây dựng dự thảo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những thành tựu và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với đó là tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam; bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia, dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và phát huy ngày càng tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch nước nêu một số vấn đề lớn đã được thống nhất cao và cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, trong đó có mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Chủ tịch nước nhấn mạnh, đặc trưng Nhà nước ta luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời bảo đảm các điều kiện để nhân dân làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, trong đó nhấn mạnh vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề án nhấn việc mạnh tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng như củng cố các thiết chế để nhân dân bảo đảm quyền làm chủ.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu lên một số nội dung quan trọng được thảo luận, đó là vấn đề hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vấn đề đổi mới lập pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; vấn đề xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo từng giai đoạn… Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học, đến nay, nhiều vấn đề khác nhau trước đây đã có sự thống nhất cao. Một số các nội dung khác tiếp tục được lấy ý kiến, nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch nước chủ trì hội nghị các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Bắc góp ý vào dự thảo đề án xây dựng Nhà nước pháp quyền  (06/06/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo xây dựng đề án về Nhà nước pháp quyền  (31/05/2022)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số  (26/05/2022)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên