Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
TCCS - Ngày 15-4-2022, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm cấp cao với Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ, lãnh đạo Đảng Nhân dân Ấn Độ Narendra Modi.
Thủ tướng Narendra Modi đánh giá cao ý nghĩa của cuộc điện đàm cấp cao với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúc mừng thành công của Việt Nam trong phát triển đất nước, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế; chúc mừng Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thành công và đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư; chúc Tổng Bí thư mạnh khỏe nhân ngày sinh nhật 14-4 vừa qua. Thủ tướng Ấn Độ khẳng định, Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, đặc biệt là chính sách “Hành động hướng Đông” và bày tỏ tình cảm tốt đẹp đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Narendra Modi thông tin với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tình hình Ấn Độ gần đây, trong đó có việc phục hồi kinh tế, xây dựng chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu trong nước và hướng tới tích hợp với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng các thành tựu của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ giành được dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, trong đó có việc kiểm soát dịch COVID-19 và những thắng lợi gần đây của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) trong các cuộc bầu cử viện lập pháp các bang. Đồng chí Tổng Bí thư ủng hộ vai trò và những đóng góp quan trọng của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới; khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp và phát triển; sự gắn bó sâu sắc về lịch sử và văn hóa, những lợi ích chung trên nhiều vấn đề quốc tế quan trọng làm cơ sở cho mối quan hệ hợp tác và sự ủng hộ hiệu quả lẫn nhau.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với Thủ tướng Narendra Modi một số nét lớn về tình hình kinh tế - chính trị của Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đường lối đối ngoại được Đại hội XIII của Đảng đề ra; nhấn mạnh Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ cả trong khuôn khổ song phương cũng như trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế.
Trong bầu không khí thân mật và hữu nghị kỷ niệm 50 năm hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (7-1-1972 – 7-1-2022), hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ và hiệu quả của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ thời gian gần đây, đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước trong ứng phó với dịch COVID-19. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị, tiếp xúc cấp cao và trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân giữa hai nước; thúc đẩy quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị ở Ấn Độ, trong đó có Đảng Nhân dân Ấn Độ cầm quyền; giao các cơ quan hai nước đẩy mạnh phối hợp để triển khai các chương trình, biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương trên các lĩnh vực hợp tác trụ cột, trong đó khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm tạo điều kiện cho hai nước phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hợp tác quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện đẩy mạnh hợp tác du lịch cũng như các dự án hợp tác trao đổi văn hóa và bảo tồn, trùng tu cụm di sản; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trong các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế… vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á cũng như trên thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình phức tạp hiện nay đề nghị hai nước tăng cường phối hợp để qua quan hệ của mỗi nước với các đối tác và tại các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác khu vực khác, cùng phối hợp để giữ gìn hòa bình, an ninh; đề cao luật pháp quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển.
Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi và chia sẻ lập trường về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về Biển Đông, hai bên nhất trí về sự cần thiết của việc giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia và quyền tự do hàng không, hàng hải. Về tình hình ở Ukraine, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực; mong muốn các bên liên quan thúc đẩy đối thoại, đàm phán để chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên, phù hợp với luật pháp quốc tế, bảo đảm an toàn của người dân, giải quyết các vấn đề nhân đạo.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng gửi lời mời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sang thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp và Thủ tướng Ấn Độ đã vui vẻ nhận lời./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh: Điểm sáng về đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ  (07/04/2022)
Bộ Chính trị họp cho ý kiến về Đề án tổng kết Nghị quyết về phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020  (01/04/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển