Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phát triển hạ tầng giao thông trên tinh thần đổi mới, đột phá tư duy
TCCS - Ngày 1-3-2022, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các địa phương nghe báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án giao thông trọng điểm gồm: Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Dự họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan. Dự họp tại điểm cầu các địa phương có các dự án đi qua có bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, phát triển kết cấu hạ tầng là 1 trong 3 đột phá chiến lược của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có hạ tầng giao thông. Từ đầu nhiệm kỳ, chúng ta đã tập trung chỉ đạo, dành nguồn lực, công sức, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đã và đang thúc đẩy xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đối với 5 dự án giao thông được xem xét lần này đều là những tuyến đường giao thông quan trọng, là tuyến giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các trục giao thông huyết mạch của các vùng, tỉnh, thành phố... Việc triển khai xây dựng 5 dự án này liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều tỉnh, thành phố và nhiều người dân. Do đó, các đại biểu dự họp cần tập trung nghiên cứu, xem xét kỹ càng, nhiều mặt để có kết quả cao.
Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo tóm tắt, báo cáo thẩm định và các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan, tỉnh, thành phố đã thảo luận các vấn đề về quy hoạch, thủ tục pháp lý, huy động nguồn lực; các vấn đề kỹ thuật, tiến độ; chủ đầu tư, quản lý dự án; công tác giải phóng mặt bằng; khai thác không gian phát triển mới do các tuyến đường tạo ra; công tác kiểm tra, giám sát... trong quá trình triển khai các dự án.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, trong nhiệm kỳ 2021 - 2026 cả nước phải hoàn thành khoảng 2.000km đường cao tốc. Chúng ra đang triển khai xây dựng 700km và hôm nay Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương bàn để xây dựng thêm 500km cao tốc nữa. Như vậy, nếu được Bộ Chính trị, Quốc hội thông qua, trong nhiệm kỳ, chúng ta sẽ có khoảng 1.200km đường cao tốc.
Để đạt mục tiêu đề ra, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải có quyết tâm rất cao; nỗ lực phải rất lớn; hành động phải quyết liệt; xác định trọng tâm, trọng điểm cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung nguồn vốn; tổ chức thực hiện phải khoa học, hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, phải rút kinh nghiệm từ những hạn chế, bất cập trong triển khai xây dựng đường cao tốc thời gian trước đây để khắc phục, triển khai tốt hơn đối với các dự án hiện nay và thời gian tới.
Về nguồn vốn đầu tư các dự án, Thủ tướng Chính phủ thống nhất tỷ lệ đầu tư giữa Trung ương và địa phương là 50% - 50%; nguồn vốn từ đầu tư công trong giai đoạn trung hạn, nguồn vốn từ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nguồn huy động khác. Tuy nhiên phải bố trí linh hoạt các nguồn vốn trung ương, địa phương, các bộ, ngành.
Thủ tướng Chính phủ giao các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Lê Văn Thành chịu trách nhiệm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn vốn, bảo đảm tiến độ các dự án. Theo đó, việc bố trí nguồn vốn và tiến độ thực hiện các dự án phải bảo đảm để 5 dự án hoàn thành trong nhiệm kỳ này.
Về cơ chế, chính sách, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện theo các nghị quyết và chủ trương mà Bộ Chính trị, Quốc hội đã quyết định; đánh giá các dự án cũ, mới, tránh tình trạng thay đổi chính sách liên tục; có kế hoạch thu hồi vốn theo quy định. Về chủ đầu tư công đối với 3 dự án đường cao tốc, tuyến đường đi qua địa phương nào thì địa phương đó làm chủ đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, nếu tuyến đường qua sông thì bắc cầu, qua núi thì đào hầm và qua đồng ruộng thì đắp đổ đất; không bám theo các khu dân cư để tránh phải chi phí lớn cho giải phóng mặt bằng và tạo ra không gian phát triển mới.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan quan tâm bố trí đủ nguồn lực; các địa phương phải cam kết triển khai thực hiện các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trước mắt thúc đẩy nhanh công tác kỹ thuật, chuẩn bị đầu tư, giảm tối đa các thủ tục, phiền hà không cần thiết để sớm trình Bộ Chính trị, Quốc hội theo kế hoạch./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Mỗi người dân Việt Nam đều muốn nói lời tri ân đến các thầy thuốc và nhân viên y tế  (28/02/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính sách, pháp luật về đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp  (14/02/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe học đường  (11/02/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển